HOME             Hồi Kư Thơ Nhạc        Nhớ

 

Gọi là bạn th́ xem ra không chỉnh lắm,bởi v́ anh lớn hơn tôi một con giáp. Anh tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh, trung uư biệt phái. Chúng tôi gặp nhau ở trại tù Long Giao thuộc Long Khánh sau khi đă trải qua ba đợt "biên chế".

Nằm bên trái tôi là Mai Chửng, điêu khắc gia. Chửng lúc nào cũng bận rộn với khúc gỗ và que sắt dùng làm dao để khắc những h́nh dáng lạ lẫm, miệng luôn ngậm pipe tự chế dù có thuốc hay không. Chiếc mũ luôn ở trên đầu trừ những lúc đi ngủ. Thời gian này chưa có lao động, mỗi ngày trại chỉ cử một hai đội đi vào rừng cao su mót củi. Cho nên Chửng hầu như không có mặt ở pḥng trừ những bữa cơm hay có hôm trực .
Và bên phải tôi là Hùng, dân Nam Định theo bố di cư năm 54 ,người công giáo, vợ là giáo sư dạy pháp văn, có bốn con. Hùng không đi nhông như Chửng nên chúng tôi chơi thân với nhau rồi trở thành tri kỹ tự lúc nào cũng không nhớ. Hai đứa ăn chung lại nằm kề bên nhau nên chuyện ǵ mà không kể cho nhau nghe. Hùng là mẫu người mô phạm, không đêm nào bỏ sót cầu nguyện, chưa bao giờ nghe hắn văng tục dù cho có bực ḿnh. Những mẫu chuyện ấn tượng ḿnh c̣n nhớ hắn kể, có lần ông em là SQ hải quân về phép lấy xe công xa của Hùng đến những ba uống rượu. Hắn biết được, làm cho ông em một trận và cấm tuyệt không đụng đến xe nữa. Đă từng xuất thân từ QGHC và tốt nghiệp trường Thủ Đức nên con đường quan lộ vững chắc, nhưng v́ tính ngay thẳng nên đến đâu cũng đụng phải tham nhũng rồi cứ phải chuyển công tác cho đến ngày vào tù.
Việc hợp tác đầu tiên là mua một cặp gà từ những người mới chuyển trại từ trại tù Phú Quốc về, những anh chàng này khi về đất liền mang theo rất nhiều gà vịt. Họ bán cả đàn guiltar cẩn sà cừ trông đẹp hơn những cây đàn tự chế ở đây. Tôi có việc để cho gà ăn những con trùng đào khắp nơi trong trại. Trong những lần xuất trại đi đốn củi, ngoài việc t́m nấm,rau dại, khi về luôn kèm theo môt hai ổ mối lũng lẵn trên khúc củi dài đủ cho hai đứa khiêng. Mối là nguồn protein vô tận và là thức ăn khoái khẩu cho gà. Lúc này quân đội vc quản lư, nên chúng tôi không gặp rắc rối trong việc "cải thiện" hoặc mua bán "linh tinh" mà đôi khi c̣n nhắn tin về nhà ...
Gà của chúng tôi lớn nhanh như thổi, mới đấy mà đă cho ra những trứng gà so nhỏ nhít. Chúng tôi vui mừng biết chừng nào v́ từ nay có thể "cải thiện" bữa ăn chờ cho đến khi được thăm nuôi hăy c̣n xa vời vợi. Cho đến một ngày, chúng tôi lúc này đẵ làm quen với lao động. Đội được phân công đi trồng lúa rẩy, chúng tôi hớn hở ra mặt v́ biết rằng gà ở nhà sẽ được vỗ béo bằng những nắm thóc vàng tươi óng ánh. Sau giờ "thông tầm" trở về, rải thóc xuống sân, gà chạy lại mổ lia lịa khiến chủ cũng mát ḷng. Tai hoạ đến ngay sáng hôm sau. Cặp gà mới chiều hôm qua tươi soi sói, bây giờ ủ rũ bước đi không nổi. Chúng tôi tan nát cơi ḷng, chợt Hùng nghĩ ra điều ǵ vụt chạy qua những nhà bên cạnh tim hiểu, hoá ra gà của họ cũng vậy. Thủ phạm là những hột lúa có nhúng chất DDT để khi gieo hạt, kiến hoặc côn trùng khác không ăn. Bài học nhớ đời rất tiếc dù có kinh nghiệm đó nhưng không có dịp thử lại.
Ḍng đời trôi nhanh, người cai tù áo xanh giờ đổi qua áo vàng. Sau lần chuyển trại tôi và Hùng một lần nữa sát cánh đời tù bên nhau. Trải qua nhiều lần chuyển đội chuyển trại hai đứa được biên chế về đội lâm sản phân trại 2 của Z30 D thuộc Hàm Tân Tỉnh Thuận Hải. Ở đội lâm sản chúng tôi luôn làm "thông tầm" (từ của vc có nghĩa đi làm từ sáng đến chiều mới về trại). Làm theo chỉ tiêu, lúc đầu v́ chưa quen nên khá vất vả, chừng hai tháng sau mọi việc quen dần chúng tôi mới có thời giờ "cải thiện". Bạn nào đă từng ở Z30D trước năm 1980 đều cùng tắm chung một con suối lớn. Mùa mưa nó đầy nước đục ngầu, vào hè th́ cạn nước lờ đờ trong vắt khó tắm giặt. Con suối chảy ngoằn ngoèo, mang nhiều cá tôm đă giúp cho bao tử chúng tôi bớt réo gọi. Bên bờ suối chọn nơi hơi vắng vẻ chúng tôi phát quang vài thước đất đào lỗ trồng một giàn bầu, mướp và một ít rau thơm. Để tránh bị hạch hỏi mang đồ cải thiện vào trại, chúng tôi luôn nấu nướng trước khi vào.
Ở Z30D mà chưa được ăn nấm Buông th́ rất là thiếu sót. Nấm Buông là món đặc sản của vùng rừng lá, nó chỉ mọc ra trong kẽ nách của thân và cành mục nát của cây chết mà chỉ có người dân địa phương mới biết để lấy. Nấm Buông ăn không ngon bằng nấm rơm nhưng của trời cho th́ ḿnh cứ hưởng vă lại không mất tiền mua.
Tôi ra tù tháng 8 năm 1980. Chia tay với Hùng mà ḷng buồn vô hạn, t́nh bạn tù làm sao kể siết, tôi nhớ có lần bệnh bao tử hành hạ cả tháng Hùng đă lo cho tôi như một người em không chút lơ là. Có đêm đau quá phải rên khóc Hùng sợ tôi chết nên thúc nhà trưởng gọi cấp cứu... Tuy ăn cùng mâm nhưng bao giờ cũng dành phần nhiều cho tôi, sống trong tù mà có tri kỷ như vậy th́ cũng rất đáng sống.
 

o O o


Sài G̣n Hồi Ức

 

 

Về đến nhà, phố phường xa lạ. Sau năm năm Sài G̣n Ḥn Ngọc Viễn Đông vang danh thế giới, giờ đây khoác lên h́nh bộ mặt nghèo nàn khó tả.
Nhớ lại sáng hôm cầm mảnh giấy ra trại, bỏ lại sau lưng cuộc đời tù tội, rảo bước theo chân bạn tiến về hướng quốc lộ. Đi ngang qua những nương rẫy, hướng mắt về phía nhà lô, nhấp nhô những bạn tù đang lao động ḷng như chùng xuống. Cố gắng, hướng tầm mắt ra xa như cố thu hết những h́nh ảnh cuối cùng nơi tù đày đă giam hăm bao nhiêu người con yêu đất Việt.
Sài G̣n, hai tiếng thân yêu nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, nơi tôi lớn lên trong vận nước nổi trôi theo thời cuộc. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là chiến tranh, khi tôi lên ba tuổi, quân đội Quốc Gia đang đánh đuổi quân B́nh Xuyên rút lui về hướng Rừng Sát thuộc quận Nhà Bè. Nhà của cha mẹ tôi ở ngoại ô Nhà Bè, nên hứng chịu giữa hai lằn đạn. Tôi không biết ḿnh có trí nhớ đặc biệt hay không mà tiếng súng vang rền, tiếng đạn bay rít lên kêu chíu chíu và cứ mỗi đợt đạn nổ, ba tôi lại ấn đầu tôi d́m xuống nước, lúc đó cha con tôi v́ chạy không kịp nên nhảy xuống con lạch gần nhà, tôi nhớ như in những kỷ niệm chiến tranh đầu đời là như vậy.
Sài G̣n tuổi thơ của tôi trôi qua như một ḍng sông êm đềm của những ngày chơi bi, đánh đáo. Hết thả diều quay sang tắm sông, mùa mưa đi vớt cá lia thia cho cá đá. Những ngày dang nắng lén trốn nhà theo mấy đứa bạn đi bắt dế đá rồi v́ về trể bị phạt qú gối học cửu chương ...
Tiếng súng của ngày mùng 1/11/1963 mà người ta đă mượn danh từ "cách mạng" để lật đổ nền đệ nhất Cộng Hoà. Báo chí SG đua nhau kể tội gia đ́nh nghà Ngô như vị quan toà chính trực, để rồi sau đó hụt hẫng triền miên trong biến loạn. Hết đảo chánh, đến chỉnh lư, rồi hội đồng quân nhân cách mạng... Không cần chờ lịch sử phán xét, chắc chắn những kẻ làm sụp đỗ nền đệ nhất Cộng Hoà sẽ chết dần chết ṃn trong hối hận.
Sài G̣n nơi tôi lớn lên trong những năm tháng bất ổn của xă hội. Trên hè phố, người Mỹ xuất hiện mỗi lúc càng đông đăo hơn. Sinh hoạt SG theo đó tăng lên cấp số nhân Mỹ hoá, quán ba mọc lên như nấm, nhạc phương Tây tràn ngập trong sinh hoạt của giới trẻ. Phong trào Hippie xuất hiện, thanh niên để tóc dài như con gái, biểu hiện trên sợi dây chuyền, trên thắt lưng, trên quần jean và tệ hơn nữa là những vết xâm logo phản chiến lúc đó...
Văn nghệ SG cũng thay da đổi thịt, tạm quên đi những văn chương thời tiền chiến. Khởi sắc trào lưu hiện sinh của JP satre, Albert Camus, Francoise Sagan... Các tạp chí Văn nghệ như Bách khoa, Khởi hành, Văn... lần lượt xuất hiện thơ, truyện, tuỳ bút... mang hơi hám chủ nghĩa hiện sinh. Đặc biệt nhất là hiện tượng Phạm Công Thiện, học sinh, sinh viên SG gối đầu nằm những quyển sách như Ư thức mới trong văn nghệ và triết học, Hố thẳm tư tưởng, Mặt trời không bao giờ có thực.... Thú thật kẻ viết bài cho đến giờ vẫn chưa ngộ đươc văn chương của ông .
Nếu Huế có Biến Động Miền Trung th́ SG có những đêm không ngủ, những ngày xuống đường biểu t́nh, băi khoá triền miên. Những Huỳnh tấn Mẫm, Lê hiếu Đằng, Lê văn Nuôi... đă một thời tiếp tay quỷ đỏ phá hoại nền dân chủ c̣n non trẻ của Miền Nam. Những thành phần trí thức Lư quí Chung, Dương Văn ba, Ngô công Đức, Ngô bá Thành, Kiều mộng Thu... Là lũ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Chưa kể đến những tên vc nằm vùng mà sau 30/4 lộ mặt tiêu biểu như Vũ ngọc Nhạ ,Lê xuân Ẩn...
Sài G̣n chỉ biết chiến tranh qua báo chí, truyền thanh và truyền h́nh, nếu như không có vc tấn công vào Tết Mậu Thân, không có khủng bố, ám sát, đặt ḿn và pháo kích... Có lẽ du khách tưởng đây là thành phố thanh b́nh nhất Đông Nam Á, là Ḥn Ngọc Viễn Đông. Đó là niềm mơ ước của thủ tướng Lư Quang Diệu, ông mong đất nước Singapore nhỏ bé được như Miền Nam lúc bấy giờ...

 

o O o


Vượt Biên

 

Về nhà được hơn tháng, gia đ́nh nội ngoại gom góp mỗi người một ít đóng cho người môi giới để tôi vượt biên. Ngày lên đường âm thầm ra đi v́ sợ bị lộ nên không có mục từ giă khóc lóc hay ăn mừng chia tay. Người dẫn đường sau khi nhận mặt, chúng tôi giữ một khoảng cách để khỏi lạc. Tôi và người cậu đi chung nhau.
Xe rời khỏi bến Văn Thánh theo đường lên Biên Hoà rồi quẹo về hướng Vũng Tàu .
Khi xe vượt qua Long Thành, áng chừng ngoài 20 cây số, người dẫn đường bảo xe dừng lại. Chúng tôi xuống xe, vẫn giữ khoảng cách, đi răo bước quanh co từ khu này qua khu khác cuối cùng rôi cũng nhanh nhẹn tấp vào một căn nhà dân. Kể từ lúc này chúng tôi do chủ nhà chăm sóc. Họ dặn ḍ kỹ lưỡng chỗ ẩn nấp, đâu là đường rút lui khi bị lộ ...
Đến chiều có thêm nhóm khách mới ba người như vậy nhà này ém quân đươc 5 người. Chúng tôi đươc chủ nhà cho hay đây là xă Phươc Hoà huyện Bà Rịa. Cơm nước chiều xong trời cũng vừa sụp tối. Người dẫn đường bỗng xuất hiện, đưa chúng tôi nhập vào một nhóm khác, trong bóng tối tôi nhẩm tính được 9 người.
-  Lên đường! Giọng của người chỉ huy, chúng tôi phấn khởi hẳn lên. Tôi rất yêu thích loài vật, thế mà đêm nay tôi bỗng ghét cay ghét đắng những con chó khốn nạn, chúng sủa rống lên muốn bể màng nhĩ mỗi khi đoàn chúng tôi đi qua. Đoàn người âm thầm đi, tiếng chó sủa thưa dần rồi tắt hẳn khi chúng tôi vượt qua một quăng đường dài.
Những đợt gió thổi đến mang theo hơi nước từ sông bốc lên tôi mới hay rằng ḿnh đẵ đến băi tắc xi (tiếng lóng để chỉ chiếc ghe nhỏ chở người từ bờ ra gặp tàu lớn). Chiếc tắc xi vừa vặn cho nhóm 9 người và người lái, ghe mở máy đưa đoàn chúng tôi ra cá lớn. Quanh co luồn lách cũng gần một giờ ghe của chúng tôi mới cặp vào tàu lớn.
Tôi nhanh nhẹn nhảy qua tàu, th́ ôi thôi biết bao nhiêu là người, họ đến trước tôi ngồi đầy dưới khoang tàu. Tôi nh́n ra chung quanh c̣n bao nhiêu là ghe xuồng đang hướng về tàu lớn. Chết rồi sao đông thế, họ đi vượt biên mà giông như đi chợ, điệu này làm sao mà đi đây. Quan sát thấy họ cũng có nhóm an ninh ba bốn tay súng giữ không cho bọn canh me đi chui mà sao chúng cũng có cách lên được tàu. Chưa kịp t́m vị trí thích hợp để ngồi, th́ hàng loạt tiêng AK đồng loạt nổ vang rền, đèn pha của chiếc tàu công an bật lên chiếu sáng rực về phía chúng tôi đồng thời tiếng loa oang oang giữa trời đêm. Thôi hết rồi mộng đổi đời chấm dứt từ đây.
Bây giờ trên tàu không c̣n ai chỉ huy, tài công và toán an ninh cùng bọn đi hôi lợi dụng đêm tối đă nhảy xuống sông và chắc là họ biết đâu là đường về. Chỉ c̣n lại những người đi vượt biên như chúng tôi là ngồi im chịu trận, mặc cho số phận đẩy đưa. Tàu công an cặp sát, chúng cầm súng nhảy qua hỏi:
-  Ai là chủ tàu ?
Có tiếng trả lời: Không biết.
Thằng có vẻ chỉ huy:  Đ M. Đập nó cho tao, nói láo.
Nhiều tiếng lau nhau:  Thật mà, không biết th́ nói không biết.
-  Thằng nào là tài công .
Có tiếng trả lời:  Bọn họ nhảy xuống sông hêt rồi.
Thằng chỉ huy:  Một đứa cầm lái, hai đứa giữ trật tự. ĐM ngồi im! Thằng nào nhúc nhích tao cho bắn bỏ. Tui bây nghe rơ chưa.
Có tiếng trả lời nhát gừng : rơ ... rơ.
Thằng chỉ huy trở về tàu ra lệnh kéo chiếc tàu chiến lợi phẩm trở về huyện Bà Rịa.
Tàu cặp bến,trên bờ xuất hiện thêm một toán công an để giải đoàn tù vượt biên về công an huyện .trên bờ đám dân hiếu kỳ chỉ trỏ:  Vượt biên, vượt biên bị bắt....
Có lẽ họ quá quen thuộc với cảnh này nên nhanh nhẩu nói nhỏ:
-  Có nhắn tin về th́ cho địa chỉ tui nhắn dùm cho...
Lại màn khám xét, họ bắt cởi hết quần áo chỉ trừ cái xà lỏn, là bọn chuyên nghiệp nên chúng khám xét không sót chỗ nào. Tang vật chất cao từng đống .Rồi phân loại đọc tên, tra hỏi doạ nạt thậm chí bạt tay cho những ai trả lời không rơ ràng.
Cuối cùng sau khi phân loại bọn họ băt đầu kêu từng người tách hàng qua một bên. Phần đông là đàn bà con nit ông già bà lăo rồi đên đám thanh niên. Tôi cũng được kêu tên gần như áp chót dưới một cái tên giả mà suưt chút nữa tôi quên mất nếu không có cậu tôi ngồi kế bên nhắc dùm. Sau một màn lên lớp sỉ vả đủ từ, chúng tôi đươc thả ra lư do khoan hồng nhân đạo... Và giữ lại một số người ngoài 3,4 chục tuổi mà chúng t́nh nghi là tổ chức vượt biên trong đó có cậu tôi. Tội nghiệp cho cậu nằm gỡ ghẻ hết cả năm trời mới được thả.
Sau khi trở về nghe nhiều người am tường địa thế họ nói: Xă Phước Hoà quận Bà Rịa là chỗ vượt biên nổi tiếng nhất của tỉnh Đồng Nai, hung thần khắc tinh của dân vượt biên là đại uư công an tên Mười Tốt. Bọn chúng bán băi nhưng đôi khi cũng bắt một vài vụ để lấy điểm và chẳng may có tôi trong chuyến đó.

o O o

Làng Vượt Biên

 

Trở về nhà chừng tháng sau họ lại gọi đi tiếp, vẫn người hướng dẫn cũ, toán chúng tôi có ba người ở cùng một nhà và cũng địa danh Phươc Hoà Bà Rịa. Lần này họ ém quân lâu hơn, nên để giết th́ giờ tôi lân la t́m hiểu.
Phươc Hoà là một địa danh quen thuộc của Bà Rịa, nó nằm trên trục lộ SG đi Vũng tàu, có cơ sở vững chắc từ thời TT Ngô Đ́nh Diệm, hầu hết là người công giáo di cư từ năm 54. Chính ở lư lịch nầy, nơi đây khá an toàn cho việc mua bán băi và là ém quân lư tưởng. Bạn có bao giờ h́nh dung ra môt căn nhà tranh vách đất trông rất thôn giă mà có cả một thế giới thu hẹp.
Tôi hỏi chủ nhà :  Bác ơi! Những tấm h́nh trong này là ai thế bác ?
Như găi đúng chỗ ngứa, ông chủ nhà mở máy:  Đấy đấy! Chúng nó đấy chú em ạ.

Ông đưa tay chỉ với nụ cười rạng rỡ:

-  Đây là thằng cả nhà tôi vượt biên năm 78, đươc tàu Đức vớt nên giờ nó định cư bên Đức. C̣n con ba, thằng tư đi năm 79 th́ được tàu Pháp cứu .Và đây thằng út nhà tôi nó mới 12 tuổi nên tôi cho đi chung với vợ chồng chú năm em tôi. Chúng nó hiện nay ở Úc và c̣n vài người thân họ hàng cũng định cư nước ngoài.

Choáng ngộp với những tấm h́nh từ nước ngoài làm cho tôi xao xuyến trong ḷng. Ư nghĩ thoáng qua trong đầu tôi hỏi liền:

Mà này bác ạ, ngày xưa chắc bác giàu lắm nên bây giờ có tiền cho các em đi hết.
Ông già cười ngắc ngẻo văng cả nước miếng ra ngoài, ông nói:
-  Giàu có ǵ chú ơi! Tụi nó vô "ngăn sông cấm chợ", bắt vô hợp tác xă, mấy năm trước nhà nào cũng đói. Thời may có vụ tổ chức vượt biên, nhà nào liều mạng như tôi nhận chứa người, mỗi đợt ḿnh gởi một hai người. Mà đâu phải đi một lần là êm đâu. Các con tôi có đứa đi cả chục lần mới lọt. Mới đầu c̣n trông ngóng xem nó đi được hay không, riết rồi không trông nữa. Cứ hễ thấy năm mười hôm, không thấy nó nhắn tin từ trên huyện về để đi thăm nuôi là biết nó đi được. Ở nhà chỉ việc chờ tin báo từ bên kia về là xong.
Th́ ra là vậy, đi không mất một xu. Theo ông kể c̣n nhiều điều ly kỳ lắm. Ông nói:
-  Chú nó biết không! Chung quanh đây nhà nào cũng có người đi nước ngoài, trước ở đây an toàn lắm. Toàn bà con "Ri cư" cả, lại cùng một xứ đạo nên dễ tin cậy lẫn nhau. Nhưng bây giờ th́ khó rồi, chúng nó cài người vào trắng đen lẫn lộn cũng khó tin lắm, nên mới xẩy bắt bớ người vượt biên là do chỉ điểm đó chứ.
Tôi thắc mắc: Thế th́ đi hết cả làng à?
-  Cả làng th́ không xuể, nhưng thanh niên th́ đi tuốt tuồn tuột. Ở lại chỉ có chết, không thấy bên Cam Bốt nó đánh nhau chết như rạ đấy à. Ở xă ḿnh cũng khối người chết rồi đấy...
Thấy chuyện không c̣n hấp dẫn, tôi trở về nằm trên vơng đong đưa vừa suy nghĩ mông lung. Đầu óc cứ quay cuồng, những tấm h́nh treo lơ lửng trên vách như tạo niềm cảm hứng giúp tôi bớt nhưng suy nghĩ tiêu cực nhất là sau vụ bị bắt trước đây.
Ngày ém quân thứ hai có thêm ba người nữa, căn nhà nhỏ giờ có vẽ chật chội thêm ra.
Ba người này là chị em bạn d́ với nhau. Sau bửa cơm chiều chúng tôi hỏi thăm nhau.
Cô chị khoảng mười tám hai mươi, nhà ở Phú Nhuận SG, tôi hỏi:
-  Các em đi đây là lần thứ mấy?
Cô chị lớn trả lời:
-  Để coi. Rạch Giá ba lần, Cà Mau hai lần, Vàm Láng G̣ Công tây hai lần, Vũng Tàu một lần. Tính thêm bữa nay nữa là chín lần.
Cô gái bồi thêm:
-  C̣n bị bắt th́ tất cả bốn lần. Nhưng chỉ ở tù có chỗ lâu nhất là hai tháng v́ em khai là vị thành niên, nên nó thả thôi.
Cô có vẻ cởi mở khoe: Các anh chị em đi lọt hết. Số em lận đận đến ngày đi th́ bị bệnh nên ba mẹ không cho đi nếu không th́ bây giờ em ở bển rồi chứ không phải long đong như bây giờ.
Tôi nói như an ủi:
-  Th́ bửa nay cũng đi tiếp, biết đâu chuyến này ḿnh đi trót lọt...
Anh Sáu lớn tuổi nhất trong đoàn có vẻ thành thạo nói:
-  Vượt biên th́ có nguyên tắc của nó, không khi nào được ém quân quá ba ngày. Ở lâu dễ bị du kích phát hiện, nếu không th́ cũng rất tốn kém, nghe nói có nơi họ mua chỗ ém quân mỗi đầu người nó đ̣i cả chỉ vàng, ở lâu th́ nhà cái lấy gi mà ăn.
Quả thật như lời anh Sáu. Tối hôm đó chúng tôi lên đường. Đi chừng hơn nửa giờ, chúng tôi được đưa tới một cánh đồng trống cách đường cái không xa lắm. Người dẫn đường bảo có lệnh án binh ở đây chờ cá lớn đến, nên mọi người t́m chỗ tương đối bằng phẳng để nghỉ chân.
Tôi trải chiếc vơng ở chỗ tương đối không ghồ ghề lắm. Gối đầu lên bọc hành trang mang theo. Nh́n lên bầu trời đầy sao như thấy trước một tương lai không có vẽ ǵ sáng sủa lắm...
Đêm đă gần tàn, xa xa ngoài đường lộ thỉnh thoảng có tiếng xe qua lại. Tôi nóng ruột cứ một lát dùng nón che lửa bật quẹt lên xem giờ, rồi không chịu nổi sự nôn nóng đó phải t́m người tâm sự. Tôi ṃ qua chỗ anh Sáu, th́ ra anh vẫn thức miệng ngậm điếu thuốc. Tôi hỏi thật nhỏ:
-  Bốn giờ rồi, sao chưa thấy nhúc nhích ǵ hết .
Anh trả lời trớt quớt: ĐM, điệu này th́ leo cây là cái chắc.
Chừng nửa giờ sau, người dẫn đường xuất hiện ra dấu cho toán tôi gom lại, hắn nói
-  Tàu bị công an theo dơi nên không vô được, bây giờ bà con tự động trở về chờ gọi đi tiếp. Rồi dẩn chúng tôi ra lộ đón xe về...

 

(c̣n tiếp)

 

 Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved - doangoc341