Chuyện Lặt Vặt

 

Bánh Tét Tết

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
 
SàiGòn Năm Xưa…
Hể Tết tới, nhà nào cũng có Bánh Tét trong nhà để Cúng Ông Bà và để “ăn” Ba Ngày Tết…
Người nào mua Bánh Tét…thì mua, ai…siêng thì nấu…
Cũng vì tự nấu bánh tét thì “chắc ý” hơn, nên người nấu chiếm số đông.
Bánh Tét để ăn Tết…gọi là Bánh Tét Tết.
Bánh Tét Tết lúc ấy, có thể để tới Rằm tháng Giêng mà hỏng thấy “hư”…
Vì sao bánh Tét…hồi đó, để lâu…lâu hư vậy cà…?!?
Đây nè, do nguyên do vầy nè…lúc ấy…
…=>>>…Bà con nào “kỷ tính” thì trong những đám ruộng của mình, luôn luôn có một đám “ruộng nhỏ” chừng vài “cao” (cao=100m2)…chỉ để cấy riêng Nếp mà thôi…
Khi Đám (ruộng) Nếp chín, bà con xuống ruộng “tỉa” bỏ những bụi lúa sống lẩn trong đó.
Tỉa cũng dể, vì hột lúa giống y hột nếp, chỉ khác là cái đuôi hột nếp có chấm đen ở đuôi hột, còn hột lúa thì không, do đó, bà con muốn nếp mình xài là “nếp ròng” cho nên…phải chịu khó tỉa “lúa lộn” để khi xay ra, được loại nếp vừa ý, khỏi phải lựa gạo, mất công…
Lúc ấy, nếp có tên (địa phương) là Nếp Mường, Nếp Mòng…
Những loại Nếp nầy có chu kỳ dài bằng Lúa Mùa, nên cấy một lượt với lúa mùa 6 tháng.
Loại Nếp nầy rất dẻo, dùng để làm Bánh Tét hay để xay thành Bột Nếp để gói bánh hay làm Bánh Ổ trong mùa Tết hoặc làm Bánh Ít nhưn dừa nhưn đậu…trong đám giổ…
Còn nếu “cố tình” lấy Gạo Dẻo (như nếp) để gói bánh tét, thì bánh tét mau thiu…là phải rồi.
“Tết - Nhứt” là chuyện quan trọng đối với người Việt, nên Lo Tết, là phải…lo xa, như:
Trong năm, khi bửa củi, khúc củi nào khó bửa, gọi là Củi Đầu Trâu, thì để dành nấu Bánh Tét.
Và còn, đa số nhà nào cũng trồng chuối, ở trong “đám chuối sau nhà” thế nào cũng có một hai bụi Chuối Hột, không những để dành ăn “chuối cây” (non) trộn gỏi, mà còn để ăn chuối sống, còn chuối chín thì lấy hột ngâm rượu, thành Rượu Chuối Hột, uống vô nó bổ…cách gì!
Khi trái chuối hột vừa “đóng dóc” thì bẻ xuống, xắc lác, để ăn “độn” với bánh tráng trong món Bò Nhúng Dấm, đó là món ăn độc nhứt vô nhị của đất Sài Gòn hoa lệ nầy…
Bò Nhúng Dấm…nằm trong bộ 7…của Bò Bảy Món... để đải tiệc đám cưới, tân gia…
Chuối hột đóng dóc còn ăn chung với Cá Lóc nướng trui cuốn bánh tráng mắm nêm.
Hoặc giả…siêng siêng hay có học “công dung ngôn hạnh” thì làm món Chuối Thấu (chua) để dành ăn Tết hay để biểu diển tài nghệ trong đám tiệc…cho xôm tụ…chơi…(?!)
Chuối Hột là loại chuối có hột “dầy đeo”…(nếu gieo, thì hột cũng lên cây như thường)
Khi chuối chín, lấy hột khô, xay nhuyễn ngâm rượu…để chửa bịnh “có sạn”(?)
….Hì hì…hoặc giả, mấy đệ tử lu-linh ngâm hột với Rượu Đế, rồi hạ thổ bách nhật, thì…ắt có Rượu Chuối Hột ”ông uống bà khen”…liền hà…Nó Đó nhen quí ông…<=100%=>…?!
Thân Cây chuối hột già, lấy bẹ, chẻ dây phơi khô, vì dây rất dẻo và dai, nên muốn cột cái gì cho chắc, thì đều dùng Dây Chuối Hột, đó…cũng là để “bảo vệ môi trường”…hén…?!?
Đặc biệt…Lá chuối hột còn dùng để Gói Bánh Tét…
Còn thân chuối con, thì xắt mỏng trộn làm gỏi gà hay bò…thì hỏng nói gì thêm được…(?!)
Bởi nó ngon quá xá…thì nói làm gì cho bắt thèm…$#$#$..Hì hì…
Ác liệt nhứt là bắp chuối hột, xắt mỏng để nấu canh lá vang-bắp chuối thì…cũng hỏng nói nửa nè!!! Nó Đó bà con…Nó ngon lạ kỳ luôn…
Tóm lại, cây chuối hột, trừ bộ rể, còn “tòn-thân” cây chuối, cái gì cũng “ăn” được hết ráo…
…oOo…
Còn chuyện nầy, sẳn dịp Tết, vui miệng, nói luôn…cho rồi!!!
Nghĩa là…xì ra tanh bành té bẹ…”cho rồi chuyện xưa”…hồi năm nẩm ấy mà…
nói nhỏ…riêng cho Bạn Đọc nghe nè…suỵt-suỵt-suỵt…!!!
…Nè nè…đưa lổ tai đây coi…<<o>>…
…Nói cho bạn nghe một mình thôi và đừng nói cho…ai biết, hỏng nên nhen…
Đó là…Khi chuối hột Trổ Bắp và nó chỉ Trổ Bắp vào ban đêm…
Khi trổ bắp giữa đêm khuya, lúc bắp chuối “chuyển mình” để nó lú từ đầu cây chuối lú ra
…lúc ấy…thường trong bụi chuối “có” tiếng kêu…cọt kẹt-cót két…thấy ớn lắm đó…
Dịp nầy…nếu ai yếu bóng vía, nghe tiếng kêu…thì muốn lạnh xương sống, hỏng dám ho…
Còn ai…sợ ma…thì liệu hồn, coi chừng nha, có ”ma chuối hột”…đó đa!
Lúc ấy, cái lúc bắp chuối trổ nửa đêm…đó mà…
Những ông thầy bùa thứ dử, dử cở Thầy Sáu Hên nhà ta…hỏng bao giờ bỏ qua dịp nầy…
Ông thầy bùa, nửa đêm đội khăn đỏ, ra gốc chuối…bắt ấn, rồi hứng nước nhểu từ bắp chuối nhểu xuống. Sau đó, ông thầy pha nước nầy vô rượu đế lâu năm, rồi ông thầy…ếm xì bùa, đọc thần chú hằng đêm, đọc đủ 3 tháng 10 ngày là…xong ngay…
Lúc ấy, ai…=>>>…nghĩa là người nào cần Bùa Yêu, thì tới Cầu Thầy…(quá đã nha)
Cầu thầy…là khen thầy hây quá xá, thì thầy cho…chút ít nước nầy để lận lưng…làm thuốc.
Nghĩa…gà…Muốn Ai Thương Mình, thì mình Ngậm Rượu Bùa…nói chuyện một “hơi”…
…là người đó…thương mình liền hà…(??%%%%%%!!)…Dể ăn lắm…)))(OO(*)OO)(((…
Cũng vì cái chuyện “bùa chuối hột”…trời ơi đất hởi nầy…
Úi chà chà…báo hại, mấy thằng học trò Tiểu Học, thuộc lớp… “láu cá chó” =>>>
…Tụi nó tưởng bở, hỏng thèm cầu thầy xin bùa, vì làm vậy “kỳ cục thí mồ bây ơi”…
Tụi nó làm gan, đêm hôm, ra hứng nước bùa ở quài chuối hột…mà hỏng sợ ma nhen.
Rồi cả bầy hí hửng…mê tít thò lò bùa yêu…do mình hứng được…mấy giọt!!!
Tụi nó, cái đám ba trợn, ỷ mình lận lưng…bùa yêu, gặp mấy con nhỏ…tre trẻ cùng lứa, tụi nó…hỏng ngại miệng, ghẹo liền…nhưng mà hỏng thấy cơm cháo gì ráo…()()<>ooo…
Cũng bởi…tụi nó hỏng biết…bùa yêu mắc dịch nầy =>>> ”nói vậy, hỏng phải vậy”…
Cho nên…tốn tiền cà lem + đá nhận…bao mấy nhỏ riết…muốn cụp xương sống…!!!
Nhưng chưa tởn, tụi nó cứ thử riết riết…Và rồi “đi đêm có ngày gặp ma”…
Gặp con “ma” nầy ốm nhách, mỏ nhọn mà tụi nó…hỏng ưa, liền “thử bùa”…coi sao:
Con nhỏ nầy chanh chua, ốm tong teo, vì “nhỏ ưa xí xọn” thấy ghét, ghét nên ghẹo chơi…
-   Ê…cái bà…lanh chanh…
-   Gì đó…
-   Tui cho cà lem, vậy bà ”chịu tui” hôn nè…{chơi chử: chịu (cho) “tui hôn”…(hôn)nè}
Con nhỏ…biết tỏng tụi nó hết ráo nha, nói liền:
-   Tao hỏng ghẹo thằng nào hết nhe…
Thằng ông cố đó, tưởng bở…đổ lỳ, để “thử bùa”, hét liền:
-   Ghẹo rồi sao nè…hé hé…
Nói…sơ vậy, mà nhỏ (nở lòng nào)…nói ra câu nháng lửa…vầy nè:
-   Ê ê…tụi bây…”thân phận đủa mốc đòi chòi mâm son” (câu nói xưa)
-   Ý chời chời…quớ…má bù trẻ…(><?><)…khửa khửa khửa…
-   …?><>?><>((((((ooo…(đồ mất dạy)
-   ((o))((o))((o))n2….(ná thở cả bầy)
…oOo...
Đã hết chuyện nói nhỏ…riêng tư, bây giờ…nói tiếp:
Vào Tháng Chạp hàng năm, Tháng Chạp là tháng 12 Âm Lịch.
Nhưng bà con xưa…cũng ít nói Tháng 12…
Vì nói Tháng 12 thì phải nói thêm…chử Ta, là Tháng 12 Ta…
Do đó, bà con nói Tháng Chạp cho gọn…
Rồi còn bởi Tháng Chạp, cũng có nghĩa…là Tháng Tết nửa, cho nên…
…bà con còn…có ý…nhắt nhỏ…Tết tới nơi rồi…Lo Tết Gì Chưa Đó…???...
Do đó…mới có chuyện…ai cũng Lo Tết vầy nè…
Cở Mồng 10 Tháng Chạp…
Là lo đi mua Củ Cải trắng về xắt khơi khô, để Bỏ Mắm (Bỏ củ cải vô nước Mắm)
Củ Cải phải lựa củ nhỏ…vừa vừa, vì chọn củ lớn quá, ruột bị xốp, Bỏ Mắm hỏng ngon.
Xắt củ cải dài cở ngón tay, chẻ làm tư làm sáu, tùy củ lớn nhỏ, rồi rải đều trên sàn gạo hay tấm đệm và đem phơi ngoài nắng cho teo bớt, củ cải teo, bỏ mắm mới ngon…
Vô Mùa Tết, trời lạnh hay có…âm u, nên…phải lo, canh trộn vài lần cho củ cải teo đều…
Khi teo…đúng ý, gia chủ đem bỏ củ cải vô hủ keo, đổ nước mắm tỉn cho ngập củ cải, rồi phải có thêm chút nước đường tán pha vô nước mắm, để cho nó “mặn dịu”.
Nhớ là, phải “gày” miếng vỉ tre, để củ cải không nổi lên mặt nước mắm, để nổi nó hư.
Củ cải Bỏ Mắm mà chiên, ăn với cơm nguội thì…hạp với mấy thầy “ăn mặn, uống đậm…”
Còn…muốn ăn củ cải bỏ mắm với bánh tét thì…coi tiếp…
                oOo
Bánh Tét “phải ăn chung” với củ cải Bỏ Mắm…thì mới, gọi là “đúng điệu sài gòn” nhen.
Chuẩn bị…ăn nè…
Bánh Tét bự bằng…bắp cẳng, dài cở gang rưỡi tay…bị cột cứng…cả chục dây lạt tre…
Trước tiên phải mở dây lạt, để “lột vỏ bánh tét”…như lột vỏ chuối và chỉ lột ½ đòn là vừa…
Vì phân nửa đòn còn lại, phải chừa lá…để cầm cho bánh không dính tay, kỷ vậy mới được.
Làm như vầy…mới gọi là…làm đúng kiểu…xưa.
Tay trái cầm Đòn Bánh Tét, tay phải nắm lá chuối ở đầu đòn bánh gở ra cho bung hết, kế đó lột lá chuối…để lòi thấy ruột bánh tét, phải lột lá chuối từ từ xuống tới ½ đòn thì ngừng.
Lúc nầy, thấy đòn bánh tét trắng xanh, màu…xanh xanh, bóng lưởng, dòm thấy thèm rồi…
Sau đó, lấy cọng chỉ may, phải là chỉ may màu trắng mới được nhen bà con.
Xếp đôi cọng chỉ và chỉ xếp đôi thôi, canh cho dài chừng 5 tất và thắt gút một đầu.
Người nào…đứng tét, phải cắn đầu gút nầy vô miệng, cắn cho chắc giữa hai hàm răng.
Tay phải quấn cọng chỉ vô phần đầu đòn bánh tét, cách đầu đòn chừng 2 phân, cọng chỉ khi được quấn giáp vòng, thì cọng chỉ thành 1 đường thẳng, còn vòng chỉ thì…lúng vô bánh tét.
Lúc nầy, tay phải nắm cọng chỉ kéo thẳng ra, miệng cắn sát gút cọng chỉ…
Tay phải kéo thẳng cọng chỉ ra nhè nhẹ…
Lúc nầy cọng chỉ…siết sâu vô đòn bánh tét một cách…mềm ùi ngọt xớt…
Khi cọng chỉ “siết” vô được 1/3….vòng tròn đòn.
Thì người Tét Bánh liền nghiêng tay, ngã đòn bánh, để khoanh bánh tét…té nằm vô cái dỉa.
Và cứ thế, tét từ từ…thì được một Dỉa Bánh Tét…
Cũng bởi, bánh phải “tét” (làm 2,3,4,5…khoanh) mới ăn được, nên mới gọi là Bánh Tét.
Bánh Tét phải tét “kiểu cọ” như vậy, thì mới gọi là “ tét bánh tét”!
Tét bánh bằng cọng chỉ, khoanh Bánh Tét mới…bén ngót, láng o láng lẩy, dòm bắt thèm.
Bánh Tét mà xắt bằng dao, khoanh bánh sẻ bị “xừ”, còn nhưn thì bể - nghể, dòm hết ngon…
Muốn thưởng thức hương vị Tết Việt Nam , thì phải ăn Bánh Tét với Củ Cải Bỏ Mắm…
…hì hì…thì mới “Đúng Điệu Sài Gòn” nhen…=>>>
…và ăn Bánh Tét như vầy…mới đã cái…bản họng nè…=>>>
=>>> Quí vị ơi…Tết Nhứt mà…hỏng nên…sợ kỳ gì ráo nha…
Cứ hả lớn họng, cắn lút cán miếng bánh tét thấu tới nhưn…có cục mở.
Liền ngậm họng, nhai nhè nhẹ, đồng thời…thò tay bốc hai ba miếng củ cải bỏ luôn vô họng.
Rồi nhai…tà tà, lúc nầy…trong lổ tai, bổng có…tiếng kêu của củ cải, nghe…dòn dòn rào rạo sừng sực…nghe rất êm tai và lổ mủi…loáng thoáng mùi củ cải, nghe thơm…hăng hăng.
Lúc nầy, trong họng…có một họng bánh đầy cóng, nhưng đừng lo gì nhiều…
Ta cứ bình tỉnh, từ từ nhai…để thấy chất mặn…măn mẳn rồi thơm thơm trộn lẩn cái béo béo, dẻo dẻo…tụi nó quấn xà nẹo, che kín hai hàm răng…như nhai nhiều viên xưn-gum…(?!)
Thế rồi…rồi nghe…cái nhảo nhẹt đó…bò từ từ vô đóc dọng…để nó tuôn qua yết hầu, trôi dần dần xuống cuống họng, rồi nó nhẹ nhàng rớt vô bao tử nghe…cái phẹp…!!!%$%$%...
Ối chà chà…hí hí…Tết Nhứt mà…
Phải ăn uống “hàm hồ” như vậy, mới nghe…nó đã cái họng được nhen…!!!
          oOo
Kể tiếp chuyện lo Tết…
Vào khoảng 20 Tháng Chạp…
Bà con…lo tìm tre gai non, cây vừa nở lá, chặt xuống, đem về Chẻ Lạt, để Gói Bánh Tét Tết…thì đã…Xong một cái lo…
Lo kế là lấy nếp cất trong Bồ Lúa, lên nhà máy xay lúa…Xay Nếp để làm Bánh Tết…
Nếu nếp có lộn gạo, phải lựa ra cho hết, nếu còn gạo, bánh tét bị sượng, mất ngon, mau thiu.
Xay nếp xong, lấy một mớ nếp đem ngâm nước để Xay Bột Nếp để làm Bánh Ít, Bánh Ổ…vv…
Cái lo thứ ba…
Là chặt thêm cây làm củi, rồi phơi khô…để Nấu Bánh Tét Tết…
Tới cái lo thứ tư…
Là Rọc lá chuối hột để Gói Bánh Tét, nghĩa là…có quá nhiều cái Lo Tết…
Nhưng cũng…chưa xong cái lo đâu…
Cận Tết, nghĩa là Hăm Tám, Hăm Chín Tết…lo đào Ông Lò…để nấu bánh tét…
Vào ngày sát Tết, tùy theo…gia chủ, ai muốn gói bánh tét lúc nào thì tùy…
Càng cận Tết, Gia Chủ…càng lo Tết…dử dội hơn…
….Tới ngày 28 Tết…
….Tới giờ phút thiêng liệng nầy…hỏng nói 28 tháng chạp nửa, mà nói 28 tết.
Sáng 28 Tết, ra đám chuối hột sau nhà để Rọc lá chuối hột, phải rọc lá…trước hai ba ngày, để phơi lá cho hơi…héo héo, để khi gói cho không rách lá, rồi còn phải lau lá cho sạch bụi…mới đúng vệ sinh thường thức, kỷ vậy mới được…
Chiều 29 Tết…
Lo ngâm đậu xanh, ngâm 1 đêm cho đậu xanh mềm cho dể “đãi vỏ” để làm nhun bánh tét.
Sáng sớm ngày 30 Tết…
Lại lo đi chợ mua mở heo, đem về xắt dọc theo nguyên khỗ mở, thành một miếng dài bằng ngón tay, trộn vô một xí muối bọt, để vô ruột đậu xanh của bánh tét…
Sau khi chuẩn bị đâu đó xong xuôi thì bắt đầu gói bánh tét…
Ngồi dưới đất, trên tấm đệm bày la liệt lá chuối, nếp đã gút xong, mở, nhưn, dây lạt…
Lấy lá chuối xếp 2 lớp lá, hai tay hốt nếp rải dải cở gang rưởi tay, vắt đậu xanh thành cuộn đã luột chín, trải dài trên phần nếp, sau đó lấy tay ấn trên nhưn đậu một khe dài, rồi lấy khúc mở để vô đậu xanh dọc theo chiều dài, rồi bóp đậu xanh cho khúc mở nằm chìm bên trong.
Kế đó là bụm nếp phủ lên cho kín phần đậu, vậy là ruột bánh đã xong…
Túm 2 bìa lá chuối lại, bẻ miệng, sửa cho thân bánh tròn tròn, búng lá chuối cho nếp nằm gọn, bẻ đầu lá, dựng Đòn Bánh dậy, lấy tay bẻ lá chuối cho đầu bánh thành hình vuông, lấy miếng lá rời cập vô, rồi cột dây lạt…
Cột nuộc dây cách nhau hai ba lóng tay cho tới hết chiều dài của Đòn Bánh Tét…
Dây lạt phải đủ dài, để khi “quấn nuộc lạt” xong, phải còn dư một khúc dài, sau đó “xếp dây lên” để làm thành sợi dây, dây nầy để nắm khi trở bánh tét trong nồi hay dùng dây nầy để treo bánh khi bánh chín, để bánh tét ráo nước, lâu hư…
Gói bánh tới hết nhưn đậu xanh…
Thế nào cũng có dư một mớ nếp, lúc nầy, trộn thêm vô nếp một mớ đậu đen để gói Bánh Tét Chay (không có nhưn)…
Kế đến là gói Bánh Ít, gồm bánh ít nhưn dừa hoặc nhưn đậu xanh…
Cũng phải chừa một mớ bột nhồi sẳng để Đổ Bánh Ổ.
Bánh Ổ là...đổ vô thau…bột dư, rồi hấp cách thủy, bánh ổ nầy ngọt, xắc miếng…nhai dẻo quến.
Ra Giêng, chiên Bánh Ổ, rồi ăn chung với Củ Cải bỏ mắm…cũng ngon quá xá cở nhen…
Còn nửa nè, ra giêng…lấy Củ Cải Bỏ Mắm chiên lên…
Nếu chịu khó…hú bạn hiền, để lai rai “ba sợi”…thì nói dóc…cả buổi chưa hết chuyện…
Viết thêm mấy câu…
Gói xong Bánh Tét thì cũng đã xế trưa…30 Tết…
Bánh Tét rất lâu chín, nên nấu rất…hao củi, bởi vậy phải…lo, để dành củi cả năm là vậy đó!
Nấu từ xế trưa 30…nấu tới Giao Thừa, nồi bánh tét…mới chịu chín.
Khi nấu bánh tét, không được để tắt lửa vì như vậy Bánh Tét sẻ mau thiu…
Khi bánh chín vớt ra, treo lên cho ráo nước…
Thì…Radio, TV…kêu tít tít…báo hiệu tới Giờ Giao Thừa…
Giao Thừa SàiGòn tới rồi đây…
Ối chà chà…Pháo Tết nổ ì đùng rền vang khắp chốn, khói pháo bay tá lả mịt mùng…
Người ta nói “tối như trời 30”…
Nhưng khi pháo Giao Thừa nổ rộ, trời 30…bổng sáng mờ…ảo ảo, hết tối om!!!
Vậy là NĂM MỚI bắt đầu rồi đây…

 

 NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341