|| Home  ||  ||

                                        

MỘT QUÃNG ĐỜI

( Những hình trong chuyện chỉ là dẫn giải)

    Trời đã về chiều, đang cặm cụi trong vườn chợt nghe tiếng gọi:

-Anh Năm, ra nhà em Ba mẹ có chuyện muốn bàn với anh.

- Chuyện gì ? Ba mẹ em đã đồng rồi ý sao ?

Đây là lời đối thoại ngắn ngủi giữa em Hoàng con anh chị Thái và tôi, cũng là sự mở đầu của chiếc ghe định mệnh.

Thế rồi hai anh em đánh xe đạp ra nhà anh chị Thái, gặp anh Tư-râu đang ngồi đợi nơi phòng khách, sau khi bắt tay và được anh chị Thái cho biết, Tư-râu là Hải Quân Trung úy, anh sẽ đứng trong ban tổ chức, anh là thuyền trưởng, chịu trách nhiệm tổ chức,lo bãi, và định hướng lái tầu. Anh thái có chiếc ghe buồm, cu Năm ráp máy và ba người đã đồng ý là con tàu chỉ đi từ 32 đến 35 người.

    Mọi việc êm xuôi như dự tính, máy mua của ông Tấn-Hải, ghe kéo lên bờ xảm lại, anh Thái muốn kêu người Tân-Bình vào làm, nhưng tôi phản đối, vì làm như thế sẽ bị lộ, lý do người mình không ác ý, nhưng thích nhiều chuyện, sợ to nhỏ đến tai công-an thì hư sự, anh Thái đồng ý với tôi nhờ người Xuân-ninh là tiện nhất, sẵn đề nghị nhờ anh Triều chịu trách nhiệm kêu người làm và cho cha con anh Triều cùng đi. Thợ máy nhờ anh Tấn con ông Tấn-Hải, được đi một vợ và một con. Mọi sự tiến hành chu đáo, dự trù hai tuần lễ  nữa sẽ khởi hành, nhưng phước bất trùng lai, cảm nhận có sự phản bội nhen nhúm, nên chúng tôi quyết đinh sớm hơn một tuần, nhằm ngày mồng 5 tháng 6 (mùng năm, mười bốn hăm ba, đi chơi cũng sợ huống gì đi buôn). Ngày kỵ nên công-an tưởng chúng tôi cũng tin dị đoan, lúc nguy hiểm lại là lúc an toàn nhất, mọi chuẩn bị được hoàn tất vào lúc 8:oo tối.

    Sáng hôm đó anh Thái, Huệ, Mạnh và tôi cùng xuống cầu Long-Hồ, đứng ở ngoài đường Quốc lộ 1, như những người mua đồ phế thải, để định hướng lần cuối, làm sao đưa người xuống bãi an toàn, xong việc về nhà lo gói ghém một ít thứ cần thiết như quần áo, chanh, lương khô để mang theo xuống ghe tối nay.

    Tôi dục vợ:

  - Lẹ đi em, nhờ chị đem đứa lớn ra ngoài đường trước đi, còn em bế bé Ngân ra sau, nhưng nhớ điểm hẹn bên kia đường, chỗ chuồng heo HTX., "anh sẽ ra sau".

 

Page 02

      Mọi sự hoàn tất, tôi thủng thẳng qua nhà hàng xóm, nừa đùa nửa thật,xin họ cầu nguyện cho.

   - Đi mô đó chú Năm.

   - Vượt biên.

  - Thật không.

   - Thật.

     Tuy nói thật nhưng hàng xóm cứ tưởng tôi dỡn chơi như những lần trước, trên đường đi gặp Phương đầu bự, Chính Túy, cũng những lời đối thoại như trên, nhưng kèm theo một câu với Chính Túy.

  - Mày mà lên phường thọc bậy, coi chừng tao sẽ chọc tiết mày, biết không?

  - Em đâu có.

   Cuối cùng gia đình đã tụ tập ở điểm hẹn, gặp luôn anh chị Thái và mấy cháu nhỏ, tất cả cùng đón xe đi Hòa-Do. tới ngã ba Suối -Cát, vợ chồng tôi và hai cháu  không dám xuống bãi liền vì trời còn sáng, làm bộ đi ngược về hướng Suối cát, khoảng một cây số, có cái quán cóc bên đường, gia đình tôi ngừng lại nghỉ chân, uống nước chanh, mua ít đồ lặt vặt để câu giờ, vì ngồi khá lâu nên chủ quán thắc mắc.

- Vợ chồng anh đi đâu mà tối vậy ?

- Ồ, ông ngoại bị bệnh nặng nên phải vào thăm.

- Thế à.

     Thật là một câu trả lời buông thỏng vô sự. Trời sụp tối, vợ chồng con cái lại lên đường đi vào hướng Suối-Cát một khoảng nữa để đánh lạc hướng ông bà chủ quán, rồi qua bên kia đường quay trở lại hướng cầu Long-Hồ tới điểm hẹn cuối cùng. Vừa tới Quốc lộ 1 thì gặp một tai nạn xe cộ, cũng nhờ tai nạn này mà tất cả những người vuợt biên không bị lộ, vì Công an và mọi người đều đổ xô vào tai nạn, chúng tôi trà trộn vào và tìm cách rời đám đông để đi xuống bãi.

  - Phúc à quăng nón đi em, ban đêm đội nón trắng rất dễ bị lộ.

Vợ tôi dạ một tiến và quăng chiếc nón đang đội, rồi cứ lần mò theo bờ ruộng để đi trời tối như bưng phải cầm tay dắt nhau như người mù.

   -Anh Năm: cái gì kìa.

   -đâu em,

   - kia kìa,

   - Nằm xuống đi em, chúng ta đi lạc đường rồi, chòi canh đầu cầu Long Hồ đó.

 

Page 03

      Thế rồi vợ chồng ngồi lại để định hướng và xem thử động tĩnh ra sao. Chừng mười phút sau, vợ chồng lại dắt nhau về hướng bên phải dọc theo vườn mía để về nhà chứa . bấy giờ là 8: 30 tối.

  Vừa vào tới nhà chứa thì đụng ngay gia đình anh Thái.

- Chú Năm, gia đình tôi phải về...

- sao vậy ?

- Đông quá, hơn 96 người, ghe nhỏ xíu làm sao đi được, gia đình chú muốn đi thì đi, vợ chồng tôi không đi.

- Anh Thái đừng nóng, từ từ mình tìm cách giải quyết.

- Không được.

   Tôi nảy ra ý này là chia đôi hai cánh và được anh Thái mỉm cười chấp nhận.

   - Anh chị và mấy cháu dắt nhau ra phía sau nhà chứa, ngồi ở đó chờ xem sao đã, để em đưa vợ con em vào trong nhà chứa, và sẽ ra coi tình hình.

    - Trăm sự nhờ chú đó, chú Năm.

    - Anh chị bình tĩnh, tin ở em.

Tôi nói thầm bên tai vợ: 

    -  mẹ con em ngồi đây, để anh ra xem thử chiếc ghe có thể đi được không nghe, đừng sợ."

    - Dạ.

 Vừa ra khỏi nhà chứa thì gặp em Hoàng

   - Anh Năm, ba mẹ em đâu rồi ?

   - Ông bà già mày đòi về, anh đang kêu ổng bà ra ngồi sau nhà.

   - Đông quá làm sao đi được anh Năm.

   - để từ từ tính.., trên ghe có bao nhiêu nước, bao nhiêu lương thực và bao nhiêu dầu ?.

   - Thằng chủ bãi kêu mình phải đóng thêm vàng, nó mình lừa nó, kêu nó chứa 35 người mà con số bây giờ lên tới 96 người, nó chỉ cho bốc nước và hai can dầu, còn lương thực nó không cho lấy.

   - thế thì trên ghe có bao nhiêu dầu, có đồ ăn không?

   - Trên ghe đã có hai can dầu, thêm hai can này nữa là bốn, 50 kg gạo và một bao khoai lang khô, một ít sữa.

   - Hoàng à, nếu ra tới hải phận Quốc tế, thì ghe mình xài hết bao nhiêu can dầu?

   - Khoảng 3 can.

   - Đủ rồi, chuẩn bị đi. bây giờ chia họ làm hai cánh. Cánh A ở trong nhà chứa, và cánh B ở ngoài nhà kho. Cánh B là của mình sẽ do cu Minh dẫn đường, cánh A là do em dẫn đường, nên nhớ là cánh này ở lại.

 

Page 04

   - Tại sao không để em dẫn cánh bên này cho chắc ăn.

   - Khổ quá, họ tin em, sẽ chạy theo em. Còn thằng Minh nó nhỏ, không ai tin nó, nên anh mới phân công như vậy, biết không?

   -Dạ biết.

   - Bây giờ em đi qua phía ben kia, anh sẽ vào đưa vợ con anh và Ba me em ra đây, rồi khởi hành khi nhận được lịnh.

   -Dạ.

   - Hoàng à, em nhớ đưa họ đi hình vòng cung, để kéo dài thời gian, cu Minh sẽ đi thẳng để lên ghe trước, Hoàng à, nhớ chạy cho nhanh, đừng để họ theo kịp, nếu không sẽ kẹt hết cả đám.

   - Dạ.

Bàn định xong xuôi, bây giờ là lúc lộn xộn nhất, kẻ chạy tới, người chạy lui, tiến gọi nhau ơi ới, tiếng khóc trẻ nít... Quang cảnh ồn ào như một cái chợ...nhờ Chúa Mẹ che mặt nên không bị lộ, con bé Ngân khóc quá, thằng Thanh sợ bị lộ nên nói:

   - Bóp mũi cho nó chết đi.

   - ĐM. thằng nào nói đó, con của tao khóc, thẳng nào ngon làm thử xem...

   - !!!

   -Anh Năm cho nó uống viên thuốc ngủ đi.

   - Uống rồi nhưng nó không ngủ thì sao"

   - !!!

      Thế rồi mọi sự lộn xộn cũng dần ổn định, trăng đã lên khoảng 2 sào, nhìn đồng hồ gần 1: 30 sáng.

   - Hoàng, Minh chuẩn bị đi

   - Dạ.

         Hai cánh cùng xuất bãi một lần. Nhìn đoàn người đi tìm tự do, dám đánh đổi cả mạng mình với biển cả, mênh mông sóng gió.

   - Phúc à, cái gì đây để anh coi thử, ôi cha, cái đầu con nít, để anh cứu nó lên ghe đã, thằng Thạch, con anh Tư Râu đây mà, em đưa luôn bé Thủy để anh bồng ra ghe.

     Lúc hai đứa nhỏ đả lên ghe, tôi trở lại để đưa vợ và con nhỏ ra thỉ ghe nổ máy chạy.

" Phúc kìa, mất đứa con rồi...bọn nó bỏ mình rồi."

- Làm sao đây anh ?

    Tôi quay bên phải thì may quá, anh Thái còn đây, tôi nắm cánh tay anh Thái và không cho bơi ra.

  - ĐM, cu Năm, thả tao ra.

 

Page 05.

  - Không, anh kêu chúng nó chạy ghe vào, bọn nó bỏ mình rồi, mau lên !

  - Tổ cha mi Hoàng, Minh, nếu không trở lại, tao bắn chết hết...  

  - Kêu nữa đi anh Thái.

  - Mụ Ngôi, bảo thằng Hoàng cho ghe vào đây.

     Và khoảnh khắc sau có tiếng cu Hoàng.

  - Ba ở đâu ?

  -  Tao còn đang ở dưới nước với vợ chồng chú Năm, mau cho ghe vào đây.

  - Dạ...

     Rồi cu Hoàng xuống phòng lái định cho ghe vào cứu cha, nhưng chú Triều không cho.

  - Chú không cho ghe vào, con sẽ đập bể máy.

   Nhìn dáng hùng hổ của Hoàng, chú Triều sợ thằng con có hiếu làm thật, nên đành phải chiều ý thằng cháu, chiếc ghe từ từ quay vào, anh Thái lên ghe cùng vợ chồng tôi. ghe vừa lên tốc độ thì cánh A tràn tới, cũng may là ghe đã bắt đầu chạy, nên không ai theo kịp, tiếng kêu.. tiếng khóc lại nổi lên...

  - Hoàng ơi, ông Thái ơi!, anh Tư ơi cho chúng tôi đi với, đừng bỏ chúng tôi lại.

     Tiếng kêu thật não nùng, nghe tội nghiệp cho họ, nhưng ghe chở đã quá nặng, sắp chìm nên đành phải bỏ họ ở lại, ước chi ghe lớn hơn nữa để chúng tôi sẽ không để một ai ở lại.  Thôi thì người ở lại bình an, tha lỗi cho chúng tôi nhé!  và chiếc ghe từ từ tiến ra cửa Cam Ranh.

   -  Nằm xuống, chui xuống khoang, vất hết lưới và những đồ không cần thiết xuống biển đi.

   - Đếm thử bao nhiêu người.

   Vì kẻ nằm, người ngồi nên chúng tôi đếm mãi mà không có kết quả chính xác, kẻ thì nói 40, 50 người nói 59, 63. Mãi tới lúc ra khỏi cửa CamRanh chừng mấy cây số, mọi người đã ổn định chỗ ngồi, chúng tôi bắt đầu đếm lại, trên ghe có tất cả có 53 người, trong đó 16 dứa con nít và 37 người lớn. Ghe chạy cho tới lúc không thấy bán đảo Cam Ranh, không còn thấy núi đồi mọi người cảm thấy nhẹ gánh lo âu hơn.

  - Có tầu kìa.

  - Coi chừng tầu Liên Xô, chạy tránh đi đề ra tới hải phận Quốc tế hảy hay.

      Chiếc ghe lại đổi hướng và tiếp tục cuộc hành trình.  Bây giờ mới kiểm soát lại những vật dụng trên ghe, Không có Hải bàn, 8 can nước chỉ còn 3, vì lúc khuya đưa lên ghe đã bị bể hết 5 can.

 

Page 06

      Tuy nhiên mọi người vẫn hy vọng vì nghĩ rằng, ra tới hải phận Quốc-tế sẽ được tầu vớt, hy vọng tràn trề vào lòng nhân đạo của thế giới. Ghe chỉ chạy được 24 tiếng thì máy hư, ống dẫn dầu bị bể.

    - Tâm xuống sửa máy đi em.

   - Em đâu có đồ nghề!

   - Thợ máy tại sao không có đồ nghề?

   - Ba em đâu có nói với em

   -!!!

   Thế rồi tất cả mọi người trên ghe đều đọc kinh, lần chuỗi... Ghe thả trôi như vậy một ngày, một đêm... thất vọng bắt đầu tràn ngập tâm tư mọi người.

  - Tâm xuống coi thử có sửa được không em?

   - Để em cố gắng thử.

Với cái kềm và cái mỏ lết, người thợ máy lục đục, lấy dây quai dép, tìm cách nối lại ống dẫn dầu, và mấy tiếng đồng hồ sau, tiếng máy nổ dòn tan khiến mọi người đều sung sướng...và hy vọng lại tràn trề, lại đọc kinh lần chuỗi tạ ơn Đức Mẹ.

     Không có Hải-đồ, không có Hải-bàn...nên phải định hướng bằng mặt trời và sao đêm, buổi sáng ghe chạy theo hướng mặt trời mọc, trời đứng bóng, ghe vẫn chạy nhưng không đinh hướng, khi mặt trời nghiên về phía tây, Tài công mới biết mình chạy sai, phải quay trở lại cho mặt trời ở phía sau tay lái. Ban đêm nhìn sao, gặp đêm trời giông hay mây mù che khuất, chúng tôi phải chạy theo giác quan, nghỉa là thấy mình chạy như vậy đúng, thì cứ chạy, tình trạng lái loanh quanh như vậy trong suốt cuộc hành trình.

   Ghe chạy tới ngày thứ ba, hình như đã tới hải phận Quốc tế. Những chiếc tầu rất lớn chạy qua chạy lại trong tầm mắt của chúng tôi, dấu hiệu cấp cứu SOS được kéo lên, những chiếc khăn trắng cũng được cột lên, những vẫy tay để cầu xin một chút lòng nhân của nhân loại. Nhưng đợt này rồi đợt khác, hy vọng được tầu vớt gần như tiêu tan thành mây khói. Lương thực đã hết, dầu chạy máy cũng không còn, nước uống còn lại chỉ khoảng nửa can, nhờ anh em chia mỗi người một tý để thấm môi. Đói và khát khiến mọi người rã rời, lại đọc kinh và lần chuỗi, niềm tin của chúng tôi lúc này ở cao độ, gần kề sự chết thì đức tin càng mãnh liệt hơn.

    " Lậy Chúa, lậy Mẹ Maria, chúng con là những người có tội, không đáng được Chúa Mẹ thương, chúng con đói khát, có chết chóc cũng đáng tội, nhưng còn 16 dứa nhỏ, chúng nó thật đáng thương, vô tội, xin Chúa và Mẹ đoái thương..."

 

Page 07

 

      Lời kinh cầu đã được nhận lời, và kìa xa xa lại một con tầu xuất hiện.

   - Căng buồm lên đuổi theo.

  Nghĩ cũng buồn cười... chiếc ghe buồm chạy cả tiếng đồng hồ mới được một dặm, lại đuổi theo chiếc tầu chạy cả mấy chục dặm một giờ, đuổi theo bất kể ngang hay dọc sóng, thế rồi tự nhiên, chiếc tàu lớn chạy chậm lại, Chúa và Mẹ đã mờ mắt cho họ trông thấy chúng tôi chăng?!  Chiếc tầu từ từ quay về hướng chúng tôi, mọi người mừng rỡ tạ ơn Chúa, Mẹ. Chiếc tầu càng lúc càng gần. Nó chạy quanh chúng tôi một vòng để quan sát, mọi người trên ghe nhao nhao cầu cứu, khoảng 15 phút sau, không biết trên tầu họ bàn định thế nào, mà chỉ quăng xuống biển những thùng nước và một ít lương thực, xong xuôi chiếc tàu lại quay mũi, thủy thủ đoàn vẫy tay chào, bỏ chúng tôi lại giữa biển cả mênh mông với chiếc ghe gỗ chiều dài chưa tới 8 mét và chiều ngang khoảng 1m 60. không còn dầu để chạy máy, chỉ hy vọng vào hai tấm buồm nhỏ, chúng tôi ngẩn ngơ trước sự phủi tay của nhân loại.!!! Lậy chúa xin cứu chúng con.

  - Lái ghe theo mà vớt lương thực.

Mọi người chợt tỉnh khi nghe tiếng nói của ai đó trên ghe. Chúng tôi trở lại hiện thực, bắt đầu vớt lương thực và nước uống. Anh Vinh , Hoàng, Mẫn và ba Trắng bất chấp sóng gió, cá mập, bất chấp nguy hiểm nhảy xuống nước, vất vả mấy tiếng đồng hồ mới xong công việc.

    - Ai nấy ngồi yên, cho chúng tôi phát.

Lục đục với sự phân chia, cuối cùng rồi cũng xong. mỗi người được ít bánh mì và mấy thỏi kẹo, ai nấy vui vẻ nhận phần mình, còn mấy can nước để uống chung.

  - Phần của gia đình tôi đâu?

Mọi người nhìn lại mới biết gia đình tôi chưa có.

   - Các anh làm ăn kiểu gì vậy?

   - Xin lỗi nghe, bây giờ mỗi người bớt một ít cho gia đinh cu Năm.

   - Đồng ý.

    Thế rồi gia đình tôi cũng được một ít để ăn qua ngày, thương vợ, thương hai đứa con dại, đứa lớn chưa đầy hai tuổi rưỡi, đứa nhỏ vừa tròn 11 tháng tuổi. Thân tôi sao cũng được, nhưng phải tranh đấu và làm cách nào để vợ con tôi được sống.

     Chiếc ghe lại tiếp tục hướng Đông, qua ngày thứ sáu..trên ghe lại không còn lương thực gì, loanh quanh giữa trời biển mênh mông, như con kiến thả vào thau nước.

 

Page.08

     Đói khát và kiệt sức, hôm nay lại gặp cơn giông, mọi người tìm áo mưa để hứng nước, tôi kiếm được một miếng nylon chiều ngang khoảng hai gang tay, chiều dài khoảng hai mét, chồng giữ phía trên, vợ giữ phía dưới để cho nước chảy vào loong sửa, vừa hứng vừa cho vợ con uống, tàn cơn mưa thì còn lại khoảng hơn nửa loong...và cứ thế, hễ thấy mây đen là chờ mưa hứng nước, có nhiều lúc chỉ mưa chỉ lất phất, chúng tôi đã liếm những giọt mưa trên tay mình hoặc trên lưng của những người khác để đỡ khát.

 

    - Chú Năm, còn loong sữa, chú cho hai cháu uống đi.

    - Cám ơn anh Thái.

    - Uống ít thôi em, cho các con uống cầm chừng để cầm hơi.

   Loong sữa được cất lại dưới khoang và sáng hôm sau không cánh mà bay.

   - Đ M anh H. tại sao uống hết mà không chừa lại chút ít cho con tôi.

   - Đói quá... mấy đứa con tao uống hết rồi, xin lỗi nghe.

   - !!!

    - Anh Năm, loong nước đâu rồi lấy cho em và con uống cũng được.

   - Ừ để anh lấy cho, loong nước cũng không cánh mà bay.

   - Phúc ơi, loong nước cũng mất luôn rồi.

    Tội nghiệp cho vợ con tôi, tưởng để dành hóa ra mình ích kỷ, tức quá lại chửi đổng chứ đâu còn sức để làm dữ, đâu còn sức để lật thuyền cùng chết chung, thôi thì mọi sự phó dâng cho chúa và Mẹ.

    Trời nóng như thiêu, mặt trời lại đứng bóng, mọi người đề nghị dừng ghe lại và nhảy xuống biển để tắm, khi ngâm nước, lỗ chân lông sẽ hút nước vào, cơ thể sẽ đỡ bị bị khô và khát nước, có tiếng la thất thanh.

   - A, cá mập cắn chân tôi rồi... cứu tôi với.

   - Đâu đứa nào vậy, cá mập đâu.

   - ha ha...ha giỡn thôi mà.

   - ĐM mày..

Đàn bà và con nít không dám xuống biển nhưng lấy gáo múc nước xối lên người cho đỡ nóng.

   - Ba cho con uống nước.

   - Nước hết rồi...đâu còn nữa con.

   - Nước kìa nhiểu rứa, răng Ba không cho con uống, răng mà Ba ác rứa.

Huệ Mạnh đau lòng quá, múc đại cho con một ca nước biển.

   - Đây này uống đi.

   Thằng nhỏ chụp lấy ca nước làm một hơi, cho tới lúc vị mặn của nước biển thấm vào vị giác nó mới la lên.

 

Page.09

  - Ba đắng quá...hu.. hu.. h...u...

Người cha nhìn con chua xót, biết làm sao hơn...ngậm nùi cho số mạng, không phải cho riêng mình mà cho hết thảy mọi người trên ghe, đang vất vưởng trước sự chết.

    Qua ngày thứ bảy, một cơn giông thật lớn, những đợt sóng cao như núi Đồng-gõ, sóng đưa chiếc ghe lên cao, rồi lại xuống tận cùng vực thẳm, nước xô ập vào ghe, chúng tôi bắt đầu chia nhau tát nước, sóng càng lúc càng dữ, tôi đưa vợ con xuống dưới khoang cho đỡ sợ và bớt lạnh.

   - Phúc à! Nếu ghe chìm thì mấy người ngồi ở trên sẽ bị cá mập ăn trước, còn gia đình mình ở dưới này sẽ chìm sâu xuống đát biển, mồ của gia đình mình là đại dương đó.

   - !!!.

   Nhìn khuôn mặt tiều tụy của vợ và hai con, lòng tôi thắt lại ước gì chiếc ghe chìm ngay, để vợ con tôi khỏi khổ, bây giờ sự chết đã kề bên không còn hy vọng sống xót nữa, nên thần chết không làm tôi sợ, chấp nhận rồi.

   - Chúng mình hãy ăn năn đền tội và dọn mình để được chết lành đi em.

     Vợ tôi im lặng chấp nhận, hai vợ chồng lâm râm cầu nguyện, khoảng hai tiếng đồng hồ sau biển trở lại bình thường, mọi người thở phào nhẹ nhõm, tạ ơn Chúa, chiếc ghe vẫn còn nguyên vẹn, tuy nước đã bắt đầu chui vào ghe qua những rạn nứt do sóng vỗ vào. thế là tôi được đề cử làm trưởng toán tát nước, các em thanh niên như Minh, Cung, Đắc và vài em nữa phải thay phiên nhau tát nước liên tục 24 /24 nếu không ghe sẽ bị chìm. Một chiếc tầu- ngầm nổi lên cách chỗ chúng tôi khoảng một cây số, làm cho ghe của chúng tôi bị lắc lư dữ dội, tưởng là sắp được cứu sống, nhưng chiếc tầu ngẩm lại chìm xuống và từ từ mất dạng. Tối hôm đó lại một chiếc tàu chạy qua, trên tàu không có đèn, nhìn như một chiếc tầu ma. Chiếc tầu cứ đâm thẳng vào ghe chúng tôi, chúng tôi đốt lửa cầu cứu, nhưng dường như họ không nhìn thấy.

   -  Lái ghe tránh mau...

May mà chiếc ghe trở hướng kịp thời theo lịnh anh Tư râu, không thì bị đụng bể nát mất rồi, hú hồn. Chúng tôi cứ chạy như vậy đến ngày thứ mười, các anh tài công trên ghe không thể nào cho ghe vào bờ được, cứ chiều chiều thấy một chiếc tầu đậu cách chúng tôi vài cây số, tối lại đèn đuốc sáng trưng, chúng tôi cố gắng chạy theo suốt đêm, nhưng hình như họ cũng chạy để giữ khoảng cách và sáng hôm sau lại mất tiêu. Chúng tôi lại thấy cả những tầu chở cây chạy khoảng tầm mắt, nhưng chúng tôi không thể lại gần, và không biết hướng nào để lái vào bờ.

 

Page.10

   Gió đông thổi ngược như vậy thì không thể nào chạy vào Phi được.

   - Bây giờ làm sao? Mọi người đã kiệt sức rồi làm sao đây.

   - trở về.... nếu về VietNam thì mấy ngày sẽ tới?

   - Khoảng ba ngày, nhưng mà không được, nếu về thì sẽ bị ở tù rục xương.

   - Chúng ta chỉ hy sinh bảy người đầu não, để cứu mấy chục người còn lại.

   - Không được.

   - Bà con nghe đây, chúng ta không thể tới Phi -luật-Tân được tài công nói chỉ mất ba ngày. Ai muốn về?

       Trên ghe bắt đầu bàn tán xôn xao, cuối cùng mọi người chấp nhận trở về, thiểu số phục tùng đa số, quay về. Thế là anh em hì hục tháo máy ra quăng xuống biển, cu Hoàng lặn xuống lấy chân vịt và cây láp ra rồi lấy vải bịt lỗ hổng lại, chiếc ghe bây giờ nổi lên một chút vì không có máy và số người trên ghe đã sút cân, thuy nhiên vẫn có thể thòng tay xuống nước, nước biển vẫn chảy ra vảo theo lỗ xà qua, hai chiếc buồm lại được kéo lên thang73 lèo trở về Viet Nam. Mọi người lại đọc kinh lần hạt.

    - Mẹ con đau bụng quá.

    - chịu khó đi con

   - đau bụng.

    "Thật đáng kính phục cho tấm lòng yêu con của người mẹ, đến lúc không còn một chút hy vọng nào, sức tàn lực kiệt, vợ tôi nắm tay tôi và nói lời trăn trối.

    - Anh Năm, hảy để cho hai con ngậm vú của em, để may ra những giọt máu cuối cùng của em sẽ nuôi sống hai con thêm vài ngày nữa, và may ra chiếc ghe đến được bến bờ, hoặc được tầu lớn cứu vớt, còn em chắc không qua khỏi. Nếu em đi trước anh hảy thủy táng em. nếu đến được bến bờ tự do, anh hãy cố gắng nuôi dạy con nên người hữu dụng, để hai con mình biết phụng thờ Chúa và giúp ích cho xã hội."

( Tôi xin được vinh danh những bà mẹ Việt Nam có một tấm lòng cao cả như thế.  Không có tình yêu nào cao quí, trọng đại cho bằng tình mẹ dám hy sinh mạng sống mình, hoặc có thể chết để cứu con, cứu người, mẹ yêu con. )

   - Anh đưa con cho em để nó ngậm vú tạm, tội nghiệp con tôi.

      Có khó khăn mới nhìn thấy tấm lòng hy sinh cao cả của người mẹ, đói khát đã làm kiệt sức, vậy mà vẫn cố gắng cho con ngậm vú mình, biết rằng mình không còn súc chịu đựng nữa, nhưng vẫn hy vọng chia cho con mình những giọt máu còn lại trong cơ thể, mong cho con được cứu sống, núm vú đã bị rướm máu vì con, nhưng người mẹ vẫn cam tâm chịu đựng, " Lậy Chúa xin cứu chúng con".

    Ngày thứ mười hai lại gặp một chiếc tàu chạy ngang qua với tốc độ thật nhanh.

   - Ôm can nước nhảy xuống.

      Sau câu nói của anh Vinh,anh ôm can nhảy xuống, Hoàng, Minh( trí), Minh (Thái), Mẫn cùng nhảy theo, chúng tôi thấy thủy thủ đoàn chạy ngược lên phòng lái, và vài phút sau con tầu giảm tốc độ và ngừng lại. Mọi người nằm liệt trên ghe, chiếc tầu từ từ thả bọ xuống, mọi người nhao nhao đứng dậy, để mong được cứu lên trước, Chiếc bo bo đang thả xuống chợt ngừng lại và từ từ kéo lên, bây giờ thì những tiếng la gần như không còn nữa, tim như ngừng đập vì thất vọng.\

 

Page.11

   - WATER...WATER...WATER...

     Đó là những tiếng vọng từ đáy vực chỉ mong họ cho ít nước. cuối cùng tám can nước đã được thả xuống, một ít lương thực cũng được thả xuống theo. Chiếc ghe của chúng tôi có lúc cặp xát chiếc tầu lớn, chiếc tầu đang chở nặng mà đỉnh cột buồm ghe chúng tôi chưa tới vạch đỏ an toàn của nó. Thế mà họ lại dành tâm bỏ chúng tôi ở lại đại dương, với nhửng vãy tay tiễn biệt, mỉa mai thay lòng nhân đạo của thế giới..., chúng tôi lại công tác vớt lương thực.

    - Thằng Minh đâu rồi.

    - nhảy xuống rồi.

   - Thằng nhỏ bơi yếu lắm, ai cứu nó lên giùm đi.

   - Đừng lo anh Thái, để em. Anh cầm đầu giây này, em bơi ra để cứu nó, em cũng bơi rất yếu, nên anh cố gắng giữ giây cho thật chặt để kéo chúng em vào.

    Thằng Minh lên ghe, mọi người cũng hì hục lái ghe theo những thùng hàng và nước để kéo lên, vất vả cả mấy tiếng đồng hồ mới hoàn tất. Kiểm lại người thì mất thàng Hoàng, thằng Mẫn. Bây giờ lại công tác tìm người gió bắt đầu thồi mạnh, những đợt sóng nhấp nhô làm mặt biển lồi lõm rất khó quan sát, trời cũng đã về chiều.

   - Trời ơi! Thằng Hoàng, thằng Mẫn đâu rồi.?

Có tiếng khóc nho nhỏ nổi lên đâu đó trong ghe, như thương tiếc hai em.

    - Thôi mất rồi... cho ghe chạy đi thôi.

Và ghe chuyển hướng quay về Việt Nam, Chạy khoảng 10-15 phút thì kìa kìa bọn nó kìa, mọi người vui mừng nhìn theo hướng tay của anh Vinh và sung sướng nhì thấy hai em. ghe chạy lại gần kéo hai em lên, thằng Hoàng nhận được cái tát thương yêu của Ba, vì đứa con trưởng mất đi nay lại tìm được.

   -Tụi bay có sợ không?

   - Sợ gì, chúng em thấy ghe của mình mà.

   - Tụi bay làm gì ngoài đó.

   - Tụi em lượm được chai rượu và gói mì, hai đứa bơi lại với nhau nhậu lai rai chờ mấy anh đến cứu.

   - May không tụi bay ở lại với cá mập rồi, bọn anh đã cho ghe chạy về may phước.

   - Có Chúa Mẹ giúp đỡ tụi em mà.

 

Page.12

    Giờ thì công tác chia chác đàng hoàng hơn, mọi người được sáu bảy gói mì ăn liền, trên ghe chia làm 5 đội để dễ bề chia nước uống, mỗi đội được hơn một can nước. Mọi người ăn uống xong lại đoc kinh lần hạt tạ ơn Chúa Mẹ " Xin Chúa dẫn chúng con an toàn trở về. Trong lúc chia lương thực, chúng tôi thấy một miếng giấy họ viết như sau:

" Ở đây chờ, chúng tôi bận công tác ở Panama, bảy ngày sau sẽ trở lại vớt.

    Ghe thì nhỏ, giây neo chỉ được vài chục sải, làm sao neo ở đại- dương, thôi thì đành tiếp tục chạy về Quê-hương như dự tính, ghe cứ chạy cho dến ngày thứ 20.

     - Thấy đảo rồi kìa.

     - Cho ghe chạy vào đi.

     Chiếc ghe được lái gần vào đảo san hô, sau đó chúng tôi biết đây là đảo Hoàng-Sa. Chúng tôi không dám lái ghe vào gần nên đã bỏ neo xuống ngoài khơi, một chiếc tầu chiến của Trung Quốc từ trong đảo chạy ra, mọi người vui mừng và reo lên: " Sống rồi bà con ơi... lấy nước uống cho đã đi". Mọi người uống nước lạnh mà tưởng như uống mía ở chợ Hòa Yên. Thế rồi chiếc tầu chiến cập xát ghe chúng tôi, hai cây súng thượng liên và mấy chục cây AK chĩa thẳng vào ghe, những tràng tiếng Tàu được phát ra. Tàu nói, Tầu hiểu, mình nói mình hiểu, định dùng tiếng anh để làm ngôn từ chung, nhưng rồi bọn Tàu lại cũng "điếc", thế rồi sau một hồi xí lôp xí xào, họ quăng xuống cho một can nước và mấy kg gạo, đủ để nấu được một bữa ăn chung. Chúng tôi thì cứ luôn miệng gào Việt  Nam, Việt Nam, có lẽ họ đoán được chúng tôi đang muốn trở về nên họ đưa cho chúng tôi một sợi giây thừng làm hiệu cột vào đầu mui ghe và tầu bắt đầu chạy.

   -Kéo néo lên,

   - Dạ

   - kéo không được! neo mắc cạn rồi.

   - chặt giây neo.

     Và sợi giây neo được chặt đứt kịp lúc chiếc tầu kéo căng sợi giây và lôi chiếc ghe đi, những tiếng kêu răng rắc như muốn bể ghe làm đôi bởi sức mạnh của chiếc tầu, họ kéo chúng tôi như vậy khoảng 3 tiếng đồng hồ, sau đó tầu ngừng lại tháo giây thừng ra và vẫy tay tàn nhẫn tiễn biệt chúng tôi. Lúc này trời không có gió nên biển lặng như tờ, ghe buồm không thể di chuyển được, mọi người lo sợ cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, làm tuần kính Đức Mẹ.

 

Page.13

" Lậy Mẹ Maria, xin cứu chúng con, xin mẹ cho sóng gió nổi lên, xin Mẹ đưa chúng con về tới bến..."

    Sau khi làm tuần kính Đức Mẹ xong, mọi người vẫn lâm râm khấn vái cầu nguyện, vả kìa từng cơn gió nhẹ bắt đầu thổi lên, tạo lên những cơn sóng nho nhỏ, và hai tiếng đồng hồ sau, gió càng lúc càng dữ, sóng càng lúc càng to, gió khoảng cấp 5 cấp 6.

    - Kéo buồm lên cho ghe chạy.

   - Không được, gió cỡ này kéo buồm lên, ghe sẽ bị chìm ngay.

   - Sợ gì các anh có đạo các anh cầu nguyện đã được Đức Mẹ nhận lời, tại sao không dám chạy? Tôi đi biển đã lâu, chưa bao giờ thấy biển lặng như thế mà sóng lại nổi lên như vậy được, các anh không chạy để tôi chạy cho, các anh không có đức tin, tôi là người ngoại giáo, tôi tin đây là phép lạ và rồi buồm được kéo lên thẳng lèo cho ghe chạy, vì ghe chòng chành quá, nên buồm được kéo hẹp lại,bớt xuống hai xép.thuyền cứ thế chạy suốt ngày. Cám ơn em ba Trắng, nhờ đức tin của em, đã cứu chúng tôi. Trời tối đen như mực, những đợt sóng dữ dội đập vào ghe, những cơn lạnh thấu xương.

    - Cho vợ con em vào phòng lái với, tội nghiệp hai đứa nhỏ.

    - Không được.

   - Phúc à, cứ bồng con chui đại vào đi, nhờ sự liều mạng, chịu ngắt, chịu nhéo, để cuối cùng cũng có một chỗ để tránh gió mưa cho hai đứa con dại.

    Một con sóng thật lớn úp ngay vào giửa ghe, ghe ngập hơn một nửa.

   - Năm, cho người tát nước.

   - ĐM. dẹp đi, đập thêm một cái nữa cho chết hết đi, cùng một số mạng, không thương nhau...chết hết đi cho rồi.

     Vừa dứt tiếng thì một con sóng thứ hai úp ngay vào ghe, và ghe chỉ còn nổi chừng 10 phân. Hoảng hồn, mấy đứa bay ra tát nước mau, đám anh em hì hục tát nước, nước cạn dần và chiếc ghe lại từ từ nổi lên.

-         Hú hồn sao mà biển linh như vậy, kêu đập là đập liền... con sợ rồi.

     Chiếc ghe cứ lắc lư như vậy cho đến sáng, chúng tôi lại kéo buồm lên, tiếp tục cuộc hành trình không định hướng, mọi sự phó dâng cho Đức Mẹ, gió hướng nào chúng con theo hướng đó, và kìa một chiếc tầu đánh cá xuất hiện, nhìn kiểu tầu thì như tầu Trung Quốc, chúng tôi vui mừng cho ghe chạy lại cầu cứu, thì đột nhiên năm sáu quả xi nhan đỏ được bắn lên trời và họ bỏ chạy, chúng tôi ngẩn ngơ thắc mắc?!!! Ghe vẩn tiếp tục chạy,

 

Page.14

   Chúng tôi nhìn thấy một đoạn giây cước nổi lềnh bềnh nên kéo lên, thì ra đây là một đoạn giây câu giăng. Hôm sau anh em nhà nghề nghĩ ra cột miếng vải trắng vào lưỡi câu để câu cá.

    - Được rồi, hai, ba con.            

    - tiếp tục câu nữa đi

   - Dạ,

    Và 15 con cá nục chuối được câu lên khỏi biển, chúng tôi bắt đầu lấy dao cắt cá, nhúng vào nước biển để ăn, tôi lấy ít thịt và đùm ruột cá đưa cho vợ.

   - Ăn đi em, ngon lắm,

   - Không, em ăn không được, anh ăn đi.

     Thế là tôi nhúng nước biển và cho vào bao tử ngon lành, thú thật suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ ăn vật gì ngon lành cho bằng đùm ruột cá sống hôm đó, vừa chua chua mặn mặn, vừa ngọt ngọt tanh tanh...thật tuyệt vời. Ghe cứ chạy như thế cho đến ngày thứ ba thì xa xa một lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện.

    Đến Đà Nẵng rồi bà con ơi, ai có vàng thì đưa cho mấy ổng, đút cho Công-an mà chạy, các bà sẽ không sao đâu.

     Thế rồi vợ chồng tôi tính toán, còn lại 4 chỉ vàng tôi sẽ đút lót cho Công -an và kiếm cách về quê cùng cả gia đình, sống chết có nhau. ghe cứ tiếp tục chạy càng lúc càng gần, lúc này chúng tôi thấy rõ đây không phải là đất liền mà là một hòn đảo, ghe tới gần hơn thì thấy lính Hải-quân, nhìn kỹ lại lá cờ thì không phải cờ Việt Nam mà là cờ Trung Quốc.

     - Cho ghe đâm vào đá bể đi.

     - Không được, đứa nào chạy vào coi chừng chết với tao, bể ghe thì lấy gì mà đi về.

     - Đâm vào đi, ghe có bể nó mới cứu mình, còn không nó lại lôi mình ra như mấy hôm trước.

   Và...rầm, chiếc ghe đâm vào đá nứt ra, nước tràn vào đầy ghe. Người trên ghe trèo xuống, ai còn sức thì lội vào bờ, nước chỉ tới ngang ngực nhưng không ai đủ sức lội vào bờ.

 

   - Anh Năm ơi, đưa em vào với.

      Nghe tiếng kêu cứu của vợ, nhưng sau khi đưa hai đứa nhỏ vào tới bờ, tự nhiên tôi xây xẩm mặt mày như người say rượu, trời đất quay cuồng không làm sao dứng lên được, sau này mới biết mình bị say đất. Nhìn người vợ thân yêu ngoi ngóp với sóng nước mà lòng quặn đau, tha lỗi cho anh em nhé.

    Đám Hải quân Trung Quốc họ cũng ra chỗ chúng tôi để xem, và may quá họ đã lội ra để đưa những người còn lại vào bờ an toàn, Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ mà nước mắt rưng rưng, một người Hải-quân cho chúng tôi một bao thuốc lá, điếu thuốc Vàm-cỏ thật ngon và thú vị, tính từ ngày rời VN cho đến hôm nay là đúng 23 ngày.

 

Page.15

   Ngày thứ 23, ngày khởi đầu cho một cuộc hành trình mới.

     Bộ đội Hải-quân Trung-Quốc bao quanh chúng tôi để coi người An-nam, có lẽ họ tưởng chúng tôi là dân man rợ, vì tất cả mọi người đều ăn mặc tả tơi, áo quần mục nát, tóc tai bù xù, râu ria lởm chởm, người thì đen như cục than cháy, ốm như bộ xương khô, chúng tôi nhìn lại nhau vẫn cảm thấy người đối diện thật tội nghiệp. Sau một lúc, một người lính Hải Quân có lẽ là cấp chỉ huy ở đảo này, anh ta nói với chúng tôi toàn bằng tiếng Tầu, mọi người trên ghe đều ngơ ngác, trông như những thằng ngáo, sau khi xổ ra như vậy, anh ta hình như cũng phì cười vì biết rằng mình mang đàn khẩy tai trâu, Sau đó anh lại và nói với mấy người lính chung quanh, rồi họ dẫn chúng tôi vào một cái lô cốt gần đó, lô cốt mới đổ xi măng xong, chiều ngang khoảng 4 mét, chiều dài 6 mét. Lô cốt được đúc bản âm bản dương, bốn lỗ châu mai quay ra mặt biển, họ chỉ xây bít ở trên khoảng 2/3 còn lại để trống. Chúng tôi được lùa hết vào đó theo lối dốc, họ làm hiệu cho chúng tôi ở đây, chúng tôi gỡ những miếng vải dùng để đổ xi măng lót xuống đất để nằm ngủ, chúng tôi tấp vào đảo này khoảng 9 hay 10 giờ sáng, sau khi mọi người ổn định, những người lính đứng trên lô cốt nhìn xuống chúng tôi, họ xì xầm cười nói, chợt có tiếng nói lớn.

   - xực phàn la.

       Chúng tôi gật đầu

   - Xực chốc la.

      Chúng tôi lại gật đầu, sở dĩ chúng tôi gật đầu vì họ vừa nói lại vừa lấy tay làm hiệu như ăn một cái gì đó, chúng tôi đoán là họ kêu chúng tôi có muốn ăn không. thực tế thì chúng tôi cũng chẳng biết họ muốn gì.

    Trưa hôm đó họ mang mấy chục cái loong đồ hộp ( loong không ) dùng để làm chén, ba bốn người lính hì hục mang ra một thùng cháo và một can nước, chúng tôi thì thầm hội ý, cố giữ thể diện dân tộc: Đừng giành giật, đừng để họ khinh người VN mình.

   Tất cả ngồi yên, và cắt phiên nhau chia đều ra, đổ vào loong cho mỗi đầu người. thật xứng đáng với câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Bọn lính thấy chúng tôi thương yêu, nhường nhịn nhau. Bấy giờ họ nhìn chúng tôi bằng những con mắt thân thương xen lẫn thán phục.

 

Page.16

    Sau khi thùng cháo cạn, mỗi người chỉ được nửa loong cháo, chúng tôi chỉ trích sự nghèo đói của Trung-Quốc. Nước gì nghèo bỏ mẹ, cơm không có mà ăn, toàn là ăn cháo. cháo mà cũng chỉ cho bọn mình nửa loong khi chúng tôi đói thế này, ước gì họ cho mình 9- 10 loong thì mới ăn đã thèm, tệ thật. sau khi chúng tôi ăn xong nghỉ ngơi, bữa chiều có người lính lại ra hỏi chúng tôi:

    - Sực phàn la,

     Chúng tôi lắc đầu.

    - Sực chốc la,

    Chúng tôi sung sướng gật đầu, chiều hôm đó họ lại mang ra một thùng cháo. Mọi người vẫn ấm ức vì cơn đói, sao họ không cho mình ăn cơm mà an7 cháo hoài vậy, không biết họ nói cơm là gì?. Sực phàn cũng cháo, sực chốc cũng cháo thì sực gì là cơm ?! Anh chị em trên ghe lại lời qua tiếng lại về chuyện ăn, có lẽ vì đói quá nên ai cũng nghĩ tới ăn!! Bao tử trên hết mà.

   Trời sụp tối rất mau, chúng tôi bắt đầu quây quần với nhau trong lô cốt, lại đọc kinh, lần hạt rồi đi ngủ...giấc ngù đến với chúng tôi thật mau. trong giấc ngủ chập chờn... vẫn nhìn thấy những chén cháo, và ước mơ có được chén cơm với vài cọng rau muống luộc chấm với nước mắm gừng thì tuyệt biết bao. Mặt trời lên, chúng tôi được họ đánh thức dậy và lại cho ăn cháo.

     Ngày thứ hai trên đảo, giờ thì những người lính cũng đã thức dậy, năm bảy anh lính ra chỗ chúng tôi để coi, thấy họ hút thuốc...Những thằng nghiện thuốc như chúng tôi nhìn họ mà chảy nước miếng!!! Chugn1 tôi cứ chờ mà không dám xin, chờ tới lúc họ vất tàn xuống, cứ đề ý xem chỗ nào, rồi sau khi họ có lịnh tập họp, chúng tôi bắt đầu đi tìm "dế nhũi", thật tội nghiệp cho chúng tôi... vì tàn thuốc mà vất xuống san hô, họ đi tới đi lui thì con dế nó biến mất xuống san hô...còn gì mà kiếm nên chẳng anh nào kiếm được.

     Một lúc sau đó, có lẽ chừng 11:00 trưa, mấy anh lính lại ra chỗ chúng tôi, ngồi dưới hầm nhìn lên, thấy những đầu người lố nhố, tôi chợt nhó lại đã có một lần nào đó vào sở thú Sài-Gòn, đứng trên cao nhìn xuống những con gấu dưới hầm, chợt buồn cười vì mình bây giờ dược xem như là những con thú, có lẽ trong đảo họ truyền miệng nhau nên những người lính tới càng đông.Có tiếng còi hụ...hình như là tiến còi tập họp, những ngưỡi lính tản ra dần, chỉ còn lại vài người, họ bắt đầu làm hiệu và hỏi chúng tôi:

 

Page.17

   - Sực phàn la,

   Chúng tôi lắc đầu.

   - Sực chốc la,

     Chúng tôi cũng lac71 đầu, nhìn gương mặt người lính nghệch ra, có lẽ anh ta thắc mắc, bọn An-Nam này không biết đói hay sao, kêu ăn gì cũng lắc đầu!!!. Rồi anh ta cũng biến mất, và trưa hôm đó chúng tôi lại thấy những thùng lương thực và nước uống được mang ra, khi đã để xuống, một người trong chúng tôi đã thấy thùng cơm nên la lên " có cơm bà con ơi". khuôn mặt của 53 người chúng tôi vui hẳn lên "mình có cơm ăn rồi" . Chúng tôi bắt đầu chia cơm, lại chê Tung-Quốc nghèo. Lúc chúng tôi ăn cơm xong thì thấy ba, bốn người lính mang quân hàm, có lẽ cấp cao, bây giờ tôi không nhớ họ mang cấp bậc gì, họ tới chỗ chúng tôi kêu anh Tư-râu, anh Thái, anh Hòa, anh Vinh và tôi cùng đi với họ ra ghe, ra tới nơi thì hỡi ơi!! ghe không còn nữa mà chỉ thấy những miếng ván trôi lềnh bềnh trên biển, có những miếng ván đã trôi dạt vào bờ, thế là " CHIẾC GHE ĐỊNH MỆNH" đã được an bài. Chúng tôi trở vào, bây giờ chúng tôi mới thấy chân mình đau nhói vì không có dép, lại lội trên san hô nên bị cắt nhiều chỗ. Chiều hôm đó chúng tôi lại được họ cho ăn cơm, bữa cơm hôm nay được nhiều hơn, khoảng 2 chén, mọi người cảm thấy ấm lòng nên vui vẻ hơn. Có một số anh chị em vì uống nước quá nhiều nên chân bắt đầu mập ra( bị thủng) da căng lên bóng láng, lấy tay đè xuống, thịt lúng sâu gần cả lóng tay, những đúa nhỏ bắt đầu sinh bệnh, bé Thủy, bé Ngân bị lên rạ thủy, những cái bọc nước nổi lên ngoài da như phỏng lửa. bảy tám cái mụt nhọt lớn khoảng trái cà pháo mọc lên. Nhìn các con mà lòng đau như dao cắt...biết làm sao hơn, các con chịu khó hy sinh dâng cho Chúa và Mẹ, Chúa Mẹ sẽ cứu chúng mình. Với bệnh tình của hai đứa nhỏ, bác sĩ Quân Y cho thêm nước và thuốc để uống, họ dùng lưỡi dao lam cắt miệng và lấy thuốc dán, dán vào vài ba ngày sau cái mụt nhọt biến mất mà không để lại dấu thẹo, cứ như thế hễ cái mụt nhọt nào sưng to là họ lại làm như vậy, còn rạ thủy không hết được, tội nghiệp cho con tôi. Người lớn cả tháng không đi cầu, mà cũng chẳng còn gì để đi nên bị táo bón, người không còn sức phải nhờ lính dắt đi đại tiện...ngồi cả mấy tiếng đồng hồ mới đứng dậy, có những anh lính vẫn đứng xa xa để chờ để dẫn vào, họ tốt quá, cám ơn tấm lòng cao cả cùa các anh. Ngày thứ ba, chúng tôi dậy sớm hơn, những người lính cũng đã có mặt, chúng tôi bắt đầu làm quen với động từ quơ...quơ tay, quơ chân để diễn tả ý mình, một người lính lấy gói thuốc ra hút, một em nào đó đưa tay xin... thế là mỗi người được  một điếu thuốc để hút, có lẽ vì thuốc của họ có tiêu chuẩn nên không thể nào cho chúng tôi nữa, không sao đâu các anh, chúng tôi thông cảm với các anh mà.

 

Page.18

    Trưa hôm đó người sĩ-quan hôm qua trở lại với mấy người lính Hải-quân nữa, chúng tôi nghe có tiếng Việt nổi lên trong đám người này.

  " Ai là chủ ghe, ai là thuyền trưởng?"

   Anh Thái và anh Tư dược mời ra dể nói chuyện. Tên ngưởi lính đó là Phi, anh là người Tầu nhưng lón lên ở Việt-Nam, anh trở về sau khi miền Nam sụp-đổ . Anh dược lệnh cấp trên đưa ra đây làm thông dịch cho chúng tôi. Anh cho chúng tôi biết dây là đảo Tây-Sa. Đảo này VN. họ đem quân ra đây xây lô-cốt để làm tiền đồn chống sự xâm chiếm của VN. Ba người sĩ-quan là cấp chỉ huy của Tiểu-đoàn, anh cho biết là ở đảo Tây-sa này không có nước ngọt, nước được chở ra tử đảo Hải-Nam, chính phủ cũng không có chương-trình giúp-đỡ cho những người vượt-biển VN. nên những người lính trên đảo phải bớt phần ăn của họ để nuôi sống chúng tôi. hèn gì cá rau lộn xộn, bây giờ thì chúng tôi biết, sau khi lính ăn xong, họ gom hết bỏ vào thùng cho chúng tôi, bữa nhiều bữa ít... Tuy nhiên chúng tôi rất mang ơn họ vì họ thiếu thốn mà vẫn cia sớt cho chúng tôi. Anh Phi cũng giải thích cho chúng tôi biết. xực-phàn là ăn cơm, xực chốc-lát là ăn cháo, xực-dín là hút thuốc. Mấy hôm trước họ cho ăn cháo, mà lại cho ăn ít vì họ sợ chúng tôi đang đói mà ăn cơm thì không tiêu, ăn cháo nhiều thì bị bội thực chết, cho nên họ cho chúng tôi ăn cầm chừng. Xin lỗi các anh, chúng tôi đã hiểu lầm ý tốt của các anh mấy hôm trước.

   Thế rồi ngày nào anh Phi cũng ra nói chuyện với chúng tôi, nói đủ mọi thứ chuyện, có những lúc chúng tôi ngồi hát chung với anh, hát những bài hát quê-hương, những bài tình ca.... anh Phi cũng thuộc khá nhiều. buổi chiều thì người thông dịch viên trở lại doanh trại, và những người lính khác lại ngồi quanh chúng tôi để nói chuyện bằng tay hay xí-lô, xí-lào cho có chuyện, có người lính đề nghị chúng tôi hát, tôi và anh Hòa nghĩ tới chuyện hát để kiếm... thuốc. Anh Hòa dạy vợ tôi hát một bài bằng tiếng Tầu mà anh học được lúc còn ở trong tù, bài hát đó bây giờ tôi chỉ còn nhớ một câu:

 " Oăn xiềng tô, xiềng tồ mà xiềng diêng..."

    Anh Hòa cũng chẳng hiểu nghĩa tiếng Việt là gì, cứ hát đại, hát để kiếm thuốc mà sợ gì. Sau khi hát xong thì ngửa tay ra "xực-dín", nghĩa là thuốc-lá

 

Page.19

   Những anh lính cảm thấy hay hay nên lấy thuốc cho vài điếu. Họ đề nghị hát nữa, thế là vợ cu-Năm lại có dịp trổ tài, hát những bài nhạc tiền-chiến, những bài tình ca, họ chẳng hiểu gì ! nhưng sau những bài hát của chúng tôi, họ lại cho vài điếu thuốc. Ngày hôm sau lại tiếp tục như vậy, lắm lúc họ cho gói đường nho nhỏ, được gói đường, vợ chồng tôi mừng như được trúng số, để dành cho hai con ăn, vì ở dưới biển quá lâu, cơ thể thiếu chất ngọt, nên khi được muỗng đường, hai cháu vui đến nỗi làm cha mẹ cũng phải sung-sướng nhìn con mà chảy nước mắt..

        Chúng tôi vẫn sinh hoạt như thế cho đến ngày thứ mười-sáu, những ngày ở đây mọi người không được no lòng cho lắm, nhưng vì chia đều..gia đình tôi được bốn phần, hai con thì ăn không hết một phần nên tôi lúc nào cũng no dạ.

    Hôm nay anh Phi cùng các cấp chỉ huy đã ra chỗ chúng tôi cho biết là ba ngày nữa, chúng tôi phải rời đảo, chúng tôi năn nỉ vì đã quá sợ biển cả, e rằng sẽ lại bồng bềnh sóng nước như trước. Họ nhất định không cho vì đây là lệnh của trung ương. Họ hỏi chúng tôi có vàng, có đồng hồ đưa cho họ, họ sẽ cho chúng tôi một chiếc ghe khác, chiếc này lớn gấp hai ghe của anh Thái, ghe này của người Quảng-Ngãi vượt biên năm 76, họ bị bắt và bị trả về cho VN., còn ghe họ giữ lại để dánh cá kiếm thêm bồi dưỡng cho binh sĩ, bây giờ vì ghe của chúng tôi bị bể nát, nên họ đành phải nhường lại cho chúng tôi. Đêm hôm đó chúng tôi họp lại và đồng ý như sau:

    Vợ chồng tôi một chỉ, vợ chồng cu Tâm một chỉ, anh Tư, anh Vinh, anh Thái và một người nào đó nữa là bốn, bốn người này mỗi người một cái đồng hồ, sáng hôm sau chúng tôi giao cho họ, tuy ít nhưng họ cũng vui vẻ nhận lấy, họ nghĩ rằng chúng tôi đang giấu diếm họ, không đưa hết vàng cho họ nhưng họ vẫn không làm gì. Cám ơn các anh.

    Trưa hôm đó chúng tôi xin họ cho xuống bãi biển để tắm, họ chấp nhận và lúc xuống tắm, chúng tôi phát hiện nhiều ốc tai tượng, nhiều con hả miệng xanh lè dài gần cả hai gang tay, chúng tôi xin họ cho bắt và được chấp nhận, những con ốc được cạy lên, cắt ra rồi bỏ vào loong để nấu ăn, thấy người ta ăn vợ chồng tôi cũng bắt ít con đem nấu cho các con ăn.

    " Anh Năm, xuống biển kiếm vài con ốc để ăn".

    " Thôi mệt bỏ mẹ"

    " chịu khó bắt ít con cho các con ăn, tội nghiệp các con."

     " Thôi khỏi đi"

 

Page.20

   Vợ tôi giận lẫy bỏ xuống biển một mình, kiếm thêm thằng Sinh ( người Nha-Trang) đi chung, vợ tôi đi trước để phát hiện, em Sinh lấy cây cạy lên đem về.. chia đôi, vất vả mấy tiếng đồng hồ mới kiếm được vài con, cắt ra nấu được một loong. Tuy buồn chồng nhưng khi ăn cũng kêu chồng lại ăn.

   " Anh Năm, đưa các con lại đây ăn, em bắt dược mấy con ốc, nấu rồi, ngon lắm lại đây mau"

   " Ừ, chờ một chút."

   Vậy là gia đình vui vẻ hạnh phúc bên nhau.  Ngày thứ 18 thì bộ chỉ huy Tây-sa cho chúng tôi biết, ngày mai phải lên đường. Họ trang bị cho chúng tôi Hải-bàn, hải-đồ, một phi dầu, hai phi nước, một tạ gạo và một ít lương khô, chúng tôi với tâm trạng phập phồng lo sợ khi bị trả về với biển.

   Tối hôm đó, anh em binh sĩ ra chỗ chúng tôi đông hơn, họ nhìn chúng tôi thông cảm, có anh cho tôi một cái quần đùi, một gói thịt và một hộp lương khô, anh cho chúng tôi lén lút vì sợ cấp trên sửa phạt, cám ơn anh. Chúng tôi lại đọc kinh lần hạt, việc gì đến rồi cũng đến. Sáng hôm sau chúng tôi dậy gom góp đồ đạc dể xuống ghe. anh Phi cho biết, cấp trên không muốn chúng tôi vào đảo Hải-Nam, mà phải chạy thẳng qua bên Hồng-Kông, tuy nhiên vì trời sắp có bão lớn, nên anh khuyên chúng tôi cứ chạy thẳng qua Hải-Nam, anh tiết lộ cho chúng tôi biết, khi tới Hải-Nam, đừng tỏ vẻ chống cự khi có lính dí súng vào các anh, đừng sợ vì tất cả đã có lệnh của trung ương là phải hướng dẫn cho những chiếc ghe vượt biển VN.tới Hồng-Kông.

    Năm mươi ba người lại khăn gói lên đường, Chia tay bịn-rịn với những người lính, nhất là với anh thông dịch viên, chào các anh nhé... xin Thiên-Chúa trả công bội hậu cho các anh. khi mọi người đã lên hết trên ghe, máy ghe bắt đầu nổ thì những chiếc nón lá kiểu Trung-quốc của những người lính được quăng xuống ghe của chúng tôi khoảng chừng 20 cái, người nào chụp được thì dội ngay lên đầu, giờ thì nhìn chúng tôi hệt những người Tầu. Ghe bắt đầu chạy...hàng trăm bàn tay giơ lên vẫy chào tạm biệt.Trong số chúng tôi cũng có những người chảy nước mắt vì chia ly. thế rồi họ ra lệnh cho chúng tôi chạy theo chiếc ghe trước dẫn đường, chúng tôi theo sau, cứ như thế họ chạy khoảng sáu tiếng đồng hồ thì ngừng lại, họ vẫy tay chào và chúng tôi cứ hướng đó mà đi, hình như là 280 độ trên hải -bàn.Mười chín ngày trên đảo Tây-sa, những vui buồn xin trả lại đảo nhỏ, Tạm biệt em nhé Tây-sa.

     Chiếc ghe của chúng tôi cứ thẳng hướng mà chạy, 2 ngày đêm...cho tới ngày thứ ba thì tới dảo Hải-Nam, mấy ngày không có gì trở ngại, chỉ như một chuyến du hành.

 

Page.21

    Chúng tôi tấp vào bến cá của đảo Hải-Nam, dân chài ở đây cho biết sắp có bão lớn, phải cho ghe chạy sâu vào trong lạch, ghe dược kéo lên trên cạn và dược cột vào một gốc cây thông khá lớn, để bảo đảm khỏi bị nước lũ cuốn ra biển. Khi đã cột ghe xong thì mọi người vào xóm chài, xóm này chỉ có một vài người ở một cái quán cóc và một tiệm hớt tóc, những căn lều khác được dựng bằng lá để cất lưới và chèo. Người chủ quán là một ông già biết nói tiếng Việt, nhờ ông mà dân địa phương hiểu và thông cảm với chúng tôi, ông cho chồng chúng tôi tạm dùng mấy cái lều chứa lưới để nằm nghỉ, cho vợ chồng tôi mượn hai cái áo-tơi, một cái dùng để trải dưới đất, một cái dùng để đắp, áo- tơi cũng được đan bằng lá.

     Chúng tôi ngủ lại đây một đêm, đêm ngủ thật an lành. Sáng hôm sau, anh em trên ghe quyết định không dùng lương thực chung, mà là tự túc, bước đầu của đời hành khất. khoảng 9 giờ sáng hôm sau, có thêm một ghe của người Đà-nẵng tới, ghe có khoảng 16 người, chiếc ghe cũng chạy sâu vào trong rạch, họ cùng chúng tôi tự túc ở đây.

     Đầu tiên chúng tôi đợi những chiếc ghe đánh cá vào để cầm loong ra xin cá, họ cho chúng tôi những con cá nho nhỏ, tuy thế cũng rất quí với chúng tôi, thấy bà con có cá ăn, vợ tôi cũng cầm loong ra kiếm chác, nhưng lại mắc cở, không sao mở miệng được. Người lù khù có con cù hộ mạng... một người nhì thấy dáng ngao ngán của em An-nam thì thương hại thì kêu lại ghe của ông ta, chỉ vào thuyền và cho lấy một ít cá, cô em bèn bươi cá lên thì thấy mấy con mực nho nhỏ, đổi ý không lấy cá nữa mà muốn xin mấy con mực, người chủ ghe đồng ý. Thế là trưa hôm đó gia đình chúng tôi có một bữa ăn thật ngon với mực kho muối. Hôm nay nhờ ông chủ quán nói với người hớt tóc ở đây, ông ta đả giúp cắt toc cho chúng tôi, người thợ tóc đả phải lấy khăn bịt mũi, vì đầu của chúng tôi hàng tiểu-đoàn chí... vuốt tóc một cái, có thể tóm được mấy em. Cũng nhờ ông chủ quán chỉ cho chúng tôi dường vào làng, lội qua hai đồi cát thấp, rồi băng qua một con suối thì tới làng, khoảng chừng ba cây số. Chúng tôi đã học được những chữ: gạo bắp, khoai-lang, dừa, cá, muối bằng tiếng Tầu.

      Trưa hôm đó, một đoàn "hành-khất" tràn vào làng, gia đình tôi cũng ở trong đám hành khất đó, chồng mang bị gậy cõng bé Thủy, vợ bồng bé Ngân... băng đồi lội suối để kiếm ăn, lần đầu trong đời  "hành-khất". Đi gần một tiếng đồng hồ thì tới làng, vợ chồng tôi kiếm một gốc cây ngồi nghỉ chân. Đột nhiên tiếng ồn ào từ trong xóm vang ra, tiếng trẻ con kêu lớn: An-nam la, một đám người lớn và trẻ nít bao quanh chúng tôi để gọi người An-nam. không biết họ được tuyên truyền thế nào về người Việt-Nam chúng ta, mà khi thấy chúng tôi, họ ào ào gọi nhau ra coi, như là đi xem hát xiệc, vợ chồng chúng tôi mắc cở quá, nên phải đứng dậy dắt con đi, không dám ngồi ở đây nữa.  Len lỏi theo đường mòn vào sâu trong làng. Tới gần một căn nhà, vợ tôi nói:

 

Page.22

   - Anh Năm, anh vào gõ cửa xin đi!

   - Không, em là đàn bà dễ nói hơn, họ dễ thông cảm với đàn bà và con nít hơn đàn ông.

   - Em không đi đâu.

   - Đi đi, em dẫn hai con vào xin trước, rồi khi họ cho, em gọi anh đem bao vào lấy.

   - Em không đi, từ nhỏ tới giờ, em đã bao giờ em đi xin ăn đâu. tại sao anh đưa em đi, bây giờ bắt em phải ăn xin.... anh đi đi.

   - Anh cũng đã ăn xin bao giờ đâu,

       Thế rồi hai vợ chồng lời qua tiến lại, giận lẫy nhau, chồng bồng con đi trước, vợ bế đứa nhỏ theo sau, đi thêm năm bảy căn nhà nữa cũng dám tới gõ cửa. Thế là vợ chồng mặt mày một đống... kiếm gốc cây ngồi nghỉ, lại tiếng nhao nhao ồn ào, một lúc sau vài đứa con nít và một vài người đàn bà trung niên tới, họ xầm xì bàn tán chỉ chỏ, chúng tôi chẳng biết họ muốn gì?. Một lát sau, mấy người đàn bả đi khỏi, khoảng 15 phút sau họ trở lại, kêu thêm năm-bảy người nữa, trên tay họ cầm một ít đồ đạc, thì ra họ đi về lấy đồ ăn cho chúng tôi, một bà cầm nửa trái bầu cắt dọc, ở đây họ dùng đơn vị đo lường bằng trái bầu tròn, loại bầu trên nhỏ, giữa thắt lại, dưới phình ra, người Việt ta ngày xưa dùng để dựng nước hay rượu. người ta cầm đầu nhỏ, và đầu lớn dùng đựng gạo. bầu chứa gạo dược chừng nửa kg. Họ làm hiệu cho chúng tôi mở cái xách ra, lần lượt đổ gạo vào cho đầy, một vài người phải mang gạo về, vì túi xách của chúng tôi hết chỗ chứa, xách gạo chừng ba bốn kg. Họ lại còn cho chúng tôi hai cái mũ cho hai đứa con và một cái quần đùi cho tôi, tuy cũ kỹ, nhưng thật quí cho chúng tôi lúc này. Họ còn cho chúng tôi một tô cháo trắng với mấy con cá trích kho mặn trắng nhợt bỏ trên, ý họ nói là cho hai đứa nhỏ và vợ tôi ăn để có sữa cho con bú. Hai đứa nhỏ không ăn, vợ tôi cũng không muốn ăn vì không đói nên đua cho tôi và bảo tôi ăn đi. tô cháo vừa đưa qua tay tôi thì bị họ lấy lại, ý là đàn ông không cần, mà dành cho đàn bà con nít thôi. Hai chúng tôi nhìn nhau vừa buồn cười, vừa xấu hổ, cuối cùng họ đưa cháo cho chúng tôi,nhưng tôi không còn muốn ăn nữa.

 

Page.23

     Đây là lúc chúng tôi cười ra nước mắt trong đời, tuy nhiên cũng rất cám ơn các bà, giờ thì hai vợ chồng lại thông cảm nhau và vui vẻ mang chiến lợi phẩm về hậu cứ, trên đường về, tôi xách gạo nên bé Thủy phải đi bộ. Thủy thấy Ngân được mẹ bồng nên cứ đòi được mẹ cõng, vì sức khỏe chưa hồi phục nên tôi nói với con, chịu khó đi bộ nha, ba phải xách đồ nặng đây này, con thấy không.

   - Sao ba đưa con đi, làm khổ con vậy?

  Xót xa nhìn con dại, lời nói thơ ngây của con làm lòng cha se-thắt.

    - Tới đây ba cõng.

  Con bé hớn hở sung sướng, chạy đến cắp cổ Ba và nằm gọn trên lưng Ba. Cho dù rất mệt mỏi nhưng nhìn con tươi vui, mình cũng cảm thấy hạnh -phúc.

     Chiều hôm ấy chúng tôi nấu được một bữa cơm thật nhiều, nhìn chén cơm trắng bốc hơi và những con mực kho mặn thật ngon lành.Sau khi ăn xong thì trời bắt đầu kéo mây đen nghịt và gió thổi mạnh, được ông già chủ quán cho biết, theo đài phát-thanh thì tối nay bão sẽ đến cấp tám, mưa lớn vì thế chúng tôi phải di chuyển đến một chòi khác, cái này hai đầu bịt kín, có cửa ra vào, lều cũng lợp bằng lá, gia đình tôi, mẹ con bà Bày và cu Sinh cũng ở chung một lều, chiều tối mấy bà kiếm củi nấu cơm, tôi có nhiệm vụ trực ghe tối nay, nên phải ở trên ghe để coi chừng. Khoảng bảy-tám giờ tối... gió bắt đầu thổi mạnh và mưa nặng hạt, gió càng lúc càng to,mưa càng lúc càng lớn, nước lũ từ trên nguồn đổ xuống ào ào, mực nước dâng lên cao, sóng cứ đập vào ghe càng lúc càng nhiều, nước tràn vô ngập ghe, tát không kịp nổi nên chiếc ghe bị chìm!! tuy nhiên nhờ ghe đã được cột chặt vào gốc cây nên đến sáng hôm sau, nước rút đi nhưng chiếc ghe vẫn nằm lại tai chỗ.

      Ghe chìm, tôi bỏ ghe chạy vào... thấy bà Bày, cu Sinh và vợ tôi đang níu đòn giông xuống để giữ cho lều khỏi bị bay đi vì cơn bão, dưới đất hai đứa nhỏ đang níu chân mẹ, nồi cơm thì đang sôi, thấy cảnh như vậy mà gió ở ngoài lại rất lớn, nên tôi la lên, " thả ra và chạy mau". sáu cánh tay vừa buông ra, căn lều bị tung lên như cánh diều bay ra biển, chúng tôi mỗi người một đứa nhỏ, cu Sinh xách nồi cơm, chạy vào một căn nhà gần đó, căn nhà hình như của hợp tác xã, 53 người của chúng tôi và 16 người của ghe bạn đều vào trốn mưa bão ở đó, nhờ nhà xây nên chúng tôi có được chỗ tá túc an toàn.

    Lúc ghe chìm, mấy can dầu và can nước lại nổi lên trôi theo con nước ra cửa biển, cu Hoàng,Mẫn và thêm mấy người nữa, bất chấp nguy hiểm của mưa bão, bơi ra cửa biển để đẩy mấy can dầu và nước vào.

 

Page.25

 Cám ơn sự dũng cảm của các anh em nhé. Ngày hôm sau  nước rút, ghe lại nằm trên cạn, chúng tôi tát nước ra, lau chùi lại máy và thật may mắn, máy không bị hư hại gì. Cu Tâm cho máy nổ thử, anh em nhìn nhau sung sướng. Ngày hôm nay chúng tôi ở nhà lo phơi đồ đạc, tắm giặt và kiếm chỗ nào kín gió để sống qua những ngày hành khất, cho tới lúc không còn gió bão nữa mới dám ra đi, nhưng biêt đến bao giờ, tin tức chúng tôi biết được đều nhờ ông già bán quán. Ông nói gió có thể kéo dài cả tuần lễ.

     - Anh Năm, đi xin khoai lang và dừa về ăn.

    - Ừ, để anh hỏi ông già cái đã, hỏi ông khoai lang và dừa, tiếng Tầu là gì.

     Sau khi học thuộc lại bị gậy lên đường, vào tới đầu làng đã thấy mấy đứa nhỏ dứng luẩn quẩn, chì chỏ những người An-nam, họ cũng kêu nhau ra xem, chúng tôi cúi đầu đi sâu vào làng. Hôm nay mới  có thì giờ nhìn kỹ quang cảnh làng mạc, những ngôi nhà được kiến trúc theo lối cổ xưa như trong film, có lúc hai ba căn nối liền với nhau,cũng có khi một vài căn riêng biệt, những cây rừng lớn họ vẫn để nguyên, chỉ khai quang đủ chỗ làm căn nhà nhỏ với một cái sân nho nhỏ. Sở dĩ họ làm như vậy vì năm nào cũng có mưa bão, nên họ phải giữ cây rừng lại để cản gió và đất khỏi bị trôi đi. Nhà thường không có hàng rào. có những con dường nhỏ ăn thông với nhau từ nhà này sang nhà khác, họ cũng có một con đường đất lớn để lên tỉnh. heo và gà họ nuôi không có chuồng, họ thả chúng tự do trong làng , tuy vậy trên đường đi chúng tôi không thấy phân heo hay phân bò, tôi thầm thán phục về sự ăn ở sạch sẽ của họ. sau này mới biết, đồ thải của súc vật ra họ rất quí, nên người nào thấy đều tự động hốt đem về nhà đề bón cây. Xin được ít khoai lang và dừa, tôi khoái chí quay về. Ra khỏi làng gặp cu Hoàng, và anh em cùng về, tới mé sông...chợt cu Hoàng chỉ tay về hướng xa xa.

   -Anh Năm, có con heo chêt đuối kìa.

   - À ha, có lẽ nó bị chết đuối ngày hôm qua, mình tới coi xem sao.

      Hai anh em tới và thấy một con heo, nặng khoảng 15 kg., heo còn tươi nên anh bàn nhau đem về thịt. Lúc này thì anh em chúng tôi rất thèm thịt, nhất là thịt mỡ...vì cả tháng nay chúng tôi chua có một miếng thịt tươi nào cả. Thế là chúng tôi hì hục khiêng con heo về. nấu nước sôi, rồi cạo lông... nhìn con heo trắng nõn mà phát thèm. lấy dao xẻ thịt, mổ bụng ra thì ngửi thấy mùi hôi hôi... xẻ thịt ra thì thấy những hạt trăng trắng như hạt gạo trong thịt. Bàn đi tính lại... thấy đây là heo gạo nên không dám ăn, thôi đành trả con heo về với nước.

    Thôi thì " của Xê-gia thì lại trả lại cho Xê-gia", dù trong lòng chúng tiếc ngẩn, tiếc ngơ. Tối nay chúng tôi lại phải ăn cơm với cá mặn.

    Qua hôm sau, chúng tôi tới chòi chị Thái-Ngôi, hỏi chị cho đứa nào đi xin gạo, cu Hoàng muốn đi, thế là anh em chúng tôi bị gậy lên đường. Băng đồi lội suối vào trong làng, sinh hoạt trong làng cũng bình thường, chúng tôi đi ven theo mé sông, có một số người đã mang quần áo ra giặt, họ nhúng nước rồi bỏ quần áo trên đá, lấy cây đập đập rồi lại nhúng xuống nước xổ cho sạch, vắt khô rồi đem về. Lối giặt này có lẽ có từ thời A-dong, E-và, anh em chúng tôi đi một khoảng  đường nữa, rồi vào gõ cửa một nhà, cửa mở, một bà trung niên thấy chúng tôi mang bị xin gạo, chị không cho…lại xổ ra một tràng tiếng Tầu, rồi chỉ tay về hướng mặt trời mọc. anh em chúng tôi chẳng hiểu gì cũng gật đầu đại rồi chị đi trước, làm hiệu cho chúng tôi đi theo, chị dẫn chúng tôi tới một cái máy xay lưu động. Sau này chúng tôi được biết, ở đây máy xay gạo chạy tới từng đội để xay gạo, chị ra dấu cho chúng tôi ngồi xuống, chị đi tới nói gì với anh thợ xay không rõ. Vì chưa tới giờ, các anh lại chỗ chúng tôi để nói chuyện.

-         An-nam la?

   Chúng tôi gật đầu.

-         Bắc-duột la? ( Bắc việt hả)

-         Mậu-la, Nam –duột ( không phải, Nam việt)

     Và rồi câu chuyện bằng tay lại tiếp tục, tôi vẽ xuống đất một cây súng dài và cây súng ngắn đàng trước, ý nói là trung đội trưởng, khi nào hô xung phong là đám cầm súng dài phải tiến tới, rồi Bác-duột tả Nam-duột, Nam- duột tả lại… cuối cùng Nam-duột bị thua, chúng tôi phải chạy khỏi nước. Không biết họ có hiểu gì không!!! Nhưng thấy họ có vẻ thông cảm vả gật đầu. sau đo họ bắt đầu quay máy để xay gạo. Cứ mỗi lần xay xong cho một người, họ múc cho chúng tôi một múc (nửa rrai1 bầu), ai quên thì anh xay gạo lại nhắc, cứ thế cu Hoàng mở bao cho họ đổ gạo vào (bao này do chị tốt bụng dẫn chúng tôi ra đây cho), cứ như vậy cho tới trưa, bao gạo đầy ắp, chúng tôi không có chỗ chứa nửa nên phải ra về. trong lúc anh em đang tìm cách may miệng bao lại thì chị tốt bụng lại xuất hiện, chị làm dấu quay quay rồi quạt quạt.

-         Anh Năm, bà này muốn chi rứa?

-         Biết đâu, mình cứ gật đầu đai đi.

Và chị quay đi, chạy về nhà lấy nia, mẹt, dần sàng… bày ra và làm sạch sẽ gạo cho chúng tôi, chị vất vả cả hơn tiếng đồng hồ.

 

Page.25

Bây giờ, bao gạo đã lưng đi đôi chút, anh em chúng tôi có thể túm lại để khiêng về. Chúng tôi cúi đầu cám ơn mọi người, nhất là chị tốt bụng. Đường về xa hơn 3 cây số… vì súc còn yếu, anh em chúng tôi phải nghỉ cả chục lần và ì-ạch mãi, cuối cùng cũng về tới “hậu –cứ”.

    Hôm đó cu Minh (Thái) xin được một ít kẹo sữa, chị Thái bảo cho hai cháu Thủy, Ngân một cục, nhìn hai cháu ăn một cách ngon lành thích thú, nên vợ chồng tôi hỏi đường đi đến chỗ đó để ngày hôm sau đến đó đề hành khất kẹo sữa.!

    Ngoài trời, gió vẫn thổi, gia đình chúng tôi co ro trong góc nhà lá, nằm sát vào nhau… vả giấc ngủ đến thật mau. Trong giấc ngủ mơ màng… những viên kẹo sữa thấm vào cơ thể, ngây ngất và giấc ngủ ngon lành làm sao!!.

-         Anh Năm, dậy đi, trưa rồi

Tiếng gọi làm tôi choàng tỉnh dậy.

-         ăn cơm đi, rồi vào làng xin kẹo.

-         Hôm nay em cũng đi nữa sao?.

-         Đi chứ, thấy anh đi hoài tội nghiệp anh quá, không sao đâu, em muốn đi mà, cho em đi với.

-         Ừ, vậy thì cho các con ăn, rồi chúng ta cùng đi.

     Thế là sau bữa ăn, gia-đình chúng tôi lại hành khất. Hôm nay người có vẻ khòe hơn nhiều, hai cháu nhờ tắm nước ngọt nên rạ thủy cũng biến mất và tỏ vẻ nhanh nhẹn hơn. Thủy và Ngân dược Ba mẹ cõng nên khoái chí cười nói lung tung, thấy con vui vẻ, cha mẹ nhìn nhau thông cảm và hạnh-phúc tràn ra khóe mắt như thầm cám ơn Chúa. Mình khổ cực  hy sinh vì con, con cái được bình an là tốt lắm rồi, cha mẹ thì sao cũng được.

       Trên đường đi, chúng tôi thấy từng đoàn người kéo nhau ra ruộng, đa số là người già, đàn bà và thiếu niên. Không biết thanh niên ở đây đâu hết mà công việc đồng áng lại giao cho Phái yếu!?. Đang suy nghĩ miên man thì tới đầu làng, vợ chồng theo đường mòn đề tìm tới chỗ xin kẹo. Tới nơi chúng tôi mới biết kẹo sữa là do người ta nấu sữa lâu ngày là do trong lúc họ cầm trang để đẩy, sữa tạt vào trong tường, tường đang nóng nên bốc hơi… lâu ngày thành một lớp dày, họ cạy ra cho heo bò ăn, nhưng chúng tôi xin nên họ cạy ra để cho chúng tôi. Ở đây họ vắt sữa bẳng tay, cái thùng được họ để dưới bụng con bò, hai tay nắm chặt núm vú con bò, kéo mạnh lên xuống thật nhanh, cứ thế… họ làm với phong thái rất chuyên nghiệp. Mỗi con bò họ vắt được khoảng hai ba lít. Đem vào lò biến chế, thêm đường vào thật nhiều rồi nấu bằng cách chưng cách-thủy. Nồi dài khoảng hai mét rộng một mét, vì thế họ phải kéo đi kéo lại bằng cây trang như đã nói ở trên, Chúng tôi đứng xem họ nấu sữa cả tiếng đồng hồ nhưng chẳng ai dám mở miệng xin,

 

Page.26

 vì không biết cái đó là cái gì, sau đó đánh bạo chỉ đại vào tường, họ hiểu ý và dẫn chúng tôi vào xem, thì ra hôm qua anh em trong ghe đã cạy hết rồi, cạy tài tình đến nỗi không còn chút nào dính lại trong tường. Nhìn mặt vợ chồng tôi lúc này chắc buồn cười lắm!!!,chẳng còn được miếng nào, vợ chồng tôi lại khăn gói ra đi, đi được vài trăm thước, vợ tôi chợt reo lên như tìm thấy vàng.

-         Con heo tha cục kẹo lớn anh kìa.

-         Để anh.

Thế rồi tôi đuổi theo con heo để dành lại cục kẹo của nó, con heo cứ ngậm cục kẹo chạy hoài cho đến khi tôi đuổi kịp, đạp cho nó một phát, nó há mồm kêu eng…éc, cục kẹo rớt ra, tôi chụp lấy ngay, đem tới một cái giếng gần đó để rửa, rửa tới rửa lui rồi lại ngâm vào loong nước chút xúi, lấy ra, cứ thế vài lần. Thấy cục kẹo sạch sẽ ngon lành, vợ chồng tôi đập ra thành miếng nhỏ cho con ăn. Cục kẹo to gần bằng bàn tay, nên chúng tôi cũng ăn ké một chút của con. Đang đi chợt thấy một con bò cũng đang ngậm một cục kẹo, thế là một màn rượt đuổi lại diễn ra để dành cục kẹo với con bò, nhưng lần này thì tôi bị thất bại!!! con bò đã nuốt luôn cục kẹo vào trong bụng. chúng tôi nhìn nhau cười mà trong bụng thì tiếc quá trời. Bàn nhau kiếm lò sữa khác, lặn lội cả tiếng đồng hồ cuối cùng cũng thấy một lò sữa khác, tiếc quá…phe ta cũng đã dọn sạch rồi. Gia đình chúng tôi kéo nhau ra một cây gần đó ngồi nghỉ. Một người đàn ông trạc độ 45-46 tuổi, ông ta mới từ trên tỉnh xuống, hình như ông ta là chủ nhiệm lò sữa ở đây, thật là hi hữu, ông này cũng biết nói tiếng Việt, thì ra trước đây ông ta cũng từng ở Bắc VN bốn năm, chúng tôi nhờ ông vào nói giùm đề cho chúng tôi ít sữa cho các con, ông ta đồng ý vào trong và ít lâu sau, mấy công nhân trong nhà máy bưng ra cho chúng tôi một nồi sữa nấu với khoai-lang, họ bảo chúng tôi ăn, thế là chúng tôi ăn một cách ngon lành, mấy người bạn chung ghe cũng gần đó, chúng tôi kêu họ lại ăn… nhưng mấy người công nhân không cho. Ăn xong, chúng tôi không có gì để đựng, nên họ cho đem cả nồi về và dặn, ăn xong nhớ đem trả lại nồi cho họ. đã thế họ còn cho chúng tôi thêm một loong sữa đặc. Chúng tôi cám ơn rồi ra về. Người đàn ông lúc nãy ra chỗ chúng tôi trò chuyện và đề nghị:

-         Anh chị có hai đứa nhỏ, mang đi cũng khó khăn, tôi có vợ nhưng không có con, anh chị cho tôi đứa con lớn, để nó ở đây…chúng tôi nuôi và bảo bọc nó như con đẻ. Anh chị còn trẻ, qua bên đó được thì sanh nữa, đâu có sợ gì.

 

Page.28

-         Xin lỗi, chúng tôi không thể làm như vậy được, bằng mọi giá dù có chết chúng tôi cũng đem con chúng tôi theo. Sống hay chết chúng tôi đã phó dâng cho Thượng-Đế.

-         Anh chị nghĩ xem, lỡ có mệnh hệ gì ngoài biển cả, anh chị vẫn còn lại con bé.

-         Xin lỗi anh nhé, xin anh đừng nói nữa, chúng tôi là kẻ làm cha mẹ, bổn phận chúng tôi là bảo vệ con cái, dù có phải hy sinh tính mạng, chúng tôi cũng sẵn sàng, mong ông thông cảm, tuy nhiên chúng tôi cũng cám ơn hảo ý của ông.

          Sau đó chúng tôi chia tay ông. Trên đường về chúng tôi nói đủ thứ chuyện, vui có, buồn có, đặc biệt nói về cha-me đôi bên, không biết ông nội, ông bà ngoại ra sao?!! Chắc ông bà tưởng mình đã tới Phi-Luật-Tân rồi, đâu ngờ rằng mình đang ăn mày ở đảo Hải-Nam này.

   Hôm nay thứ sáu, chúng tôi qua nhà anh chị Thái trò chuyện, sau một hồi hàn huyên… chị Ngôi nói:

-         Ở đây sao không có nước mắm hè.

-         Dạ, chắc người ở đảo này chỉ ăn muối.

-         Ước gì bây giờ có mắm mà ăn thì hay biết mấy.

-         Chị Ngôi, hay là chị cho cu Minh theo em vào làng xem có mắm không?

-         Ừ, chú với em Minh đi đi.

              Thế là chị Ngôi và vợ tôi đi kiếm những chai lọ trôi dạt mé sông về rửa sạch, Tôi và cu Minh vào hỏi ông già bán quán: mắm, tiếng Tầu là gì?, ông già chỉ cho, tôi và em Minh học thuộc. Về tới quán, chị Ngôi và Phúc vợ tôi đã kiếm giây cột đàu chai, thành một xâu 5-6 chai, anh em mang lên vai và lên đường, trên dường đi cứ nhắc nhau, mắm: tiếng tầu là gì, khi lội qua khỏi sông, chúng tôi thấy họ đang đào khoai lang, anh em rủ nhau tới coi và bàn với nhau, khi về sẽ ghé xin ít củ để ăn. Chúng tôi tiếp tục vô làng .

-         Minh, mắm là chi rứa?

-         Chết cha, em cũng quên rồi.

-         Anh cũng quên luân rồi.

-         Giờ, mần răng anh Năm.

-         Anh cũng chịu, thôi thì mình cũng cứ đi, vừa đi vừa nghĩ xem mình có nhớ ra không.

Hai anh em cứ đi, đi sâu mãi vào trong làng mà vẫn chưa nhớ ra, mắm nghĩa là gì.

-         Minh à, mình vào nhà này hỏi, họ có không?

 

Page.29

     Vào tới nhà gõ cửa, người đàn bà thấy người An-nam liền quay vào lấy gạo ra cho. Chúng tôi lắc đầu, chị lại lấy khoai và dừa, chúng tôi cũng lắc đầu, vì những thứ này chúng tôi đã có rồi. Đi thêm 5-7 căn nhà nữa…tình trạng cũng như vậy. Họ thắc mắc…không biết chúng tôi muốn cái gì. Tới một nhà khác, anh em chúng tôi chợt nghĩ ra, là chỉ vào mấy cái chai lọ mang theo, rồi đi ra sau vườn để tìm hũ đựng mắm, nếu không có, anh em chúng tôi nói “mậu la” rồi bỏ ra đi. Tới nhà thứ tám thì thấy hai ba cái lu, chúng tôi chạy tới rồi mở nắp ra, mừng rỡ chỉ tay vào lu,

-         Đây rồi.

Rồi chỉ tay vào mấy cái chai. Người chủ nhà hiểu ý bảo chúng tôi bỏ mấy cái chai xuống. Tất cả mấy cái chai lớn nhỏ đều được đổ đầy, anh em chúng tôi sung-sướng cám ơn rồi tươi cười ra về. Tới Nhà, chị Ngôi và Phúc mừng ra mặt, hai bà đổ ra coi thử, thấy mắm chưa chín, hai bà mượn nồi đem chưng lên, lọc ra để lấy nước mắm mà ăn. Phúc chưng xong, còn lại xác mắm, có người nào đó trong ghe đến xin đem về chưng lại, Gia đình anh chị Thái-Ngôi và vợ chồng chúng tôi là người duy nhất xin được mắm ở đảo Hải-Nam này.

       Chúng tôi ở đây cho đến ngày thứ tám, thì chính quyền trên tỉnh mới cho người xuống, họ hứa là họ sẽ cho chúng tôi thêm vài can dầu và ít lương thực. Họ sẽ chỉ đường cho chúng tôi đi tới Hồng-Kông. Họ nói khi hết bão thì chúng tôi phải đi ngay.

    Chiều hôm đó, toàn ghe họp lại và có đề nghị đóng góp để mua thêm dầu và lương thực, ai có vàng thì ứng ra trước, tới Hong-Kong thì chia đều ra để trả lại. Tôi đề nghị:

-         Nếu đã đóng góp thì tính luôn vàng và đồng hồ  đã đóng góp ở Tây sa, chia đều ra, nếu ai còn thiếu sẽ góp thêm.

          Một số anh em trên ghe không đồng ý. Nhưng rồi cuộc họp cũng kết thúc và kết quả như sau:  nếu chú Năm không đóng góp ở đây, khi qua tới Kong-Kong, chúng ta sẽ bán ghe và chú Năm không có phần.

-         Được, các anh em muốn làm gì thì làm.

          Nhưng cuối cùng cũng chẳng ai dám lòi vàng ra, cuộc họp bất thành. Sáng hôm sau bảy tám anh em lội bộ lên tỉnh để nhận dầu và lương thực. Đường dài tám cây số, nhưng vì đường đi toàn là đồi và cát, chúng tôi phải đi đến nửa ngày, thật vất vả mới lên tới tỉnh. Chúng tôi vào chợ, thấy họ bán thịt heo và bò mà thấy thèm, họ còn bán luôn cả những con chó đã thui xong vàng rươm, có những đường nứt trắng toát, làm chúng tôi nghĩ tới  nồi thịt cầy của dân Nghệ-Tĩnh-Bình mà chảy nước miếng, thôi thì ăn tưởng tượng vậy.

 

Page.30

     Sau khi mang dầu về, chúng tôi được lệnh của chính quyền, chỉ ba ngày nữa phải lên đường, chấm dứt 12 ngày hành khất. Sau ngày thứ 12 chúng tôi kéo nhau xuống bãi biển, ghe đã được chuẩn bị dầu và lương thực đầy đủ, ghe đậu cách bờ khoảng 20 mét, vất vả lắm tôi mới đưa được vợ con ra ghe, vì Phúc không biết bơi mà nước lại ngập đầu nên rất khó khăn. Sau khi mọi người đã lên ghe, chúng tôi khởi hành chung với chiếc ghe bạn.

    Đi khoảng tới trưa, gió bắt đầu thổi mạnh, sóng lớn và gió làm chiếc ghe bị lắc-lư  mạnh. Anh Tư râu ra lệnh cho ghe chạy vào một cái vịnh.                 Lúc vào trong đó, nước lặng im như trong hồ, ghe chạy xát vào chân núi, mọi người xuống ghe, leo lên núi chơi, tìm dược một con suối nhỏ, vài người nằm xuống reo hò đùa giỡn tự nhiên, bất kể những nguy hiểm ngoài vịnh Kỳ-Phong đang chờ đón.

       Một chiếc thuyền đánh cá Trung-Quốc cũng đang tránh bão ở đây, họ cho chúng tôi biết là sóng gió sắp hết, nếu đi Hong-Kong không phải tránh hướng khác, còn không ghe bị chạy vào vùng nước xoáy, họ cũng chỉ hướng cho chúng tôi đi. Cám ơn Chúa Mẹ đã khiến họ giúp chúng tôi thoát khỏi hiểm nghèo. Anh Tư đã cho chạy theo hướng của chiếc tàu đánh cá chỉ, và chạy hết hai đêm một ngày nữa, tới sáng ngày thứ ba, chúng tôi thấy xa xa sáng rực, chạy thêm hai tiếng đồng nữa thì thấy đèn, đèn giăng mắc như sao đêm, chị Ngôi đề nghị ngừng lại để đọc kinh lần hạt, tạ ơn Chúa Mẹ, sau đó chúng tôi tiếp tuc chạy đến Hong-kong khoảng 8 giờ sáng, định chạy quanh một vòng để coi, nhưng xui xẻo cho chúng tôi, chiếc ghe lại chạy ngay vào xà-lan, chỗ mà họ đang giữ những người nhập cảnh bất hợp pháp. Chúng tôi cũng bị cảnh-sát Hong-Kong dắt lên đó. Tính từ khi rời VN cho đến hôm nay, thiếu 4 ngày nữa là đúng hai tháng ( ngày 5 tháng sáu, đến 01 tháng tám).

     Trên 100 người ở trên xà-lan, khoảng mười mấy chiếc ghe của người Đà-Nẵng, Huế, Quảng-Nam, Quang-Ngãi, họ cũng vượt biên tới đây. Vì chiếc ghe của chúng tôi lớn hơn nên được cột xát vào xà lan để làm đầu cầu lên xuống những chiếc ghe nhỏ, ghe nhiều lần bị đụng vào xà-lan nên bị nứt ra… chúng tôi phải tát nước liên tục. đêm đó tôi và anh Huệ đến phiên tát nước. Chúng tôi được biết nếu ghe chìm, họ sẽ không cho vào đất liền, ai cũng phải ở đây hai tuần để làm thủ tục, xong mới được vào.

-         Năm, dậy tát nước.

     Tôi thức dậy, xuống ghe làm công tác, nhưng khi thấy nước sắp ngập, tôi đành bó tay và vào ngủ, anh  Huệ vẫn tiếp tục tát nước.

 

Page.31

-         Năm, dậy tát nước, ghe sắp chìm rồi.

-         Kệ mẹ nó đi, bây giờ  ghe chìm không răng mô, mình ở trên xà-lan rồi còn sợ gì nữa.

-         Năm à chịu khó tát nước đi, ghe chìm, họ không cho mình vào đất liền.

-         Sợ gì, tới đây còn sợ gì nữa anh, họ không cho mình vào đất liền thì mình đi đâu?

Tờ mờ sáng hôm sau, ghe chỉ còn thấy cái nóc của phòng máy, cảnh sát họ chạy tới chạy lui, chụp hình chiếc ghe đang chìm vì họ sợ bị mất bằng chứng, Hồng-kong sẽ phải cho chúng tôi tị nạn, sau đó họ tập họp chúng tôi, cho xuống tầu lớn để vào đất liền , “Kho-Đen” chỗ chứa hàng mấy trăm người nhập cảnh  bất hợp pháp đang chờ làm giấy tờ.

 Nhất lý nhì lì, liều mạng mà được việc.

      Tối đó mưa lớn, nếu còn ngoài xà-lan thỉ chắc ướt như chuột lột, cũng may là chúng tôi đã tới đất liền. nơi đây kín cổng cao tường nên rất ấm cúng. Ngay khi vào kho-đen, họ chỉ cho chúng tôi chỗ ở, phát quần áo và đồ dùng cá nhân, sau đó dẫn tới phòng y-tế để diệt chí, họ cho gội đầu bằng thuốc, thuốc có bọt như bọt xà phòng, sau đó lấy khăn bịt kín lại… để như thế 3 tiếng đồng hồ mới mở ra và đi tắm. Thuốc diệt chí thật tốt, mãi về sau trứng chí cũng bị tiệt luôn. Sau đó họ cho chúng tôi về nghỉ ngơi, và họ cho kêu người đi nhận cơm trưa.

     Kho-đen là chỗ nhốt những người nhập cảnh bất hợp pháp, đang chờ làm thủ-tục để giao nộp cho CAO-ỦY TỴ-NẠN, khi được chấp nhận mới được ra khỏi trại. Trung bình, ai cũng phải ở trong này khoảng hai tuần lễ, chúng tôi cũng vậy. Họ chia thành từng toán theo số ghe, tới số ghe của mình thì mọi người phải ra tập họp để Cảnh-sát nói chuyện, ghe chúng tôi được mang số: “dất dất xam dị”( có thề là nhất-nhất-tam-nhị) tức là 1132. Khi nghe tới số ghe của mình, thì mọi người phải ra tập họp để nghe cảnh-sát nói chuyện, Cảnh-sát ở đây dữ như bọn cai ngục, họ có thể đánh chúng tôi bằng báng súng hay những cú đá ác nghiệt mà không bị khiển trách, vì thế mọi người sống ở đây luôn phập phồng lo sợ. Sau hai tuần lễ, ghe mang số 1132 được lệnh chuẩn bị để ra trại tự-do. Trại mang tên “ Cai-Tắc-Bắc. Hôm nay ngày mở đầu cho cuộc đời tỵ nạn, cuộc đời lưu vong.!!!

“ Nhớ nước đau lòng con Cuốc-Cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (N.C.T.)

San Bernardino, CA.

Ngày 01 tháng 11 năm 1996

NGŨ-PHƯỚC

(Lê văn Năm 364)

   

______________________________________________________________________________________

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngan Nguyen 323