Mâm ngũ phẩm đầu năm

Người Việt Nam có một phong tục truyền thống tốt đẹp, đó là vào những ngày tết bất cứ gia đình nào dù giàu hay nghèo, ở vào tầng lớp xã hội nào cũng đều có chưng một mâm ngũ phẩm trên bàn thờ.

Nội dung mâm ngũ phẩm thay đổi tùy theo mỗi vùng của đất nước. Ví dụ ở miền Bắc mâm ngủ phẩm thường có 5 loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

 


Hình minh họa số 1:
Mâm ngũ quả miền Bắc
(Ðất Việt)
 

Thời gian tết ở miền Trung rơi vào mùa đông nghiệt ngã, lại chịu nhiều bão lụt, cây trái đặc sản địa phương rất hiếm, thường nhập từ nơi khác, mâm ngủ quả gồm phần chủ lực là nải chuối xanh, sau đó tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia chủ mà chưng thêm các loại đặc sản địa phương khác như cam, quýt, sung, dưa hấu, bưởi, sung, mãng cầu, thanh long... Do vậy mâm ngũ quả không có nét đặc trưng nhất định của địa phương .

 

Hình minh họa số 2:
Mâm ngủ quả miền Trung
(Phụ nữ)
 


Riêng miền Nam thời tiết nóng ấm quanh năm, nên trái cây đặc sản địa phương không thiếu thứ gì, lại thêm trái cây ngoại nhập dễ dàng nên mâm ngũ phẩm rất đa dạng và phong phú. Nhiều người có cái thú chưng mâm ngũ phẩm theo một ước nguyện riêng tư của mình.

 

 
Click the image to open in full size.
Hình minh họa số 3:
Mâm ngủ quả miền Nam
Cầu, dừa (vừa), đủ, xoài (xài), thơm (danh )
 


Dưới cái nhìn phong thủy, màu sắc mâm ngũ phẩm như trắng xanh, lục, đỏ vàng có ý nghĩa của vòng tương sinh khép kín biểu tượng cho may mắn như kim, thủy mộc hỏa thổ. Về mặt hiếu đạo, mâm ngũ phẩm cúng bàn thờ tổ tiên biểu tượng cho tứ thân phụ mẫu bảo bọc cho gia đình gia chủ chính giữa ấm cúng đoàn viên. Về xướng danh theo tên gọi trái cây có thể nói lên ước vọng hạnh phúc thầm kín của gia chủ ví dụ như: Cầu, dừa, đủ, xài, thơm danh.

Ðối với giới bình dân chạy gạo từng bữa, lời khấn nguyện đầu năm “cầu vừa đủ xài” rất thích hợp, và an phận cho vị trí không may mắn của mình trong xã hội. Thế nhưng giới bình dân làm gì có danh tiếng để được “thơm” tho. Do vậy trái thơm trong trường hợp này tự nó đã đổi thay ý nghĩa là mắc mứu hay gai góc. Mâm ngũ phẩm trở thành: Ước nguyện “cầu dừa đủ xài” thật là một đoạn đường “gai góc” phải vượt qua. Nên thay đổi trái thơm bằng những trái sung, sẽ thích hợp hơn. Cầu dừa đủ xài sung sướng (hạnh phúc)

 


Hình số 4: Cầu dừa đủ xài sung sướng.
 


Những người Hoa ở miền Nam, làm kinh tế, hiếm khi chưng mâm ngủ phẩm “cầu, dừa đủ, xài, sung mãn”. Mâm ngũ phẩm thường được thay thế bằng 5 trái quýt. Trái quýt tiếng Hoa gọi là cách, kiết có ý nghĩa may mắn. Quýt lớn gọi là tài cách tức là đại kiết. Vì thế mâm ngũ quả này còn được gọi là “ngũ đại kiết”. Năm trái quýt biểu tượng cho năm điều may mắn theo lời khấn nguyện:

Ðại kiết về tiền tài
Ðại kiết về hạnh phúc gia đình, con cái
Ðại kiết về quan hệ xã hội
Ðại kiết về sức khỏe dồi dào, không bịnh hoạn, sống lâu.
Ðại kiết về công việc làm ăn suông sẻ, không nạn tai

 


Hình minh họa số 5: “Ngũ đại kiết“
(Thiên Ðức)
 


Một mâm ngũ phẩm thật là giản đơn nhưng lại trọn vẹn ước mơ trong cuộc đời.

Ngoài ra còn có một mâm quả phẩm đầy tham vọng về loại xướng danh đó là:

 


Hình minh họa số 6:
Cầu, dừa, đủ, xài, thơm (danh), sung (sướng), đại kiết, đại lợi (quýt)
(Đất Việt)
 


Ðây là một mâm quả phẩm nhiều tham vọng trong cuộc đời. Thế nhưng mấy ai đạt được, vì nội dung của nó không còn mang ý nghĩa mâm ngủ phẩm nữa mà là thất phẩm. Trong chữ thất còn có ý nghĩa là mất. Con người không ai có thể gom tất cả mọi điều hạnh phúc trong xã hội đem về cho riêng mình cả. Và chính trong mâm thất phẩm này cũng tiềm ẩn một sự mâu thuẫn nội tại đó là : “cầu vừa đủ xài” làm sao có thể có “đại kiết đại lợi” (quýt) được?

-----------------------------------------------
 

 
Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền
Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"
Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng
Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'
Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên
Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
Mua táo: sợ rồi… bón cả niên
Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.

 

 

  Hì hì hì.... có lý không ta!!!