HOME             Hồi Kư Thơ Nhạc      Tháng Ba và Trung Đội 3    40 Năm Một Thời Chinh Chiến

        Năm 1979 khi Trung Cộng tiến quân đánh chiếm các tỉnh miền Bắc, tù chúng tôi được chuyển trại về căn cứ Ái Tử - Một căn cứ cũ của Quân đội Hoa Kỳ và VNCH.

        Trước đó chúng tôi đi qua các trại, các công tŕnh lao động tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Khe Sanh, Cồn Tiên, thuộc QK4 CS, công tŕnh Bara Đô Lương. Phá rừng làm ḷng hồ sông Mực của huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa. Công tŕnh nầy để giết chết tù chúng tôi mà không tốn một viên đạn, phá một khu rừng bạt ngàn rộng lớn không có cơ giới, hoàn toàn bằng sức người. Những cây gỗ như lim, gơ... ba người ôm không hết mà chỉ dùng cưa cá mập, búa, ŕu, dao và những dụng cụ thô sơ của thời tiền sử th́ làm sao mà không bị thương tật hay chết chóc.

         Khí hậu miền Bắc th́ khắc nghiệt, mưa phùn gió bấc, cứ 6, 8, 10, 12 người khiêng một cây gỗ rất nặng, té lên té xuống v́ trơn trượt thêm vào lạnh và đói làm con người kiệt quệ. Thằng th́ phù thủng, đứa sốt tê liệt, gẫy tay què chân, sốt rét rừng, ngộ độc v́ ăn trái cây lạ. Sau nầy kinh nghiệm hễ trái cây nào chim không ăn th́ chúng tôi không ăn. Rau tàu bay là món ăn thường xuyên của chúng tôi độn thêm bobo, khoai, sắn

        Lời hứa hẹn của quản giáo trại trưởng: “Các anh cố gắng cải tạo tốt, học tập tốt sẽ sớm về đoàn tụ với gia đ́nh để trở thành người công dân tốt” (!) Cái điệp khúc đó được nhai đi nhai lại hằng ngày chán hơn bo bo.

         Nhưng tôi thấy càng ở lâu “cải tạo” càng xấu đi, học tập chính trị th́ không hiểu ǵ cả, lao động càng đi xuống, trồng khoai sắn th́ trồng ngược, cắt tranh th́ độn với cỏ. Lâu lâu kiểm điểm bị khép vào tội “phản động chống phá cách mạng” và tôi nghĩ khó có cơ hội làm tốt để trở về miền Nam gặp lại gia đ́nh

        TĐ5/TQLC chúng tôi có Bùi Công Thành ĐĐ2, Khúc Chánh Thời SQTT/TĐ, lúc nào chúng tôi cũng t́m cách ở gần nhau chung một khối để dễ bàn tính chuyện vượt ngục

        Khoảng thời gian nầy có một số bắt đầu vượt ngục, v́ đă hơn 3 năm vẫn chưa được phóng thích. Mà đa số ở địa phương Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng hầu như thoát được c̣n những người đi về hướng Lào, Thái đều bị bắt trở lại. Trong số đó có TQLC Nguyễn Quang Vinh TĐ2 - Hiện định cư ở Houston, TX, TQLC Lê Minh ĐĐT/ĐĐ4/TĐ7 trốn thoát được, riêng TQLC Trần Văn Loan ĐĐT/ĐĐ2/TĐ5 và một số anh ở trại 1 th́ bị bắt trở lại, anh Loan hiện định cư San Jose, Cali. Anh Minh c̣n ở lại VN v́ không có giấy ra trại.

        Tôi, Thành và Thời tính vượt ngục đă lâu nhưng chưa có cơ hội v́ lúc nầy vệ binh bám rất sát chúng tôi. Khi đi lao động ngoài trại, nếu đi đường rừng tỷ lệ bị bắt rất cao bởi v́ thiếu thực phẩm và phương tiện, như trường hợp anh Loan. Bất ngờ Khúc Chánh Thời bị bệnh tiêu chảy kiết lỵ và từ chối không tham gia v́ nếu tham gia sẽ bất lợi cho tôi và Thành trên đường đi. Thành khai bệnh giả để được làm việc nhẹ trong trại, tôi xin làm bích báo cho trại. Anh tổ trưởng Hồ Trọng Thuyên vui vẻ xin trại trưởng cho tôi không đi lao động như thường lệ. Tôi và Thành có cơ hội gặp thường xuyên bàn tính đường đi như thế nào để tránh bị dân quân và vệ binh bắt trở lại.

        Hôm đó sau khi học tập chính trị, buổi tối chiếu phim, dự trù bộ phim kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ và với thời gian nầy đủ cho chúng tôi chạy từ trại ra đến quốc lộ 1 t́m đường về Nam. Trong buổi học tập chính trị, anh Thuyên ngồi cạnh và hỏi tôi:

-   “Mầy tính trốn trại hay sao mà mặc 2,3 bộ đồ vậy”?

        Có tật giật ḿnh, chột dạ tôi đáp bừa

-   “Trời lạnh quá chịu hổng nổi, anh sao hay nói tào lao".

        Anh không nói ǵ mà cười cười rồi nháy mắt như hiểu ư. Trời vừa sụp tối, phim bắt đầu chiếu, tôi khều Thành và hai thằng băng qua con suối phía nhà xí. Cắt hàng rào kẽm gai, lột bỏ quần áo tù sọc xanh sọc trắng và hai thằng tôi cắm đầu chạy trong rừng tranh hướng về quốc lộ.

        Thời gian chạy như vậy không biết là bao lâu nhưng chúng tôi biết đă thoát vùng kiểm soát của vệ binh và quản giáo. Bởi v́ chúng tôi biết sau khi chấm dứt chiếu phim, vệ binh sẽ điểm danh trước khi đi ngủ. Nếu vắng mặt chắc chắn họ sẽ biết trại viên nào đă vượt ngục.

        Khi ra đến quốc lộ, tôi đi ngược về hướng Bắc có ga xe lửa Đông Hà. Tôi không đi về hướng Nam là Huế và Quảng Trị v́ nếu đi về hướng Nam chúng tôi có thể bị phát giác dễ dàng v́ vệ binh và quản giáo biết chúng tôi là người Nam chắc chắn sẽ về Huế. Tôi ở lại ga Đông Hà một đêm hôm sau tôi đi về Huế và như vậy vệ binh đi bắt chúng tôi sẽ đi trước c̣n tôi đi sau thoát trong đường tơ kẽ tóc.

        Khi đến Huế tôi t́m đến nhà Tôn Thất Thưởng, một anh bạn tù, anh về trước đó mấy tháng đă dặn tôi. Khi nào được phóng thích đến nhà anh chơi cho biết và anh sẽ giúp phương tiện về Sài g̣n. Tôi t́m đến đúng địa chỉ nhưng không vào cửa chính mà đi cửa bên hông và gặp má của Thưởng, tôi lễ phép cúi đầu thưa:

-    “Thưa bác, cho con gặp Thưởng”.

        Bà nh́n tôi rồi nói:

-   “Ư trời ơi! Có mấy ông cán bộ đi t́m người trốn trại đang ở phía trước nhà”

        Cũng may là tôi vào cửa hông nếu vào cửa chính th́ chạm mặt ngay "quản giáo" Việt và Tam khối trưởng của tôi và Thành. Tôi nh́n qua cửa sổ phía sau, họ đưa lưng đối diện với ba của Thưởng, họ đang nhậu ở nhà trên.

-   "Thưa bác, con đi, có dịp con sẽ trở lại thăm Thưởng.".

        Không đợi trả lời, tôi nhẹ bước đi như sợ ma “Tam và Việt” phát giác, cắm đầu chạy xa căn nhà của Thưởng như sợ bị đuổi theo.

        Số là sau khi điểm danh vắng mặt tôi và Thành, trại cử 2 quản giáo và 4 vệ binh ra Huế bắt chúng tôi. Nhưng 6 người đó đi trước và chúng tôi đi sau họ v́ tôi đă ở lại ga Đông Hà một đêm, hơn nữa 2 tên nầy nhận tiền của gia đ́nh Thưởng nên có dịp ra Huế là đến đây ăn nhậu.

        Tôi suy nghĩ nếu giờ nầy ra bến xe đ̣ hoặc ga Huế về Sài G̣n chắc chắn sẽ bị vệ binh bắt v́ chúng đang phục kích 2 nơi chính yếu để về SG. Tôi t́m đến nhà Phan Chánh Học người bạn tù cùng khóa 4/71 - Pháo Binh/SĐ1, nó mừng rỡ rủ tôi ra phố uống cafe, Học tưởng tôi được phóng thích giống như nó. Tôi kiếm cách từ chối:

-   "Tao mệt quá v́ đêm qua thức khuya từ giă bạn bè, ở nhà uống trà cũng được, tối ḿnh đi vui hơn."

        Học nói: -   “Sao cũng được”. Tôi liền hỏi tiếp.

-   "Học ơi, mầy biết ga nào về SG mà không cần đến ga Huế không?"

-   "Cách đây hơn 10 cây số về phía Nam có ga Hương Thủy nhưng ga đó vắng vẻ, nguy hiểm hay bị cướp giật, tại sao mầy không chọn ga Huế có phải tiện hơn không?"

        Tôi thú thật với Học là tôi trốn trại, nếu đến ga Huế hoặc bến xe đ̣ th́ chắc chắn bị bắt trở lại, hơn nữa giờ nầy tôi cũng không biết thằng Thành ra sao? Tôi kể cho Học nghe việc tôi vừa gặp “cán bộ” Việt và Tam đang ăn nhậu tại nhà Thưởng nhưng là đi bắt tôi và Thành.

        Tối hôm đó Học đưa tôi đến ga Hương Thủy, ga vắng vẻ và lẻ tẻ vài ba người buôn bán đang chờ tàu, tôi không sợ cướp là v́ tôi c̣n ǵ đâu mà sợ ngoài bộ đồ vá víu bẩn thỉu của người tù mà tôi cố t́nh giấu bấy lâu nay. Vừa bước ra khỏi trại tù đă hai lần chạy trối chết, tôi chỉ sợ vệ binh và công an. Khi qua đến bến bờ tự do, cho đến hôm nay khoảng thời gian vài ba tháng, lại nằm mơ thấy công an và bộ đội rượt đuổi.

        Không đủ tiền mua vé xe về SG, tôi chỉ c̣n đủ tiền mua vé về Nha Trang, tôi chọn Nha Trang vi ở đó có Tân, binh chủng Thiết Giáp. Tân được phóng thích sớm v́ có thân nhân cách mạng, khi chia tay trong tù anh căn dặn khi về SG đến anh chơi để biết Nha Trang - Thành phố biển rất đẹp của miền Trung.

        Lưu lại Nha Trang khoảng 3 ngày với Tân, suy nghĩ măi không biết lấy phương tiện ǵ để về SG, vé xe chợ đen th́ quá đắt không đủ tiền. Tân định gởi tôi đi theo xe chở hàng hóa nhưng tôi lại sợ công an xét đồ buôn lậu nên không dám đi. Thời buổi đó buôn bán cái ǵ cũng cho là lậu thuế. Sau cùng Tân nhờ người anh mua được vé xe lửa với giá chính thức rất rẻ, lúc đó chỉ có công nhân viên hoặc cán bộ nhà nước mới mua được.

        Từ giă Tân và hẹn tái ngộ ở SG, tôi đến ga xe lửa cầm vé trên tay nhưng chưa bước lên tầu v́ thấy "băng xanh băng đỏ" kiểm soát vé quá kỹ. tôi đâm lo không biết kiểm soát người hay hàng hóa

        Bất ngờ gặp lại Thành tại bến xe đ̣, Thành kể cho tôi nghe, khi ra khỏi trại tù, cố gắng chạy thật nhanh qua rừng tranh ngoài ṿng kiểm soát của vệ binh, hai đứa thất lạc từ đó. Thành lo cho tôi, tôi lo cho Thành. Thành t́m đường về Tuy Ḥa ở đó có chị Châu là chị hai của Thành.

        Gặp chị Châu, chị nói:

-    "Ư à! Hai đứa em mà đi chung với nhau thế nào cũng bị bắt v́ mặt hai thằng như phù thủng, ngơ ngác như trong rừng mới ra, nh́n là biết vượt ngục ngay. Hai em phải đi riêng, chị đă mua sẵn vé xe đ̣ cho Thành, v́ xe đ̣ ít phức tạp lại đi nhanh hơn xe lửa"

        Thế là tôi bỏ vé xe lửa không lên tầu, mua vé xe đ̣ chuyến sau về SG. Tôi và Thành chia tay tại Nha Trang hẹn gặp lại khi về đến SG

        Tôi về đến SG đúng tối Noel, nhờ người cậu nhắn tin cho má tôi biết. Tôi không về gia đ́nh v́ sợ bị lệnh truy nă của trại "cải tạo".

        Trong thời gian nầy tôi sống lang thang tại SG, ban ngày ở khu chợ trời Hàm Nghi, tối đến ngủ nhà ga Phạm Ngũ Lăo hoặc bến xe Ngă Bẩy. Những nơi phức tạp như thế dễ sống hơn v́ đa số dân đi kinh tế mới trở về không có chỗ ăn chỗ ở, không hộ khẩu và công an không thể kiểm soát hết dân khố rách áo ôm như chúng tôi.

        Một buổi tối tôi gặp lại Nguyễn Văn Phải cùng khóa 4/71 An Lộc, ra trường t́nh nguyện về Nhảy Dù và bị thương trong chiến dịch tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, năm 1975, tŕnh diện học tập 3 ngày tại địa phương, nó đạp xích lô kiếm sống qua ngày. Khi tâm sự tôi kể rơ cuộc sống của tôi hiện tại, Phải nghe xong thông cảm cho hoàn cảnh của những thằng vượt ngục sống bất hợp pháp đối với xă hội bây giờ. Phải quyết định dứt khoát:

-    "Được, mầy về ở tạm nhà tao, c̣n thằng nào cùng hoàn cảnh vượt ngục khó sống mầy kéo về ở chung trong giai đoạn khó khăn nầy, tao cùi rồi không sợ lở nữa. Hiện nay nhà chỉ có một ḿnh tao, ba má tao về quê sinh sống với chính sách hồi hương và kinh tế mới, một chính sách đày ải dân miền Nam xuống tận vực thẳm."

        Tôi cảm động trước t́nh chiến hữu xưa, lần đầu tiên tôi nói thật là tôi trốn trại, trước đây gặp người quen tôi đều không nhận tôi là Đuông, tôi xử dụng nhiều tên, nhiều giấy tờ giả mạo, đôi lúc tôi không biết tôi tên là ǵ trong giấy tờ.

        Thế là tôi, Bùi Công Thành, Dương Thu Sơn, Phạm Gia Hưng - khóa 4 CTCT mới ra trường về TQLC, Nguyễn Hữu Kiệt BĐQ, Trần Văn Khỏe TQLC và một số anh em cùng vượt ngục khác Nguyễn Ngọc Long, Dương Tôn Bảo v. v... Ban ngày mỗi thằng tản mác một nơi, thằng th́ đạp xích lô, thằng th́ vá xe đạp, thằng đứng buôn bán chợ trời, thằng sửa bút bi quẹt ga... Để che mắt công an khu vực và hàng xóm, ban đêm tụ tập về ngủ ở nhà Phải. Mọi thằng đều sử dụng giấy tờ giả; từ công nhân viên, nhân viên hợp tác xă, nhân viên ở tỉnh về công tác SG tŕnh giấy tạm vắng tạm trú cho công an khu vực.

        Xă hội khó khăn, công an trị nhưng cũng có kẽ hở của nó. Chúng tôi sống qua những kẽ hở đó, thẻ cử tri, đuôi chứng minh nhân dân, giấy tạm vắng tạm trú miễn có "mộc đỏ" là được rồi. Mộc khoai lang, mộc gỗ, mộc b́nh ắc-qui có ṿng tṛn mầu đỏ lem nhem là dùng được tất cả. Cứ thế tŕnh báo cho tổ trưởng là xong việc v́ công an và chính quyền địa phương làm việc không theo hệ thống hàng ngang. Nên chúng tôi sống sót nhờ những kẽ hở nầy và địa phương nào th́ làm vua địa phương đó.

        Đồng cùng cảnh ngộ, anh em chúng tôi sống thật đoàn kết trong căn nhà t́nh nghĩa của Phải ở đường Thành Thái. Tại đây tôi gặp một ân nhân, anh là Đại úy ĐĐT/TĐ3ND. Anh không tŕnh diện học tập cải tạo mà sống ngoài ṿng pháp luật như chúng tôi, tạm gọi tên anh là anh Sáu v́ anh không muốn dùng tên thật.

        Anh Sáu là ĐĐT của Phải nên anh rất thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi hiện tại. Anh an ủi, khuyên bảo và giúp đỡ anh em bằng cách nầy hay cách khác, cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện nay và đừng nản ḷng. Hăy gia nhập Kháng Chiến Quân hoặc vượt biên ra khỏi nước để đến bất cứ nơi nào không phải là VN cộng sản.

        Một thời gian sau căn nhà t́nh nghĩa bị động ổ, công an khu vực làm khó làm dễ và anh em bắt đầu phân tán "tan hàng nhưng vẫn cố gắng". Lần lượt anh em t́m đường vượt biên v́ hết hy vọng gia nhập Kháng Chiến Quân. Dương Tôn Bảo vượt biên được tầu vớt đi Pháp, Dương Thu Sơn đi Úc, Phạm Gia Hưng đi Canada, Trần Văn Khỏe đi Mỹ.... C̣n lại tôi, Phải, Thanh, Lê Minh.

        Anh Sáu thấy tôi và Phải khó sống với công an khu vực nơi trú ngụ, anh đưa Phải vượt biên đến Galang rồi được định cư tại Úc. Riêng phần tôi cũng bầm dập đôi lần vượt biên đến trại tỵ nạn Galang. V́ không có giấy ra trại cũng như không c̣n giấy tờ chứng minh là sĩ quan QLVNCH nên tôi phải chờ sĩ quan di trú Mỹ phỏng vấn đặc biệt và sau cùng cũng đến được Hoa Kỳ cuối năm 1985

        Anh Sáu đưa một số anh em SQ/QLVNCH vượt ngục, không c̣n đất sống ở VN lần lượt đến các nước Tự Do mà không lấy một đồng nào. Có lẽ anh cảm thương những người cùng cảnh ngộ như anh và anh là người vượt biên sau cùng trước khi các trại tị nạn đóng cửa. Anh em chúng tôi nếu không nhanh chân vượt biên thoát khỏi VN, có lẽ bị rơi vào cảnh ngộ trong cuộc sống không “hộ khẩu” ngay chính trên quê hương ḿnh, như trường hợp của Mũ Xanh Bùi Công Thành và Lê Minh hiện tại.

        Cám ơn đời, cám ơn Anh Sáu đă giúp đỡ tận t́nh với hoàn cảnh của từng người đến bến bờ Tự Do trong t́nh Huynh Đệ Chi Binh.

        Cám ơn bạn bè đồng đội và Mũ Đỏ Nguyễn Văn Phải đă sống và sống hết ḷng với anh em vượt ngục tù Cộng Sản.

 

            MX Phan Văn Đuông
            Cali - 26/03/2014

 

 Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Doangoc 341