Chuyện Lặt Vặt

 

   Bắt Cá Đồng 

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
Saigon “bị”mang tiếng là Vùng Đất Lành.
Mà “đất lành” thì chim đậu… dĩ nhiên!!!
Đất lành…$#$… ấy vậy mà đất trời… $$$###... nỡ lòng nào…đem bão tới Sai gon … cho “đậu”… những 2 lần….&*&*&*… vậy nè?!?!?
Hai lần bão đó, là năm Giáp Thìn 1904 và năm Nhâm Thìn 1952.
Hai năm nầy (cơ khổ hong) đều là năm Thìn, nên mới có chuyện… để nói dóc chơi.
Và năm 64 (Giáp Thìn) bão cũng viếng Miền Trung, gọi là Bão Lụt Miền Trung.
Dân Saigon, kể cả con nít Đệ Lục, xách thùng đi quyên tiền tá lả…
Cũng vì Năm Thìn “thường hay có bão” cho nên, dân gian nghe tới Năm Thìn thì… rất ngán và hể gặp Năm Thìn, thì bà con “nói kèm” theo 2 tiếng “bão lụt” phía sau.
Gọi là Năm Thìn Bão Lụt… để nhắc nhở thế gian… coi chừng năm Rồng…
Nói tới Rồng, xin mở ngoặc, nói xiên nói quàng… vài hàng đại khái:
Không ai thấy Rồng, nhưng cứ “đắp” tượng Rồng cho “ngự” những chổ tôn nghiêm.
Rồng “quấn cột” thì…thòng đầu xuống, đuôi vảnh lên, gọi Long Giáng (xuống trần).
Rồng “nằm cổng” thì rồng nằm thẳng, hướng đầu xuống, cũng với thế Long Giáng và với thâm ý, là rồng “ngự”… chỗ nầy đó nhen…(?!)
Hỏng ai “dám” làm tượng rồng… ngóc lên…
…. =>>> rồng ngóc đầu lên là “rồng thăng”…$$##$$<><>?!..là rồng đi luôn, là toi.
Long Giáng là Long… đáp xuống trần (gian) để “ở luôn”… mới tốt.
Cho nên hỏng ai mần tượng Rồng… ngóc lên, bởi “ngóc lên” là thế Long Thăng.
Long Thăng là Rồng “thăng”... như thầy pháp lên đồng, rồi “thăng” để lượm bạc.
Rồng Thăng là rồng… bỏ chỗ đó, thì “chổ đó”... thúi hoắc rồi.
Rồng chỉ dành cho Vua… xài, như Long Bào, Long Sàn, (xe) Long Mã (?)…
Nhưng Vua cũng… biết điều, hỏng dám xài… một mình, ổng cũng cho dân dã xài chung biểu tượng Rồng, nhưng phải phân biệt rõ ràng:
Rồng vua 5 móng, Rồng dân 4 móng (đầu ngón cẳng có móng).
Ngón cẳng Rồng “ăn tiền” là Bộ Móng, móng rồng cong cong, nhọn hoắc, coi dữ tợn như móng Diều Hâu, Chim Ưng, Đại bàng…
Trong nghề võ có chiêu Ưng Trão Công (móng chim ưng), chiêu nầy dùng…(cái cong cong là) ngón tay, để móc mắt đối thủ… quả là ác liệt quá chừng!
Khi dân gian “làm” hình Rồng, phải cho Rồng (hỏng ai nói “con rồng”)…thò cẳng trước ra, xòe ra 4 móng (3 ngón trước 1 ngón sau), đầu ngón cẳng có Móng cong vòng, nên gọi là “xòe móng” để khoe bộ móng trước bàn dân thiên hạ, cũng với dụng ý là để khỏi “hiểu lầm”…là mình dám lấn vua…xài rồng 5 móng…!!!=>>>:
-  Nè…tụi bây, tao mần rồng có 4 móng đó nha…thấy hôn?
Bởi vậy, rồi…cho nên, khi rồng “khoe móng” cũng khoe có “nơi” hẳn hoi:
Rồng…nhà đòn đám ma, rồng chưng đám cưới, rồng đình…luôn luôn phải có bàn cẳng xòe móng ra…cho thấy…tui chỉ xài rồng có 4 móng thôi nha mấy cha!
Còn “rồng 5 móng” chỉ Vua mới “có quyền” thêu “áo rồng 5 móng” mà thôi!
Rồng khoe móng “tầm bậy” là phạm thượng, coi chừng mọt gông, chớ chẳng chơi.
Tóm lại…Long Bào là áo vua, áo nầy thêu “rồng 5 móng” phía trước ngực, để biểu lộ Uy Quyền khất khả xâm phạm của nhà vua.
Long Bào chỉ Vua mới có quyền bận áo đó…
Ngoài ra, hỏng ai dám rớ tới Long Bào…
Ai bận Long Bào, rồi còn ngồi đờn…để khoe tài, nếu còn vua, sẻ bị….chém!!!
Đó là những tôn ti trật tự hồi xưa…
…hồi xưa…đâu ra đó…(đóng ngoặc)
…=>>>…SàiGòn là vùng đất “mưa thuận gió hòa”, nên thời tiết đi đúng mùa và thời tiết cũng…chịu khó đi “đúng lịch” nửa đó…
Thí dụ “lịch bỏ túi” ghi Tiểu Hàn, thì ngày đó hay xê xích 1 hay 2 bửa, thế nào cũng có…“lạnh sơ sơ”. Còn ghi Đại Hàn thì “lạnh cóng róng”…
Ghi Cốc Vũ thì mưa lớn hết biết, ghi Sương Giáng thì “có sương mù”.
Bởi vậy, mới nói “thời tiết đi…y như trong kinh”...(?!) là vậy…
Bởi vậy, thế nên bà con cứ thế…mà sống phây phây…=>>>…
Sống phây phây, bởi ”cơm ngày 3 bửa, tắm rửa 3 lần”, nhậu lai rai, hỏng lo đói.(?!)
Xung quanh vùng Saigon như Bình Chánh, Thủ Đức, Gò Vấp, Hóc Môn, Bà Điểm…
là những vùng lúa trù phú, cá tôm sống trong ruộng lúa, sông rạch, bưng, biền…nhiều vô kể, có thể…nổ nghe cho “dử dử”…là cá tôm ăn không hết, nếu bắt hết!!!
Ví dụ như khúc sông Chợ Cầu (Gò Vấp-Hóc Môn) chảy từ cầu Bến Phân, Xóm Mới ra tới Cầu Tham Lương, rồi chạy thẳng ra cánh đồng Tây Thạnh chẳng hạn…
Khúc sông đó là “vựa cá” của bà con sống 2 bên bờ sông…
Khúc sông nầy, hai bên có rừng cây dầy đặc, nào Sơn, Bần, Điều, Trăm, Bình Bát…
Nhưng khi chảy qua cầu Tham Lương thì 2 bên con sông…không có rừng và bờ sông cũng không có sình như vốn có của con sông!!!
Nghe ông bà xưa nói, khúc sông từ Cầu Tham Lương chạy vô đồng Tây Thạnh dài non cây số, là do Binh của Tây Sơn Nguyễn Huệ đào, nhưng phải bỏ dở dang, vì quân lính lo ngăn chận quân Đông Sơn của Chúa Nguyễn từ Hóc Môn kéo xuống và thế là có “trận đánh cầu Tham Lương”…đã xảy ra…như trời long đất lở…(?)
Kẻ hậu bối nghe “sông đào” như vậy…cũng tin được, vì khúc sông nầy thẳng-băng, giống “con kinh đào” hơn là con sông, rồi lại, hai bên sông không có rừng, sình, lầy lội như Ruộng Biền, Ruộng Sình Bộng của sông nguyên thủy…thì nói “kinh đào” là đúng rồi!(?)…Nghĩa là…có thể tin được…
Khúc “sông không rừng” nầy, bà con kêu là Ngọn Cùng (ngọn sông cuối cùng)
Cũng bởi nó “cùng” cho nên tới đầu mùa mưa, là mùa “cá lên”, cá đi tới đây là “cùng đường” và rồi…đành phải tỏa ra hai bên đồng ruộng…
Do đó, vùng nầy cá nhiều vô thiên lủng, tới đầu mưa, cá trê, lóc, rô…từ sông túa ra, băng qua đường (số 8), băng bờ, để lên ruộng đẻ trứng…
Cá đầu tiên lên ruộng để trứng là Cá Rô, Trê…
Cá Rô Nái, mới bằng 2 ngón tay, nhưng ôm 2 nùi trứng cở ngón tay út, khi mưa lớn, nó…nằm ngang, móc mang vô cỏ để lên ruộng…đẻ cho bằng được, rồi tới cá trê, cá lóc …cũng thi nhau tuôn lên ruộng tìm chổ đẻ trứng…
Rồi sau đó, trong ruộng lúa có thêm cá trắng, cá cấn, cá sặc, lươn, tép…vv…
Bây giờ nói “tam khào” về chuyện “bắt cá bằng tay” để cho Vị nào, hồi nhỏ…mê bắt cá…nhớ lại chuyện xưa chơi…
Khi đồng ruộng...bị nắng tháng ba…”nắn” dử dội…
…Thì bà con trồng Thuốc Lá (thuốc gò) bẻ lá Xắt và Phơi, đất trồng thuốc đó, còn nhiều phân tro, nên bà con trồng Bắp, Mướp Khía, Củ Môn, Đậu Phọng…để “vớt vát chút đỉnh tiền” trước khi mưa xuống.
Mưa Xuống vài cây cho thấm đất, khi ruộng “lấp xấp” nước trong rỏng giữa 2 hàng bắp, thì….hỏng biết cá rô đẻ lúc nào, mà bây giờ cá rô con, gọi là Rô Bí (cá con bự cở hột bí)…chạy ngào nghểnh tùm lum trong rỏng bắp…
Thế là…đám con nít mê cá, rủ nhau đi Nhủi Cá.
Đồ nghề để “nhủi cá” là Cái Nhủi, cái nhủi làm bằng nang tre, có miệng là miếng cây dầu, dài cở bảy tất tây và được bào mỏng cho mép nhủi “ăn” sát mặt đất, phần cây bên trên có khoét chổ để cắm vô từng cây nang tre dài hơn một sải, nang đương chừa kẻ hở vừa đủ cho nước thoát, còn cá thì ở lại bên trên, cuối cái Nhủi được cặp 2 bên là 2 cây tầm vong bắt chéo thò ra, làm cán, để con nít cầm cán…đẩy nhủi ào ào…
Từ đầu bên nầy, tụi nó để nhủi xuống rỏng bắp, đẩy nhủi qua bên kia, dở nhủi lên, cá rô bí nằm trên đó…cở một hai ba chục con…
Cứ nhủi riết riết…thì đủ làm món Cá Um, để cuốn bánh tráng thay cơm bửa trưa…
Tới khi mưa xuống dào dả, thì ruộng phải “cày bệ” cho cỏ ruộng thúi, chết hết, sau đó chừng chục ngày, là “cày trở” (cày lật đất) để cấy.
Khi cày trở, cá rô, trê, lóc…còn nhỏ nhỏ, chạy theo rỏng cày…ai siêng theo bắt cũng được khá khá…
Khi lúa cấy kín đồng, một tháng sau, lúa vừa nở bụi…
Là tới tháng 7 Âm Lịch, thì đồng ruộng…vô ngay Hạn Bà Chằn, hạn nầy nắng nhiều, nhưng hỏng mưa…nên trời nóng hanh, rất khó chịu.
“Hạn” nầy năm nào cũng có, năm nặng, năm nhẹ…
Đặt biệt “ngày giổ chằn” xảy ra trong tháng 7 ÂL, đó là ngày…cá đồng bị “nằm ngay đơ” hay “nổi lờ đờ” trên mặt nước ruộng giữa trưa…nóng bỏng(!)
Lúc đó bà con xuống ruộng, cứ…tự tiện bắt, hỏng cần biết ruộng lúa của ai…
Bắt xong, con nào lớn lớn thì sống lại, con nhỏ nhỏ thì…chết luôn…
Thí dụ, gần Củ Chi, ở đồng Tân Phú Trung, chổ có đồng mả lớn, toàn là Mả Đá (đá ong) là nhà ông Tám Cheo, làm nghề Thầy Pháp, gọi là Thầy Tám Cheo, thầy Tám đi bắt cá Giổ Chằn nhiều quá, ổng phải cột gút 2 ống quần để bỏ cá vô, rồi…máng 2 ống quần vô cần cổ…đi tà tà về nhà, miệng ổng ăn trầu “tít – tác” cười hì hì…khoái chí tử!
Sau khi…(@)…đi bắt cá ké, rồi về lâu dài sau nầy, ngẫm lại…mới “đón-mò” như sau:
Giữa trưa, bửa Giổ Chằn, trời…phát thinh nóng như đổ lửa, khi ấy, mặt nước ruộng, phần trên, cở hai ba lóng tay, nước nóng như nước…gần sôi, do đó, cá…hỏng dám lên “ăn mống”…nên bị ngộp, rồi…ngất ngư chăng?
Cá mà bị ngất ngư thì cứ thò tay lụm…dể òm…
Nếu nhớ không lầm, thì ở đồng lúa Tân Phú Trung-Củ Chi, ngày “giổ chằn”…xê xích từ 14 tới 19 tháng 7 Âm Lịch…hàng năm.
Do đó, gần tới ngày ấy, bà con…me từng đám ruộng…me tới bờ sông, khi thấy cá bắt đầu giảy giụa là…la lên tá hỏa…
Thế là….cả xóm ào ra…hốt cá…thấy phát ham…
Do “hạn tháng 7”nên trời cứ nắng riết, nước ruộng khô từ từ, gọi là khô hạn, làm cá nhỏ…bị kẹt ngoài ruộng, làm mồi cho chim Mỏ Nhác, Gà Nước, Cò…
Sau cùng, nước chỉ còn trong “rỏng cày” thì…tới phần con nít đi Bắt Cá Cạn.
Tụi nó…giữa trưa nắng chang chang, trốn Ba, né Má, lặn lẻ rủ nhau đi bắt cá cạn…
Khi mấy thằng…mê cá, lặng lẻ, lóng lổ tai… đi tà tà trên bờ, nghe tiếng cá khua…lẹt xẹt là nhào xuống…rỏng cày, chổ lúa nào tụi nó…mò cá, thì chổ đó…lúa te tua!!!
Rỏng Cày là chổ “thả vạc” khi mấy ông thợ cày, cày hôm trước. Trong đám ruộng, rổng cày là chổ…sâu nhứt, cho nên cá sẻ tụ về đây…nạp mạng cho Chằn!
Chằn là mấy thằng ông cố nhỏ đó mà, tụi nó…phá “chằn ăn chăn quấn”...hì hì…
Chử “chăn quấn” là Chăn (sê) chớ hỏng Trăn (tê-eo-rờ)…nha…
Chăn quấn là…quấn chăn…ngủ nướng…đó mà…khà khà…
Qua đầu tháng 8 Âm lịch, mưa trở lại bình thường vì Mưa Thuận Giò Hòa…
Nhưng khi mưa, thường là Mưa Đêm…để dụ cá sông…đi đẻ trứng lần nửa…
Qua tháng 9 ÂL…bổng nhiên, trong ruộng…có thêm Cá Trắng và Cá Cấn.
Cá Trắng là loại cá chỉ sống ở ruộng lúa, không thấy dưới sông như Lóc Rô Trê…
Cá Trắng bự cở 1/3 ngón út, dài gần 2 lóng tay, có vảy, bụng trắng hếu, chắc để “làm mồi” cho cá rô, cá lóc nó ăn!(?)
Cá Trắng, còn gọi là Cá Nhỏ, là loại cá sống thành bầy đông vô số kể…
Cá Cấn còn gọi là Cá Rể Tre hay Cá Đỏ Đuôi…=>>>…vì đuôi cá màu đỏ.
Trong ruộng, cá cấn ít hơn cá trắng…Thỉnh thoảng có Tép, gọi là Tép Ruộng.
Trong tháng 9 trời mưa đều đều…rồi mưa kéo dài tới hết mưa…
Hể có mưa là “đi hứng cá”, hoặc nắng một hai bửa, trời mưa là y như rằng, Cá Trắng sẻ chạy (xuống ruộng dưới) theo “lổ trổ”…
Lổ Trổ được trổ từ đường bờ, để nước dư chạy xuống, cũng là để nước nhiều, không chảy tràn qua bờ…thì dể làm “bẻ bờ”…=>>> bẻ bờ chớ hỏng phải “bể bờ”.
Khi mưa nhểu hột, dân con nít hay người lớn, liền ra sau nhà, cắt ngay một bẹ chuối, dài một sải tay, ôm theo Cái Dừng, lấy thêm cây dao phai và vài ba cây tre cở chiếc đủa, đã chẻ sẳn…thủ bủ từ lâu…
(Cái Dừng hứng cá, bề kính cở 8 tất tây, dùng để Sàn Gạo, đáy Dừng có lổ nhỏ đủ để hột Tấm lọt xuống, còn Cái Nia, thì đương kín đáy, dùng để Sảy Gạo. Khi gạo xay trong Cối Xay, còn lộn Vỏ Trấu hay Trấu Càng và để Sải lúa lép, thì phải Sải bằng Cái Nia! Cái Nia lớn cở 1m20 bề kính, khi Sải, phải đứng, để mép Nia tì mạnh vô bụng, khi Sàn Sải, hột gạo nặng thì nằm bên dưới, phía gần bụng người sàn, còn Trấu nhẹ hơn thì nằm hướng bên trên. Người sàn phải “vừa sàn vừa Sải” (như rải) để Vỏ Lúa hay Trấu Càng, vì nhẹ hơn, nên bay ra khỏi Nia…)
Trở lại nội dung bài viết:
Thằng…đực con tiểu học, ôm đồ nghề hứng cá…bay ra đồng ruộng, thì thấy…bà con thiên hạ…tới chổ hứng rồi!!! Thấy nôn lắm…
Ruộng ai thì người đó hứng cá, chớ hỏng có chuyện hứng cá…ruộng người khác, ai làm vậy bao giờ nè, làm vậy…đội quần nhen…
Tới “lổ chổ”, tụi nó móc cục cỏ đấp ở lổ trổ ra, chừa phần “khơi” để đặt bẹ chuối bẻ chử U, lấy cây tre chẻ, cắm xuống bẹ chuối ở lổ trổ cho bẹ chuối khỏi trôi…=>>>…
….là tức thì, Cá Trắng tuôn xuống Dừng nghe ào ào liền…
Lúc đó, trong bụng…nôn hết biết…vì “xuống ào ào như cá xuống dừng” đó mà.
Ông thần nước mặn nhà ta, liền lật đật đặt Dừng vô mép bẹ chuối, chống cây dao để làm cây…chống, chống Dừng, đồng thời, lấy bẹ chuối cắt sẳn, bẻ co theo mép Dừng, chừa miệng Dừng, để cá trắng xuống Dừng, không nhảy ra ngoài được.
Cá Xuống Dừng là cá trắng, cá cấn…lấn nhau, hỏng biết, mắc ông mắc cha gì mà…áp nhau tuôn ào ào qua lổ trổ, rồi…dãi xạch xạch đầy nghẹt trên Dừng!?
Lúc nầy, nếu lấy tay cản, cá cũng cố chạy xuống, chạy xuống chết bỏ, hỏng biết tại sao tụi nó, hè nhau chạy…trối chết như vậy?!
Khi hốt cá trắng vô đầy Đục thì…chạy về nhà, đổ ra, rồi chạy xuống…hốt tiếp…
Chạy như điên, mừng cá…muốn hết lớn luôn…
Cá trắng kho khô với tiêu cà, bỏ thêm ít lá gừng…là đá cơm sạch nồi…
Bửa nào cá chạy nhiều quá, kho không hết, thì làm món Cá Um, um cá để làm món Cá Trắng Cuốn Bánh Tráng…là hết phản…
Chưa hết chuyện “hứng cá” đâu.
Ngoài cái vụ hứng cá bằng Dừng, còn có loại hứng cá nhà nghề hơn, đó là Hứng Thời.
Cái Thời hình thù giống Cái Đục, nhưng cao cở 1 thước tây, bên hông Thời có khoét một lổ tròn cở 1 gang tay, lổ tròn nầy là chổ để gắn vô cái Ống (quên bà nó tên) dài hơn 1 thước, đầu lớn đầu nhỏ giống như “ống coi gió trực thằng”, chổ cái lổ tròn ở hông Thời có gắn cái Toi, giống cái Toi Đục, để cá vô nhưng thể chạy ra…
Thời Hứng Cá đặt ngay Lổ Trổ, đóng sau lưng nó cái cây cho khỏi trôi…rồi gia chủ đi về nhà…chờ, vì Cá Xuống Thời hỏng thấy như Cá Xuống Dừng, nên con nít…khoái hứng cá bằng Dừng hơn…là vậy đó.
Qua đầu tháng 10 lúa trổ Đồng Đồng, rồi Lúa Ngậm Sửa…
….Khoảng 9-10 giờ sáng, gió đồng thổi nhè nhẹ, nhưng viết là gió thổi liu riu…#$#$#@#... Khi ấy, lúa Thụ Phấn, nên vỏ lúa mở ra, nhụy đực màu vàng thò ra tòn ten để rải phấn qua nhụy cái, vì có gió, nên phấn hoa bay tứ tung, đa số rớt xuống mặt nước…vàng khè, phấn lúa nầy làm Mồi ngon cho cá dưới ruộng.
Cá tháng nầy mập ú…xách cần đi câu là bá chấy…
Qua tháng 10 ÂL…
Tụi nhỏ…nhớ thuộc lòng câu nói Ông Bà Xưa:
“Ông tha, bà hỏng tha, 23 tháng 10” =>>…câu nói tắt ngang, nghe…hơi khó hiểu
Là bởi…trước hay sau ngày 23 đó, thế nào cũng có cây mưa lớn hết biết, cây mưa lớn…y như trong kinh…để nước tràn bờ…Rước Cá Về Sông…
Giữa tháng 10 trời ít mưa, nước ruộng cạn từ từ…
Cá đồng đã lớn và chờ Cây Mưa tháng 10 để quy cố thổ….
Mưa 23 tháng 10 chưa tới, thì nước cạn, nước ruộng cạn thì cá vô Giếng…Khà khà…
Cho nên “trong mùng tháng 10” mấy thằng đỏi nhỏ, lo “canh nước ruộng” để Ủ Cá!
…$$#$#$...mắc dịch tụi nó…tụi nó mê cá thấy ghê luôn…
Tía Má….khỏi dặn, tụi nó đi “thăm nước” một ngày….hỏng biết mấy lần mà nói!!!
Ruộng thằng nào thì thằng đó…đi thăm…
Khi nước ruộng còn lắp xắp, nghĩa là cá đã Vô Giếng (giếng nầy để tưới thuốc, bắp…)
Thế là…a thần phù…xin tiền đi mua Dây Hồng Tín (dây thuốc cá) để Ủ - Cá…
Nói là dây nhưng thực ra là Rể Hồng Tín, rể nầy đã phơi khô, mua về để Ủ Cá…
Khi thấy Cá Vô Giếng Hết Ráo, vì mặt ruộng nước còn rất ít…thì bắt đầu ra tay:
Hai ba người lớn…kèm theo ông cố nhỏ, đem dây hồng tín xuống ruộng, người lấy búa, đập dập dây sau khi nhúng nước cho dây mềm, người lấy cỏ chỉ, mọc quanh miệng giếng, để bịt đường cá ra vô…hàng ngày…
Sau khi miệng giếng được sình bịt kín…đường tẩu của cá, thì nhúng dây hồng tín xuống nước giếng, lấy 2 tay vò, dây cho ra nước đục y như sửa bò, lấy tay rải nước đục nầy cho đều mặt giếng…rồi im re chờ…
Cá rô trê lóc…sẻ lên mặt nước giếng Ăn Mống…
Tụi cá sẻ….húp nước đục nầy rồi lặn xuống…
Chừng 2 phút sau, cá lóc coi vậy mà dở tệ…nó trồi đầu lên trước tiên, khi nảy ăn mống rất hùng hổ, bây giờ lờ lờ như say rượu, thế là lấy rổ…vớt nhẹ, là xong…
Kế là cá rô…con nào con nấy mập ú, lội lờ đờ…người ta cứ thế mà vớt bỏ vô đục.
Lỳ lợm nhứt là Cá Trê, cá trê lên ăn mống liền liền….nhưng chờ cả nửa tiếng…nó mới khờ khờ…thế là bà hú mầy trê ơi…
Sau cùng là con trê trận, nó lên ăn mống nhẹ hều, nhưng cũng khó vớt, sau đó…nó chun vô hang…thế là phải thò tay vô hang bắt nó…
Bắt cá trê trong hang…coi chừng nó Chém…
Chém là bị Ngạnh Cá Trê…chọt vô bàn tay, ai bị ngạnh cá trê đâm tay một lần…thì nhớ tới già, hỏng hiểu sao, chém xong, tay bị nhức thấu xương, nằm ngồi bò lết gì cũng…bị nhức cả cánh tay, đã vậy, nách còn bị nổi hạch nửa đó.
Nhức giáp cử (12 tiếng) thì bớt và hết nhức…
Đặc biệt Ủ Cá xong, tuần sau…hết “hơi” hồng tín, cá vô giếng tiếp!!!
Tiếp theo là cách bắt cá…hơi ác, đó là làm cho cá thở hỏng được, gọi là Ủ Ngộp…
Ủ Ngộp là làm cho con cá bị ngộp.
Nếu giếng mới đào, miệng nhỏ, đường kính non 1 thước thì khỏi ủ dây cho tốn tiền…
Khi thấy cá vô giếng nhiều, để biết cá nhiều…là ngồi rình kế miệng giếng, khi thấy cá lên ăn mống đầy nghẹt…là ra tay ngay, chậm trể thì…sợ ngày 23 tháng 10…nó tới!!!
Cụ bị đồ nghề Ủ Ngộp như sau:
Đem theo vài ba cây tre nhỏ, nẹp…hay cây gì cũng được…dài hơn miệng giếng cở hai gan tay và một Cái Xà Di để cho cá bị ngộp chui vô thở…là khỏi bắt.
Tới miệng giếng, sắp cây tre, nẹp cho phủ Ngang Mặt Nước, sau đó lấy cỏ rải đều và sau cùng là lấy đất mềm xung quang đó trét kín lên lớp cỏ, vì nó nằm sát mặt nước nên cá không lên “ăn mống” được thì sẻ bị ngộp, thì ta…thò tay mò rồi bắt cá dể như trở bàn tay, nếu…làm biếng thì đặt thêm cái Xà Di ngay đường cá ra vô trên miệng giếng, khi bị ngộp, cá sẻ chui vô trong xà di để thở thì không ra được, thế là “dở sà di” trút cá vô Đục phẻ ru…
Trong ruộng lúa, ngoài cá rô trê lóc ra, còn có Tép Ruộng, cá Sặc Bướm, Lươn, Cá Chạch, những loại nấy không nhiều bằng “cá đồng”…
Sau cùng, có một thứ “bẩy” để bắt cá “hết đồng ruộng”: Đó là Cái Xa
(Cái Xa giống thùng Xe, Xe ngựa gọi là mã Xa)
Mô tả Cái Xa…coi tên nó viết ếch (S) hay ít-xì (X)…$#$#@#$#@@@@????
Cái Xa nằm ở cuối dây ruộng cả chục đám, cái Xa đặt ở đám ruộng chót.
Lúc nầy…gọi đủ tên là Cái Xa Hứng Cá.
Ở đám ruộng chót, bà con đắp bờ cao cở thước rưởi, để cá lóc, trê, rô không thể “nhảy qua bờ” để tránh Cái Xa…
Cái bờ bự kềnh cao nghệu nầy, gọi là Bờ Xa.
Cách góc Bờ Xa cở 10 thước, góc nầy trũng, thấp hơn 3 góc gốc ruộng kia, để “dồn nước” cho cá chạy (qua cái) Xa.
Cách làm Xa Hứng Cá:
Bà con…khoét Bờ Xa hình chử U, rộng cở sải rưởi, chừa phần bờ còn lại cao hơn mặt đất ruộng cở bốn năm tấc, cho “cá dể tụ để xuống xa”.
Họng Xa, phần nằm trên bờ Xa, bà con lót ván, hay tre đập dẹp, phủ kín họng Xa, phần nầy phải làm kỷ, vì nước ruộng chảy ì xèo suốt ngày đêm qua chổ nầy.
Kế tiếp là vót nan tre, đương vô họng Xa cho chắc, nan tre nầy phải cách nhau nửa phân tây, để cá khỏi bị “lọt xa”…
Bà con “nức” từng cọng nan tre dài bốn năm thước với “cái thế” Đít Xa…nhỏng lên, cho cao Mặt Xa, để nước chảy cở 1/3 Thân Xa thì nước hết nằm trên Xa, cá “xuống Xa” cở 1/3 thì gặp nan tre, nên không chạy được nửa, chỉ lóc lóc bậy bạ chơi thôi.
Dưới đáy Xa phải đóng cây cho chắc, thân Xa cao cở 1 thước, cuối Xa làm cái chòi, gọi là Chòi Giử Xa, nghĩa là…túc trực 24/24 để Canh Cá Chạy Xa.
Cá Chạy Xa gồm…hết ráo cá tôm cua…kể cả Nhái Bầu, Bù Niển, Rắn Nước…Nghĩa là, con gì sống trong ruộng lúa…cũng có thể Chạy (qua) Xa,.
Gặp cây mưa lớn, sau khi nắng gắt một hay bửa trước, thì cá chạy Xa…phải lấy gánh mà gánh, mới xuể…
Nổi tiếng là Xa Ba Miệng, Xa nầy nằm trên con đường từ Bà Điểm đi Vỉnh Lộc, Thới Hòa…
Xa Ba Miệng…là xa 1 miệng và 3 cái Xa đâu đít với nhau…để nước ruộng, đổ xuống ngọn rạch xuyên đồng! Chớ trên đời, hỏng có cái Xa nào làm 3 miệng (họng) bao giờ. Vì…làm vậy, thì sao làm được…?!
Xa luôn luôn “nằm cuối” đồng ruộng hay dây ruộng, cho nên nói Xa Hứng Hết Cá Ruộng là vậy đó…
Khi nào, trời nắng 1 hai ngày trước, vì “mưa thuận gió hòa” cho nên “thế nào” sáng mai trời cũng mưa lớn, chắc chắn là vậy…$%$%$^%^%^…
10 giờ sáng, trời mù mù…rồi rớt hột ì đùng…
 Bà con…con nít lo đi Hứng Cá bằng Dừng.
Còn “cá xuống Xa” thì sao ?
$##$#$$$$=>>>>…chỉ mấy thằng con nít mới lớn…trình độ học vấn…cở lớp 3 tới Đệ Thất…là tối ngày quanh quẩn, xịt tới xịt lui… trên cái Xa, mặc dù….hỏng phải cái Xa nầy là Xa của Tía nó!!!
Nhưng nó ở đó, vì nó mê (coi) Cá Xuống Xa thế thôi…
Khi trời đang mưa, cá bắt đầu tuôn xuống Xa, ban đầu là Cá Trắng, còn gọi là Cá Nhỏ, sau đó thì tới cá lớn là Lóc, Rô, Trê…
Tóm lại, con cá nó sống vì nước, bà con…ăn cá để sống…
Tuy cá bị “chận đầu vén ót” như vậy, nhưng cá vẩn thoát được về sông, để năm sau lên ruộng đẻ tiếp, để bà con bắt…kho hay chiên xù, còn nhậu thì…làm sao khỏi?!
Vòng tròn đó cứ tiếp tục dài dài…


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341