HOME             Hồi Kư Thơ Nhạc         

 

Thưa các bạn hôm nay ngày mồng Ba tháng Tư
Cũng ngày này của 45 năm trước...!!!
Sau khi bị bọn du kích gom lại dẫn về chùa Năm Ô Đà nẵng một đêm, sáng ra tôi nhập theo đoàn người tỵ nạn t́m đường về thành phố với chỉ một chiếc quần lót (sà lỏn) ở trần, tôi sợ bị phát hiện nên hỏi những người đi chung để sách đồ dùm họ, nhưng không ai cho có lẽ họ sợ ḿnh lấy mất v́ vậy, đi dược một đoạn đường tôi thấy một cái ǵ lành lạnh ấn vào hông tôi, biết đó là họng súng tôi quay lại một bộ đọi chính
quy quát hỏi:

-   Trước ở đơn vị nào?

Tôi không dám khai thật nên trả lời: -  "Tôi thuộc Sư Đoàn 3".

Thế là tôi bị đem ra khỏi đoàn người và dắt đưa tới đồn cảnh sát cũ ở ngă ba An Hải. Ở đây đă có khoảng 20 người lính đă bị tạm giam, tên bộ đội bảo:

-   Anh tạm thời ở đây không được đi đâu".

Rồi hắn đi mất, trời bắt đầu đổ mưa, tôi ngồi trông ra ngoài chờ ngớt mưa và trốn thoát ra khỏi đồn cảnh sát đi về hướng thành phố. Dọc đường rải rác vài xác người chưa được thu gom... Đến chiều tôi đă về đến phố. Không biết đi đâu, tôi đi dọc theo con phố Trần Hưng Đạo. Đi chân không bàn chân đau rát, thấy có nhà mở cửa sát vừa cho một người đứng, tôi lấy hết can đảm đến hỏi:

-   Chị ơi nhà c̣n đôi dép cũ nào cho tôi xin, chân tôi đau quá..!!.

Câu trả lời ngắn gọn: -“Không có“.

Lại lê gót đi, trời về chiều, tôi đă tới được chợ Đầ Nẵng không một bóng người, mệt quá tôi kiếm một cái sạp gỗ ở giữa chợ làm giường cho đêm nay... trời vẫn mưa, những giọt mưa rớt trên mái tole nghe buồn thê thảm... tôi thiếp đi lúc nào không biết...

 

Vài tiếng súng nổ lẻ tẻ đâu đó rồi tiếng loa phóng thanh trên những chiếc xe Jeep ngoài đường đă đánh thức tôi, ngồi dậy mà thân xác ră rời. Tôi nghĩ bằng mọi cách phải kiếm ra một bộ đồ che thân nhưng ở đâu đây.?!! Tôi uể oải tụt xuống khua chân t́m... dép!! Mới biết có đôi dép nào đâu. Khập khiễng lê bước đi mà không biết đi đâu? Đi một ṿng chợ th́ thấy một trạm kiêm soát chợ của Cảnh sát toang hoang. Tôi bước vào, cái tôi nh́n thấy là chiếc dép nhựa màu nâu, mừng quá vội sỏ chân vào và đảo mắt kiếm chiếc c̣n lại, nhưng không thấy. Chợt thấy ở góc nhà có cái áo, tôi bước tới cầm lên áo ngắn tay của Cảnh sát cởi ra bỏ lại, mừng quá tôi dũ vài cái cho sạch bụi rồi ghé răng cắn vào cái huy hiệu cảnh sát để lột ra. Cả cái bảng tên “Hùng“ nữa, xong suôi tôi khoác vào chiếc áo không phải của ḿnh mà an tâm vội vă bước ra với đôi chân một chiếc dép. Đi thêm vài bước tôi thấy thêm một chiếc dép nhật, đến gần th́ thấy cùng bên, vẫn sỏ vào và đi ra khỏi chợ. Lúc này mới cảm thấy đói! Làm sao đây?? H́nh như đă hai ngày chưa ăn ǵ. Tôi chợt nghĩ hay là đi xin gạo nấu cơm ăn?!! Đi một đoạn phố muối mặt gơ cửa xin gạo... Lúc này mới có 23,24 tuổi nên mắc cỡ lắm, nhưng chịu thôi, thế mà có được hột gạo nào đâu!!! Nhưng cũng may cuối cùng cũng gặp một bà tốt bụng, bà nói:

-   Lên Chùa mà ăn, ở đó họ cho ăn đó

Tôi nghe vậy mừng quá hỏi lại:
-   Chùa nào vậy bà?
-   Chùa Ông Ích Khiêm
-   Chùa đó ở đâu cơ?
-   Chời, ở gần đường xe lửa á

Tôi quay đi mà quên Cả cám ơn... Tưởng ở đâu chứ ở gần đường xe lửa th́ tôi biết,
Chả là hơn một năm trước phi trường Phú Bài, Huế bị vc pháo kích hư hại, nên C130 không đáp được phải dùng Phi trường Đà Nẵng để đưa anh em Tân binh ra chiến trường, lúc đó đơn vị tôi đang nghỉ dưỡng quân nên được biệt phái đi chung với Quân cảnh từ Hương Điền ra, để đón các chiến binh và hộ tồng họ về Quảng Trị. Tôi có ở lại Đà Nẵng một đêm đi... lang thang.
Hơn nửa tiếng sau tôi đă đứng trước sân Chùa, trước mặt tôi, sân cột cờ vũ khí súng đạn các nơi được các bé đeo băng đỏ gom về chất đống cao như cái lều của dân Da Đỏ. Trong khuôn viên Chùa, các ni cô đi tới đi lui và hầu hết là các Thương bệnh binh của QLVNCH bị “đuổi z” ra khỏi quân y viện Nguyễn Tri Phương. Họ đang chuẩn bị đi lănh nhận bữa cơm trưa. Tôi liền nhập bọn đứng xếp hàng, cơn đói làm tôi hoa cả mắt, v́ người đông hay đống vũ khí??!! Sau cùng trời cũng nhận được phần cơm từ thiện từ tay các ni cô, Phật tử chùa Ông Ích Khiêm, và dĩ nhiên tôi ở lại đây được 2 ngày ăn no... ngủ không yên... và ngày thứ ba sóng gió lại đến!!!

 

Ngủ không yên??!! Vận nước, chuyện gia đ́nh ở Ban Mê Thuộc mới thất thủ hôm mồng Mười. Phận ḿnh nằm co ro ở một góc sân đ́nh không chiếu gối, không mùng mền ngoài trời vừa mưa vừa gió...!!
Sáng thức dậy nghe trụ tŕ loan báo trên loa:

-  Chùa không đủ sức nuôi hết mọi người nên chỉ nuôi các thương bệnh binh, c̣n những ai khỏe mạnh sẽ không được cấp thúc ăn.

Lại khổ rồi!! Mà cũng phải, v́ số người khỏe mạnh ở Chùa cũng nhiều lắm, nên để dành cho các anh em thương binh. Tôi ra đi cảm ơn Chùa, cảm ơn mọi người đă cưu mang tôi hai ngàyqua.
Tôi quyết định xuôi Nam, đi tới đâu hay tới đó,. Phải về Ban Mê Thuộc trước... Lần ṃ ra quốc lộ 1 đi được gần hai cây số th́ gặp trạm kiểm soát của dân quân chặn hỏi:

-  Anh này đi đâu?.

Tôi trả lời: - "Về Qui Nhơn".

Họ nói không đi được lúc này, phải trở lại thành phố. Ôi thôi rồi! Thế là quay trở về chốn cũ... Đi lang thang không biết đi đâu, về đâu!! Chợt tai nghe có tiếng gọi giọng đàn bà:

-   Anh,anh, anh ơi.

Nghĩ là không phải gọi ḿnh nên không quay lại, nhưng sau đó tiếng gọi to hơn:

-   Anh Sơn.

Tôi ngoảnh lại, thật ngạc nhiên ngỡ ngàng, hai người con gái Huế quen thuộc, họ từng mở quán cà phê và bán đồ ăn ở gần chỗ đóng quân của chúng tôi ở Quảng Trị, họ là hai chị em. Thấy tôi, trên gương mặt họ hiện rơ nét vui mừng. C̣n tôi th́ thẹn thùng e ngại, v́ chỉ hơn nửa tháng mà tôi đă thay h́nh đổi dạng 180 độ, không trốn vào đau được, lại phải đói diện với họ. Cô em thấy tôi không giống khi xưa, nên phá ra cười, cô chị thấy vậy nạt cô em và hỏi tôi:

-  Anh đi mô rứa, có một ḿnh thôi à.

Tôi cười gượng: - “Ờ... tôi không biết... cũng không gặp ai hết“

Cô hỏi tiếp: - “Anh đói bụng không, ăn cơm trưa chưa?”

Tôi trả lời: - “Chưa... tôi... không có tiền“

Cô chị nói: - “Không răng mô, em có tiền“

Rồi cô dắt tôi tới một góc đường có sạp cơm trên vỉa hè - Hôm nay đă có người buôn bán lại rai. -

Cô kéo chiếc đ̣n nói: - “Anh ngồi đi, ăn no trước cái đă“.

Rồi lớn tiếng gọi người bán: - “Chị ơi, cho tôi một dĩa cơm với một ly trà đá”.

Tôi nghe vậy liền hỏi: - “Hai chị em không ăn à“

-   Tụi em ăn rồi c̣n đang no.

Rồi hai chị em ngồi nh́n tôi ăn, v́ đang đói nên cũng quên mắc cỡ, tôi ăn sạch trơn dĩa cơm sườn, uống hơn nửa ly trà đá.

Cô lại lại hỏi: - “Anh no chưa? Ăn thêm hỉ?”

Tôi trả lời: - "Thôi cô, tôi no rồi"

Rồi có nói luôn: - “Chừ về chỗ em nghỉ cái đă“

Lúc này tôi mới hỏi: - "Hai cô bây giờ ở đâu?"

Cô trả lời: - "Tui em đang ở trường tiều học Thánh Giuse bên An Hải, chỗ dành cho máy người chạy loạn"

Lúc này tôi như thuyền nan không định hướng, nên lèo đẽo đi theo hai cô về bên An Hải. Dọc trên đường về, rải rác vài cách mạng tháng Ba ôm khẩu AK 47 đi tới đi lui nh́n bọn tôi khiến tôi cũng nhộ. Rồi cũng về đến nơi, hai cô dưa tôi đến một dăy pḥng học, trong pḥng đă không c̣n bàn ghế mà chỉ có mỗi góc pḥng một vài chiếc chiếu, trên đầu nằm toàn những túi sách và giỏ của gia đ́nh. Cô bảo:

-   Anh nằm nghỉ đi... nếu không về Nam được th́ về quê với bọn em làm ruộng, có cái chi ăn cái nớ..."

Tôi nghe qua thấy không ổn, tự hỏi rồi cuộc đời ḿnh trôi về đâu??!! Làm nông? Không kham nổi. Đầu óc tôi lùng bùng cũng ậm ừ cho qua chuyện... Tôi nhắc đến cuộc gặp gỡ không hẹn này là muốn vinh danh hai chị em người dân Quảng Trị. Họ đă đối xử chân t́nh chân thật với những người lính ngă ngựa như chúng tỏi trong lúc này, mà không quản ngại bất cứ chuyện ǵ xảy đến với họ. Ôi tấm ḷng vàng khó gặp khó quên...!!! Tôi ngậm ngùi cố ngăn cảm xúc rồi hỏi:

-   Khi mô mấy O về quê

Cô nói: - "Chưa biết khi mô “cách mang” cho th́ anh về với bọn em hỉ?".

Tôi không muốn làm thương tổn đến ư định vàng ngọc của cô nên ậm ừ và nói:

-   Mai tôi c̣n phải ra phố để đi kiếm các anh em khác nữa rồi mới tính, để họ lang thang tội nghiệp".

Cô reo lên: -“̀ mai em đi chung với anh”, rồi cô nói tiếp: - “Anh nằm nghỉ em đi nấu ḿ ăn rồi mai ḿnh đi”.

Lại một lần nữa tôi xúc động v́ sự chăm sóc và quan tâm đến chúng tôi, làm sao tôi đáp đền một tấm chân t́nh quư hiếm chỉ có trong kinh sách! Tôi trân quư không dám dụng vào dù thật nhẹ, tôi miên man suy nghĩ về ngày mai, ngày mai sẽ ra sao???!!!.

 

Đêm qua một đêm không dám ngủ v́ ngoài kia bọn đeo băng đỏ cứ bồng súng lảng vảng, lâu lâu ḿnh lại nghe tiếng súng không biết họ sử ai, và nếu bọn chúng mà biết ḿnh là "Lính Thuỷ Đánh Bộ" là chết chắc, không cần xử và kẻ giết người cũng b́nh an. Nên thức trắng chờ sáng c̣n... đi. Cô chị ngoài sân vừa vào nói:

-  Để em nấu ḿ anh ăn c̣n đi hỉ?

Tôi không dám từ chối mặc dù ḿnh ăn th́ họ nhịn nhưng tôi cần phải có trước khi ra đi. V́ có ư định không ở lại, nên tôi bàn với cô là để tôi đi một ḿnh, cô ở nhà cho khỏe, nếu kiếm được Anh em nào tôi đưa họ về đây theo ư cô. Suy nghĩ một phút cô gật đầu đồng ư. Ăn xong tô ḿ tôi đứng lên định đi th́ cô nói khoan đi đă. Rồi cô mở thùng carton lấy ra một cây thuốc Ruby Quân Tiếp Vụ và mấy hộp thịt balat, cho vào túi nylon đưa cho tôi rồi nói:

-   Anh cầm đem đi khi mô đói bụng ăn nha.

Tôi ngần ngại, cô nói tiếp: - "Không răng mô".

Tôi nhận nhưng tháo cây thuốc ra xin hai gói, cô không chịu bảo cầm hết đi nếu có gặp các anh khác cho họ hút vói, Trời ơi sao ở chốn khô cằn sỏi đá kia lại sản sinh ra người phụ nữ tràn đày t́nh cảm trong hoàn cảnh này?!! Thế là hôm nay tôi đi lang thang với túi hành trang khiêm tốn, vừa bước được vài bước lại bị gọi lại, tôi quy lại thấy cô tay đang cầm đôi dép của cô nói:

-  Anh lấy đôi dép này đi đi.

Tôi nói: - "Không được, rồi cô đi bằng dép nào?"

Cô chỉ vào chân tôi nói dép nớ, Tôi nói thôi không được. Cô nói lấy đi chiều về trả lại. Tôi không có ư định trở lại nơi này, chỉ v́ sợ chúng nó sơi tái vào giờ này th́ lăng sẹt. Mà nói cho cô biết không trở lại th́ không đành ḷng và chắc là cô sẽ buồn lắm, nên tôi nhất định không đổi dép. Tôi đi ra tới cổng trường quay lại thấy cô vẫn đứng ở cửa lớp học nh́n theo và nói:

-   Nhé... chiều về nghe...!!
Ra tới phố không định hướng, tôi đi ḷng ṿng đến chiều th́ tới nhà thờ Con Gà -nhà thờ Chính Toà- Tôi chợt nhớ ra Bố mẹ tôi có quen một ông cha từ ngoài Bắc hiện đang phục vụ tại nhà thờ này. Theo lời kể th́ bà ngoại tôi có bán lúa giúp ông đi từ Ninh B́nh ra Hải Pḥng. Để theo tầu há mồm vào Nam, lúc tôi 10 tuổi ông có gọi điện thoại cho Bố mẹ tôi hỏi có muốn cho tôi đi tu không ông giúp, dĩ nhiên tôi không chịu. Hôm nay tôi nghĩ có thể nhờ ông, nên đi thẳng vào nhà xứ, nh́n vào không thấy ai, gơ cửa không có trả lời!! Chợt nghe sau lưng có tiếng hỏi:

-   Anh t́m ai?

Tôi quay lại lại thấy một bóng Hồng với chiếc áo dài trắng, Tôi gật đài chào cô ṛi nói:

-  Tôi t́m Cha Huỳnh.

Cô trả lời: - "Cha vô Sài G̣n rồi, kiếm cha có việc chị?"

Tôi đành kể khổ: - "Tôi là lính Sài G̣n bị kẹt lại đây, muốn nhờ Cha giúp đỡ vài ngày, rồi kiếm đường vào nam". Cô nói: - "Vậy hả, để em vào tŕnh cha phó coi có giúp được không".

Cô đi thẳng vào trong chừng một phút th́ quay ra nói:

-   Anh đợi đây nghe Cha ra tới giờ, em phải vào nhà thờ"

Tôi chưa kịp cảm ơn th́ cô đă dúi vào tay tôi một tờ bạc đă cuộn tṛn như điếu thuốc. Thoáng nh́n tờ bạc màu cam tôi đoán là 500 đồng con Hổ. Tính xấu hổ chưa hết, tôi từ chối không nhận và tôi biết mặt tôi đổi sang màu đỏ v́ cảm nhận được đang nóng ran. Cô nói tiếp:

-   Anh cứ cầm đi, có lúc dùng tới

-   Tôi không cần đâu, chỉ cầm đi cho vui thôi,

Chẳng Đặng đừng, tôi vụng về cầm lấy và nghĩ lại mắc nợ thêm một lần nữa, tôi chưa kịp hỏi tên cô th́ có đă quay đi. Lọn tóc phủ trên vai hất ra sau tôi thấy trên vè áo dài có may bảng tên trường “Hồng Đức”. Là trường nữ trung học gần nửa thế kỷ, vẫn chỉ biết cô là nữ sinh Hồng Đức. Đang tần ngần trước cửa th́ cha phó ra chào tôi và hỏi anh cầm ǵ? Tôi tŕnh bày hoàn cảnh xin Cha giúp. Cha nói:

-   Thôi dược rồi, cha thông cảm, anh cứ ở đây nhà xứ không có chỗ, anh cứ ngủ ở bên hông nhà thờ, c̣n việc ăn uống cha sẽ nhờ các anh em Thanh Niên Thánh Thể ho lo cho, họ đang làm việc cho hội Hồng Thập Tự"

Tôi cảm ơn Cha và đến bên hông ngoài hành lang Nhà Thờ ng̣i dựa lưng vào tường nghỉ mệt, suy nghĩ lung tung. Một lúc sau, cha dắt đến 1 thanh niên mặc quần Tây áo sơ mi trắng, bên trái ngực có dấu Hồng thập tự. Giới thiệu với tôi anh tên Dũng, có ǵ cần cứ cho anh biết. Chúng tôi chào nhau rồi anh nói anh cứ ở đây, tôi đi công chuyện chiều tối tôi trở lại. Và rồi trời vừa xầm tới, tôi thấy có 4 người vào khuôn viên nhà thờ bằng cổng nhỏ bên cạnh, cổng chính đă đóng. Từ xa tôi nghĩ chắc cùng hoàn cảnh, họ tiến thẳng đến tôi, lúc tới cánh gà, tôi nhận ra đó là Anh Tư, Đại đội trưởng của tôi, đi với anh là Long Michell, âm thoại viên đại đội, cùng Tâm "Cao", Toán phó của toán Viễn Thám khác trung đội, và Thục "Gầy", thuộc Ban chỉ huy Đại đội. Chúng tôi mừng vui không tả, c̣n hơn lượm được vàng. Anh Tư, Đại đội trường của tôi c̣n sống hiện đang định cư ở tiểu bang Arizona. Long Michell c̣n ở Việt Nam. Thục "Gầy" ở Mỹ không nhớ tiểu bang. C̣n Tâm "Cao" đă về vùng 5.!!!
Hạnh phúc niềm vui tràn đầy trong lúc này như đàn gà con gặp bầy, nhưng niềm vui thường qua mau!!! Nh́n lên bầu trời mây đen sắp kéo đến!

 

Trời Đà Nẵng mùa này lúc đen lúc trắng
Qua một đêm an lành, khoảng 7, 8 giờ, Cha gọi vào đưa ra một bao quần áo cũ Mỹ viện trợ nói các anh cố cái nào vừa lấy mặc, anh em mừng ra mặt mở bao lôi ra cái nào cũng ướm thử, nhưng thật thất vọng v́ rộng quá khổ, thế là nhét vào trả lại cho Cha. Đến trưa mọi người đă thấy đói, hỏi anh Tư:

-   Sao giờ Anh Tư?

Anh trả lời: - "Ǵ cũng hỏi, muốn ǵ bay hỏi ông Sơn đi".

Nghe thế có đứa nh́n tôi, tôi nói:

-   Th́ đi kiếm ǵ ăn đi,

Bọn họ nh́n nhau tôi hiểu ư, móc trong túi áo tờ 500 chiều qua của người đẹp Hồng Đức, ch́a ra nói ai đi mua bánh ḿ với chai x́ dầu về ăn đỡ... Chưa kịp đi th́ ngoài đường họ đang rước h́nh Hồ Chí Minh đi ngang, vừa đi vừa hát rầm trời... Bỗng một tiếng nổ thật lớn tôi nhận ra tiếng lựu đạn M 67, bọn tôi cùng đứng lên nh́n ra đường đám rước tan hàng, tiếng người la khóc ầm ĩ chạy tán loạn. Một lúc sau có mấy bộ độ chính quy đến, chúng tôi thấy không ổn muốn thoát ra khỏi khuôn viên nhà thờ, nhưng ra ngơ nào khi chỉ có một cổng chính. Vừa lúc ấy Dũng, em Thanh Niên Công Giáo chạy tới nói:

-   Các anh theo em.

Thế là em vừa đi vừa chạy ra phía sau nhà thờ, nơi có hang đá Đức Mẹ, đằng sau là bức tường xi măng. Dũng trèo lên chúng tôi trèo theo, nhảy sang bên kia tường là nhà dân. Cuối cùng, nhóm chúng tôi đă lạc mất hai người, và Dũng đưa chúng tôi về nhà em an toàn. Dũng nói:

-   Nhà chỉ c̣n ḿnh em ở lại coi nhà, Ba mẹ đă vào Sài G̣n tháng trước, ba em là Dân Biểu, các anh cứ yên tâm ở đây, em đi lấy gạo nấu cơm.

Tôi đi theo thấy thùng gạo chẳng c̣n bao nhiêu, giỏi lắm được 3 bữa. Chúng tôi ăn xong nghỉ đêm tại đây, lại thêm 1 người có ḷng tốt thực sự. Sáng hôm sau em thay nghề của tôi, đi thăm ḍ t́nh h́nh nhà thờ đến trưa em về cười vui vẻ nói:

-  Không có ǵ hết, mọi chuyện êm rồi, mấy anh kia cũng đang ở bên nhà thờ.

Tôi thở phào và nhờ Dũng dẫn chúng tôi trở lại nhà thờ bằng cổng chính, chúng tôi lại gặp nhau... hết hồn, nhưng đă yên đâu?!! Một lúc sau Cha phó lại cho gọi chúng tôi và nói:

-  Hôm qua họ có vào gặp cha và có lệnh là nhà thờ không được chứa chấp bất cứ ai, nên các anh đi kiếm chỗ khác, nếu không th́ phiền lắm".

Chúng tôi lại nh́n nhau như hỏi mà không trả lời được. Rồi cha lại tiếp:

-   Hay là để chiều nay sau thánh lễ, cha sẽ hỏi giáo dân xem sao.

Chúng tôi cảm ơn cha và về chỗ đợi...
Đến chiều tôi vào xem lễ. Cha đă ban phép giải tội tập thể, đến cuối lễ Cha đă lên tiếng kêu gọi giáo dân:

-  Hôm nay có một số anh em lính Cộng Hoà, gia đ́nh ở trong Nam bị kẹt lại, không nơi nương tựa, vậy Cha kêu gọi ḷng hảo tâm của anh chị em gia đ́nh nào có điều kiện cho họ tá túc một thời gian ngắn, một vài tuần th́ cho cha biết.

Cả nhà thờ có chừng vài ba người đưa tay lên. Cha lại nói với họ sau thánh lễ vào gặp Cha, Lễ tan mọi người ra về, chúng tôi ngồi bên hông nhà thờ chờ đợi, Khoảng 15 phút sau, Cha ra gặp chúng tôi và nói:

-  Có bốn gia đ́nh nhận giúp đỡ các anh. Có một gia đ́nh nhận hai người, nếu các anh đồng ư th́ theo cha

Tôi trả lời: - "Dạ Cha cho chúng con bàn lại"

Cha nói: - "Ừ th́ tuỳ các Anh, quyết định xong cho Cha biết nhanh lên nhé, họ đang chờ".

Cha đi rồi chúng tôi nói: - "Tưởng đi chung chứ tách ra từng người vậy không được, Sống chết có nhau, t́nh huynh đệ chi binh ở đây".

 

Mới 6 giờ sáng những chiếc loa quái ác đă đánh thức chúng tôi với lời réo gọi: - “ Yêu cầu các Sĩ quan quân đội Ngụy, phải ra tŕnh diện với chính quyền cách mạng tại sân vận động, các bạn sẽ được khoan hồng. Những ai lẩn trốn sẽ bị nghiêm trị“. Được lập đi lập lại nhiều lần, sau đó lại kêu gọi: - “Tất cả sĩ quan quân đội ngụy dă tŕnh diện, phải đến tŕnh diện tại Bungalow cũ, ở Thanh Bồ để học tập một tuần“. Những lời này cứ nhai đi nhai lại làm tôi và anh Tư sốt cả ruột. Tôi và anh cùng chung một suy nghĩ: "Chắc không đến nỗi bị giết, v́ theo như họ loa truyền th́ chỉ học tập có một tuần, tuy nhiên vẫn nửa tin nửa ngờ". Sau đó, tôi và Anh Tư quyết định ra tŕnh diện, sau khi chúng tôi thử đi coi t́nh h́nh. Ba anh em ở lại nhà thờ chờ chúng tôi về v́ chúng tôi chỉ muốn đi tŕnh diện ở sân vận động, chứ không có ư định học tập “một tuần”
Hai chúng tôi thả bộ ra khỏi khuôn viên nhà thờ, hỏi thăm đường đến sân vận động thành phố. Cũng không xa lắm khoảng hơn một cây số. Đứng bên này đường nh́n sang sân vận động quan sát thấy không đông, chỉ lưa thưa vài người vào sân, anh Tư nói:

-   "Thôi về ông ơi kệ mẹ nó ḿnh kiếm đường về Saigon

Dĩ nhiên tôi đồng ư, vậy là hai chúng tôi quay về nhà thờ, thấy chúng tôi về mấy anh em xúm lại hỏi han. Đúng lúc Dũng đi lơn tơn tới, tôi nhờ em đi mua hộ kư gạo và chai x́ dầu, Dũng nói nhà em c̣n, em về lấy mang qua.
Khoảng hơn nửa tiếng Dũng trở lại với nồi cơm, một chai x́ dầu cũ và mấy cái muỗng. Em nói mang chén lôi thôi quá nên em không mang, không sao lính mà. Năm cái đầu chụm lại dốc x́ dầu vào nồi cơm c̣n đang nóng, mạnh ai mấy xúc ăn ngon lành, trong lúc Dũng đi ṿng ṿng canh chừng. Chúng tôi ăn xong em trở lại lấy nồi và muỗng đem về rửa c̣n chai x́ dầu để lại... Trời ơi...! Chúng tôi những người lính không hiền lành ǵ, TQLC chứ chơi à... đến lúc sa cơ lỡ vận lại gặp được những người tốt bụng như vậy... Trời c̣n thương, nếu chỉ một ngày một bữa thôi cũng quá đủ với chúng tôi... để có thể sống sót qua ngày mai... Ngoài đường vẫn c̣n những chiếc xe tải nhỏ và xe Jeep quân đội mà chúng thu được gắn cờ "mặt trận giải phóng miền nam", mang theo loa phóng thanh vừa chạy vừa kêu gọi: “Sĩ Quan quân đội ngụy tŕnh diện học tập“. Rồi với bài hát “như có bác Hồ“. Măi đến chiều tối mới chịu ngừng. Thêm một đêm ngủ tại nhà thờ yên ổn, vẫn chưa thấy bọn họ đến làm phiền nhà xứ. Thực ra chúng tôi không c̣n lựa chọn nên ở lỳ trong hồi hộp. Rồi... ngày mai! Lại một ngày không biết làm sao, với ư định cả năm người đi đường bộ về hướng Nam, sao phiêu lưu và nguy hiểm quá??!! Từ Nha Trang vào tới Sai G̣n vẫn trong ṿng kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Suy đi nghĩ lại chúng tôi lại hủy bỏ phương án này và ở lại đây, v́ với quyết định đi cũng không thấy dễ thự hiện. Vấn đề là tôi và Anh Tư th́ dễ, sao cũng được, nếu xảy ra chuyện ǵ cũng chấp nhận, nhưng c̣n ba anh em kia có xảy ra chuyện ǵ, chúng tôi thật áy náy. Đẻ khỏi phải lo lắng bồn chồn một lần nữa chúng tôi quyết định ra tŕnh diện, nên dặn ḍ kỹ hơn với ba anh em kia:

-   Nếu từ giờ tới chiều mà hai chúng tôi không quay lại th́ anh em tự lo cho ḿnh và t́m đường về Saigon...

Sau đó hai chúng tôi đă đến trước cổng sân vận động, bên này đường có quán cà phê cóc Anh Tư nói:

-   Kệ mẹ nó ǵ th́ ǵ, ḿnh vào uống ly cà phê rồi tính.

Nhắc đến cà phê tự nhiên thèm dù không phải dân ghiền. Hai chúng tôi vào ngồi cái bàn kê sát lề, gọi hai ly cà phê đá và không ai nói với ai câu nào. Uống vội cho hết để lấy b́nh tĩnh đón nhận đoạn đời kế tiếp. Uống xong Anh Tư trả tiền, rảo bước qua đường. Cổng không có người gác, trước mặt một vũng nước mưa đục ngầu đọng lại. Anh Tư nói chờ chút, anh xoay lưng lai. Lúc này không có ai ở gần, anh móc trong lưng quần ra khẩu colt 45 và một cái địa bàn thả xuống vũng nước. Một tiếng bơm êm ái với một vài bọt nước nổi lên rồi vỡ tan nhẹ nhàng, chấm hết. Có lẽ cuộc đời hai chúng tôi cũng thế không hơn không kém, tôi không ngờ Anh c̣n thủ đồ chơi đến lúc này. Đảo mắt một ṿng không thây ai ở gần, nghĩa là không ai thấy, chúng tôi yên tâm tiến về phía chiếc bàn giữa sân có hai chú lính Bắc việt đang ngồi, trước mặt trên bàn có mảnh giấy viết “ủy ban quân quản“ và một vài câu hỏi về tên tuổi, đơn vị, cấp bậc, chức vụ,... Sau khi nghe trả lời của chúng tôi, họ đưa cho mỗi người một miếng giấy nhỏ nội dung như lời khai và dặn:

-   Các anh ngay bây giờ phải đến Bungalow của Mỹ để lại ở Thanh Bồ, để học tập một tuần, không cần mang theo ǵ hết, chúng tôi sẽ sắp xếp lo cho các anh.

Sau đó chúng tôi ra khỏi sân vận động hỏi thăm t́m đường đến Bungalow, đến nơi nh́n qua hàng lưới chống B40 đă thầy người ngồi đầy sân, dĩ nhiên toàn là các sĩ quan. Ngay cổng vào có hai chú lính cầm súng AK 47 gác, thấy tôi hắn ch́a tay hỏi:

-   Giấy đâu?

Tôi đưa miếng giấy hắn xem xong, chỉ tôi vào phía trong, tôi vào lẫn trong nhóm người và ngoái lại t́m anh Tư, không thấy anh đâu, chắc anh cũng ở gần đâu đây. Một tên mang cây K54 đứng dơng dạc ra lệnh:

-  Tất cả ngồi xuống và giữ im lặng... các anh ai mang cấp bậc Đại uư, Thiếu tá trở lên ngồi sang bên tay phải. C̣n lại từ Trung uư, Thiếu úy và Chuẩn uư ngồi sang bên tay trái.

Mọi người đứng lên và di chuyển đổi chỗ với những tiếng th́ thầm, nhưng cũng đủ ồn ào, tên cán bộ lại yêu cầu giữ yên lặng và ngồi xuống.
Nh́n ra ngoài hàng rào lưới B40 cao vút, tôi nghĩ xong rồi, không c̣n xoay sở ǵ nữa, đành để trôi theo ḍng nước... Ngoài đường đă có bốn, năm chiếc molotova bịt bùng chờ sẵn... Chuyện không chờ đợi cũng đến, các sĩ quan từ cấp Đại uư trở lên lần lượt ra cổng lên xe. Sau khi những chiếc xe đó chuyển bánh th́ đến lượt chúng tôi nối đuôi nhau ra đường và lên xe, người cuối cùng lên xong th́ tấm bạt dầy được thả xuống kín mít, mọi người ngồi xuống sàn xe, không khí thật ngột ngạt oi bức. Mỗi người một suy nghĩ trong tiếng xe depart, tiếng máy nổ nghe quen quen mà tôi đă từng nghe trong những lần công tác nhẩy toán ở tuyến đầu gần ḍng sông Thạch Hăn. Cuối cùng chiếc xe rung lên bắt đầu lăn bánh, mọi người trong xe không ai biết đi đâu, đến đâu, số phận sẽ ra sao, có giống như bọn Đức Quốc Xă xử Dân quân Do Thái khi xưa không?!! Không ai có câu trả lời chỉ c̣n hai chữ chờ... và đợi...

 

Không biết chạy được bao lâu chiếc xe giảm tốc độ và lắc lư, chúng tôi ngồi bệt dưới sàn nên mỗi lần xe bị sóc là ê cả mông. Bên hông xe tấm bạt có một lỗ thủng bằng đầu đũa, người ngồi bên cạnh dán mắt qua lỗ nhỏ ấy và nói:

-   Ô họ đưa bọn ḿnh ra Hội An.

Tôi chưa một lần biết đến Hội An, nhưng biết nơi này ra sát bờ biển nên thầm nghĩ:  Không lẽ chúng đem ra biển đổ, vậy là xong?!! Tôi phó linh hồn cho ma quỷ!!! Không phó linh hồn cho Chúa, v́ biết ḿnh tội lỗi đầy đầu. Xe chạy thêm một đỗi nữa không biết bao lâu th́ quẹo sang bên trái, v́ chúng tôi bị đổ dồn sang bên phải rồi dừng hẳn. Một tên bộ đội cuốn tấm bạt che sau xe và ra lệnh cho chúng tôi xuống. Không biết mấy giờ nhưng mặt trời đă không c̣n. Mọi người xuống xe xong, đây là một cái sân rộng của trại lính VNCH, v́ tôi thấy có một vài chiếc GMC nằm ụ ở xa, tên bộ đội ra lệnh cho chúng tôi xếp hàng năm, giữ yên lặng và ngồi xuống. Màn đem buông xuống... ngay cổng vào có cái cột điện bóng đèn trên cột cũng đủ sáng cho chúng tôi nh́n thấy mặt nhau lúc này, ngoài cổng đă có người gác. Có mấy tên bộ đội cầm súng AK đi rảo chung quanh và ra lệnh ngồi xuống v́ vẫn c̣n vài người đang đứng. Không biết bao lâu, v́ tôi mệt nên ngủ gục, bị đánh thức bởi tiếng nói của một tên bộ đội đeo súng ngắn ra lệnh đứng lên. Phía cổng thấy nhiều người dân thường, hai người một, khệ nệ khiêng vào những chiếc cần xé. Khoảng năm hay sáu cái, họ đẻ xuống trước chúng tôi. Tên cán bộ ra lệnh cho chúng tôi từng người một đi lên chỗ cần xé nhận mỗi người một vắt cơm nắm to như trái cam, rồi trở về chỗ ngồi, xong họ mới cho chúng tôi ăn. Tôi ăn tới giữa nắm cơm mới phát hiện có nhân là dưa cải chua sào, quay sang anh bên cạnh khoe và hỏi anh có không, anh nói không có của anh chỉ cơm không, có anh th́ có tí muối. Như vậy là họ huy động dân mỗi nhà bao nhiêu vắt nộp cho họ nên các nắm cơm khác nhau, hên xui. Chờ chúng tôi ăn xong, họ chia chúng tôi thành hai nhóm. Nhóm tôi do một bộ đội dắt đi đến một dăy nhà ngang dài, họ lùa chúng tôi vào, căn nhà chỉ có một cửa ra vào và hai cái cửa sổ, bên trong đă dọn trống trơn, rồi nói tối nay các anh ngủ ở đây. Tiếng cửa đóng và lách cách tiếng khoá cửa, mỗi người t́m cho ḿnh một chỗ ngả lưng, trong nhà tối thui và không một chút ánh sáng. Một lúc sau cảm thấy ngột ngạt như thiếu dưỡng khí, có người đă gơ cửa để gọi tên bộ đội, đến lần thứa ba mới có tiếng hỏi:

-   Có vấn đề ǵ.

Nhiều người lên tiếng... - "Ngộp quá anh, có thể mở cửa sổ được không"

Im lặng vài giây, hai cánh cửa sổ đă được mở. Trước khi đi ra c̣n dặn chúng tôi:

-  Không được làm loạn đấy....

V́ cả ngày mệt mỏi, nên mọi người cũng dễ đi vào giấc ngủ...
Trời vừa sáng họ đă mở cửa lôi chúng tôi ra sân và phân chia chỗ ở. Trại này có nhiều nhà như là kho, là pḥng làm việc nên chúng tôi doán là một doanh trại Công Binh của QLVNCH. Có nhiều xe hư hỏng đủ loại, vỏ xe thây ở khắp mọi nơi Nhận chỗ xong tôi đi ḷng ṿng t́m cho ḿnh một cái ǵ đó, cuối cùng tôi đem về một miếng bạt mui xe để trải nằm...
Mỗi ngày hai lần nhận cơm nắm từ dân địa phương, không biết làm ǵ khác. Ăn xong không ngủ đi ḷng ṿng, thấy vỏ xe nhiều nên chợt nghĩ ra... phải làm cho ḿnh một đôi dép nhưng làm cách nào đây??! Phải có một con đao... Cuối cùng cũng gặp một cái ba lô rách, sau lưng có hai miếng thép chéo nhau, với ư định dùng miếng thép này làm dao. trải qua một ngày mới có một lưỡi đao nhọn, thêm một ngày nữa mới cắt ra được đôi để dép... mà c̣n thiếu mấy cái quai dép. Thế là mấy ngày sau tôi đă được mang một dôi "dép râu" đầu tiên do chính ḿnh tự làm ra, một niềm vui nho nhỏ trong lúc này. Những ngày sau đó nhiều vật dụng cũng đă được làm ra từ những b́nh ác quy: Mấy cái nhẫn, mấy mặt tượng Chúa, Thánh Giá để đeo, cả một bộ domino,... Thời gian lặng lẽ đầy sóng gió, lo lắng, trôi qua, hàng ngày phải nghe đài phát thanh qua loa phóng thanh trên cột điện và nóc nhà.
Thấm thoát gần một tháng, đến ngày 30 tháng Tư trên loa phát tin “Sài G̣n giải phóng” nghe trong bàng hoàng, xững sờ... Mọi người ngưng mọi sinh hoạt cá nhân đẻ nghe lại cho rơ, vẫn chưa tin chuyện đó có thể sảy đến cho miền Nam: Đau xót, tủi nhục, uất hận,... Vậy là xong, hết không c̣n ǵ cả, kêu trời không được, kêu đất không xong.. Có những đứa tỏ ra vui mừng với lập luận thật tiêu cực: “Vậy cũng tốt bọn ḿnh có cơ hội sống sót, bớt phần nguy hiểm,...!!!" Phần tôi im lặng lắng nghe, đợi chờ và chấp nhận những ǵ sẽ xảy đến. Không c̣n nhớ rơ nhưng khoảng bốn, năm ngày sau th́ có lệnh trên loa: “Tất cả tập trung tại sân cờ, đem theo tư trang". Có những người gia đ́nh ở Đà Nẵng, khi đi tŕnh diện, họ đem theo đồ dùng cá nhân, riêng tôi th́ chỉ có cái mạng!! Tập trung xong họ bắt đếm số và đếm thật kỹ, đi khắp nơi kiểm soát cho chắc. Trong sân, đă có 3 chiếc Molotova chờ sẵn, đến gần trưa th́ chúng tôi được lên xe chở đi, lần này xe vẫn bịt kín đĩ nhiên không ai biết nơi đến là đâu?!!! Tim tôi lúc này nhịp đập hơi nhanh sau khi xe chuyển bánh.!!

 

Hồi hộp, lo lắng tự hỏi thầm:“Lại đưa đi đâu nữa đây? Tôi tắc lưỡi và thở dài... Xe đă ra gần tới Quốc lộ 1 để coi người ḿnh lắc bên nào, tôi nhắm mắt lại... thực ra rẽ phải hay trái cũng thế thôi c̣n ǵ để mong, để chờ. Nhưng tôi vẫn hy vọng xe quẹo trái th́ nơi đến gần nhà ḿnh hơn, nhưng rồi được ǵ đây. Nghĩ xong tôi thả lỏng... vài phút sau xe đă quẹo phải... thôi chết chắc ra Bắc... Xe chạy đến đâu tôi buồn đến đó, lại tự hỏi số phận ḿnh sẽ ra sao, nhiều điều muốn biết mà không có câu trả lời. Tôi đổi tư thế ngồi nhiều lần, nhưng không có kiểu ngồi nào yên ổn, Trong ḷng cảm thấy vừa mất đi một cái ǵ đó... Mặc kệ, nhưng... không mặc được, không mặc th́ sao? chỉ c̣n tiếng thở dài, buông xuôi, năo nề, lo lắng, chán chường...??!!!
Xe đă về tới Đà Nẵng, chưa qua khỏi phố th́ xe rẽ trái, bây giờ mới rẽ trái! Cũng ở ngă ba này cách nay hơn một tháng, xe GMC đă đưa đơn vị tôi ra để nhập vào với Biển, hoà lẫn với sóng Nam O làm tan biến cuộc đời binh nghiệp...!!! Nhưng xe không đi thẳng vào Thượng Đức, một anh trong xe nh́n qua kẽ hở và nói xe rẽ trái thêm một lần và tiếp:

-   Ô... Trung tâm huấn luyện Hoà Cầm

Tôi thở phào nhẹ nhơm, xe ngừng tại sân cờ miếng bạt che sau xe được kéo lên, đảo mắt nh́n quanh một ṿng, tôi xác định đúng là Hoà Cầm. Chúng tôi được chia ra từng 15, 20 người mỗi nhóm, được họ đưa tới những dăy nhà dùng cho tân binh ở trong thời gian thụ huấn quân sự. Loại nhà này chỉ có hai cửa ra vào đầu nhà và cuối nhà, từ cửa trước ra cửa sau là đường đi, hai bên là vị trí giường ngủ, nhưng đă không c̣n giường mà chỉ là nền xi măng. Tôi nhanh chóng chọn cho ḿnh một chỗ bên phải gần cửa trước cho thoáng, ngồi xuống chỗ đă chọn và chờ cho mọi người vào chỗ hẳn ḥi. Bên cạnh tôi là một anh chắc lớn hơn tôi vài tuổi, anh nh́n tôi cười xă giao và tôi cũng cười làm quen.  Đă đến giờ ăn cơm tối, chúng tôi dược hướng dẫn đến nhà bàn, trên dăy bàn dài thô sơ đă sắp sẵn từng mâm cách nhau một khoảng trống chừng hai gang tay. Mỗi mấm có một thau canh bí rợ nước nhiều hơn cái, một thau cơm và một tô mắm cá. Các thau và tô đều bằng nhôm đă cũ và móp méo, v́ đă được dùng ngày nọ qua ngày kia cho các khóa huấn luyện tại đây. Tôi không dám ăn mắm cá, nên chỉ chan nước canh bí rợ và lùa vào bụng để khỏi bị đói. Ăn xong về nhà ngồi mọt lúc thấy mệt, tôi thả người nằm xuống nền xi măng mát lạnh. Anh bạn bên cạnh hỏi:

-  Không có ǵ trải hả,

Tôi trả lời: - "Chắc không anh".

H́nh như anh rành chỗ này nên nói với tôi: - “Anh đi xuống mé dưới này có nhà kho, may ra có vài thứ anh cần.

Nghe vậy tôi mừng thầm cảm ơn anh và đi rảo xuống mấy dăy dưới, đúng là nhà kho nhưng đă trống. Tôi cố gắng đi thêm vài pḥng và cũng nhặt được hai bộ đồ lính cũ c̣n sót, hai tấm drap giường cũ màu cháo ḷng, một cái mũ lưỡi trai, Hí hửng về nhà trải  một tấm drap xuống nền xi măng, tấm kia làm mền. Tôi nằm xuống gối đầu lên hai bộ đồ cũ mà vui v́ từ nay tôi đă có quần áo để thay, có mũ đội, có “chiếu” trải, có”mền” đắp có dép đi. Tôi suy nghĩ miên man; ḿnh ở đây "học tập" hay c̣n phải đi chỗ nào khác nữa không? Học những ǵ? Học bao lâu? Đến bao giờ được thả? C̣n gia đ́nh Cha mẹ anh em ở Ban Mê Thuộc bây giờ ra sao, c̣n sống hay đă chết? Chỉ toàn câu hỏi mà không có câu trả lời. Buông xuôi... tôi thiếp đi trong mệt nhọc...

 

Hôm sau thức dậy vội đảo thêm một ṿng xuống nhà kho, coi xem có ǵ có thể lượm về làm tài sản. Đi hết pḥng này đến pḥng khác và tôi đă không phí sức để t́m thấy một cái balô cũ, vài cái bao cát và một cái áo thung. Nhét hết vào balô, thọc tay vào một quai và xốc lên vai về nhà, vừa đi vừa thấy vui với chiếc balô này. Nó là hành trang quư giá sẽ đồng hành với tôi trong những gian nan cực khổ suốt quăng thời gian của một người tù thời cuộc. Về đén nơi tôi nhét hết những thứ đă có vào balô,  nó cũng là chiếc gối kê đầu trong giấc ngủ và cũng để dựa lưng ngồi nghỉ như trước kia mỗi khi hành quân mỏi mệt.
... Mọi ngày, mỗi sáng khi thức dậy không riêng tôi, mà mọi người đều ngóng nghe t́nh h́nh từ những chiếc loa phát thanh về những ngày sắp tới, những lời nói trên loa sẽ định đoạt quăng đường sắp tới của chúng tôi. Ngóng...chờ mỗi ngày, chờ từng lúc v́ không đi sẽ không tới, không bắt đầu sẽ không có kết thúc và thời gian bị giam giữ sẽ kéo dài thêm. Trước kia tôi cảm thấy sợ khi họ nhắc tới “học tập cải tạo” nhưng giờ này lại mong ngày ấy đến càng sớm càng tốt, Mỗi ngày chỉ chờ bữa cơm trưa, rồi đến cơm chiều, đi ngủ và cứ thế cứ đợi cứ mong. Tôi không nhớ chính xác là bao lâu chỉ biết cứ mỗi tuần họ dẫn chúng tôi từng toán khoảng gần trăm anh em đi ra sông tắm rửa vào buổi trưa. Họ tập họp dắt ra cổng đếm từng người dắt ra sông, cách trại khoảng hơn một cây số,  tắm khoảng một tiếng th́ tập họp dắt về. Mỗi lần xuống tắm là chúng tôi vui đùa như thời c̣n trẻ, nói cười thoải mái, vừa tắm vừa giặt. Trên đường về với quần áo giặt vội vắt vai. Những anh em có nhà ở vùng ngoài này như Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng,... họ thông báo cho gia đ́nh và cứ khoảng một hoặc hai tuần họ được thăm nuôi. Người nào ở xa th́ một tháng một lần. V́ biết một người ở chung nhà gia đ́nh anh ở Huế cũng được thăm nuôi đến ba, bốn lần, nên tôi đoán chúng tôi đă ở đây trên dưới ba tháng. V́ được thăm nuôi, nên thức ăn tại nhà ăn lúc nào cũng dư thừa, nhất là món mắm cá sống. Tôi thấy tiếc của nảy sinh ư định làm nước mắm, Xong mỗi bữa ăn, mọi người ra về, tôi ở lại gom hết các thau mắm cá dồn vào đem ra hiên nhà bếp trút hết vào hai lớp bao cát, treo lên cho nhỏ xuống một cái thau khác. Lúc đầu nước chảy xuống nhanh và đục, sau đó nó nhỏ xuống từng giọt ra màu vàng như nước mắm. Mùng quá tôi ngồi canh suốt ngày và mỗi lần thu được khoảng nửa lít, từ nay mỗi bữa cơm tôi có thêm món nước mắm đẻ ăn. Người nằm cạnh tôi thỉnh thoảng cũng cho tôi ăn món mắm ruốc sào thịt, một vài điếu thuốc lá, v́ nhà anh ở Đà Nẵng, nên anh nhận được tiếp tế hàng tuần.

Và rồi ngày ấy cũng phải đến, một buổi sáng xấu trời, chiếc loa quái ác dă thông báo những nhà số... tập trung tại sân cờ mang theo tư trang. Một lần nữa chúng tôi lại được đưa lên xe và cũng vậy chúng tôi không biết sẽ được đưa đến phuong trời nào?!
Xe chuyển bánh rồi cũng như mọi lần, qua những lỗ thủng, một vài anh em theo dơi cho biết xe đang ra lại Quốc lộ 1 và trực chỉ về Nam. Lâu lắm xe mới rẽ tay mặt, lúc này có lẽ đường xấu, có thể những con đường đá không trải nhựa, nên xe tṛng trành làm chúng tôi nghiêng ngả liên tục. Một giờ sau xe dừng lại, chúng tôi được lênh xuống xe. Lúc này trời đă về chiều, chỗ này là bờ sông, dưới sông là một chiếc phà, tất cả bị lùa xuống chiếc phà. Lên bờ bên kia, họ dắt đi bộ trên đường đất đỏ, vượt những ngọn đồi thưa. Trời tối dần, chân đă mỏi... không biết họ bắt chúng tôi đi đâu nữa. Cuối cùng một cái cổng xuất hiện, cổng làm bằng cây rừng, hàng rào cũng vậy, không có một mái nhà, chỉ toàn cỏ tranh và tranh, Trời tối đến nỗi không nh́n thấy ǵ trong khoảng 20 thước. Họ phải dùng đèn pin kiểm soát và dẫn chúng tôi đi. Nhóm chúng tôi được lệnh t́m chỗ ngủ tại chỗ!! Tôi mệt quá ngồi bệt xuống đất không cần biết ǵ cả, thả chiếc balô lép xuống làm gối nằm ngửa nh́n trời. Bầu trời đen không trăng, chỉ có những đóm sao lờ mờ, mỗi ngôi sao ấy có giống cuộc đời của mỗi chúng tôi lúc này không nhỉ?!!... Những cơn gió nhẹ đă tạo ra tiếng sào sạc giữa đám lá tranh đưa tôi vào giấc ngủ mệt nhoài...

 

...Mặt trời chưa mọc, chúng tôi đă lục đục thức dậy uể oải đứng lên giữa rừng tranh, tôi thấy cổ ḿnh ươn ướt và ngứa nhẹ, lành lạnh. Đưa tay sờ thấy cái ǵ cồm cộm tṛn tṛn, túm xuống th́ ra con vắt vừa no máu. Giật ḿnh kiểm soát hết người...!! Trời ơi không phải một con mà nhiều lắm, tụi nó đă thay nhau hút máu tôi no nê, có nhiều chỗ máu thấm ướt qua lớp vải lính, nhiều chỗ đă khô cứng. Lúc sau chúng tôi được tập họp lại để phân chia "láng", mỗi láng 25 người, dưới sự quản lư của một chính trị viên gọi là "quản giáo". Tên quản giáo sẽ chọn ra một người làm láng trưởng, đại diện láng để kiểm soát anh em và báo cáo với cán bộ quản giáo mọi chuyện trong láng. Sau khi nhận đất xong chúng tôi được chia ra từng tổ, với công việc khác nhau như: làm cỏ, bang đắp đất làm nền nhà, vào rừng chặt cây, rút mây, cắt tranh, chẻ lạt để dựng láng. Mỗi tổ có một bộ độị dắt đi dắt về, chúng tôi luôn bị theo dơi giám sát và thúc hối làm suốt ngày. Một tuần sau, chúng tôi đă hoàn thành cái láng, tuần thứ nh́ làm xong hai dăy giường, dọc theo hai bên láng bằng tre và nối với nhau bằng mây hết cảnh nằm đất hơn 10 đêm qua.
Nơi đây sẽ là nơi đẻ sống và học tập tẩy năo, lao động khổ sai, ăn ít làm nhiều trong ba năm, suốt thời gian này, lúc nào cũng có những họng súng AK47 kè sá. Những lời lăng nhục của cán bộ, bộ đội Bắc Việt, quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi tự khô bằng nắng gió, đói ḷng hái rau rừng và ăn tất cả những ǵ để đỡ đói qua ngày.
Hồi kư “Những Ngày Tháng Không Quên” sẽ được tiếp tục ghi lại, khi tâm hồn tôi, một ông già 70 yên ổn b́nh tâm nhớ lại ...!!!

 

 

C̣n Tiếp

 

 Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Doangoc 341

  

,