Ở Saigon… hồi đó…
…. hỏng phải thứ gì, hở ra là phải cân kí
lô…
Bầu bí mướp v.v… nghĩa là “trái” thì tính
bằng Chục, 1 chục 10 trái.
Và Chục, còn có thêm “chục đủ đầu” là 12
trái.
Ngoài ra, còn cách tính Chục khác của nhà
vườn miền Tây với Bạn Hàng Xáo:
Trái cây Miền Tây, Chủ Vườn tính với Bạn
Hàng Xáo:
Một Chục là 14 hay 16 trái…
Nếu vườn cây ở trong xa, thì tính Chục 14,
nếu… xa nữa thì Chục 16 v.v...
Bạn Hàng Xáo mua “bỏ mối” cho bạn hàng ghe
thì chục 14.
Bạn hàng ghe lên Saigon chia lại cho bạn
hàng bán lẻ, chục 12…
Tính vậy, để bạn hàng mua đi bán lại, mỗi
Chục lời 2 trái, cho ai cũng ham…!!!
Rau đựng
trong Giỏ Hàng Bông, nhưng khi bán thì
tính Mớ…
Cải tính Bó, bó cải có 3 hoặc 4 cây và 10
bó “vô” 1 chục.
Củi không ai
cân, mà tính bằng Tấc (dm3) của thước khối,
hay mét khối (m3)
Củi Chẻ (dài 3 tấc) chẻ từ khúc gỗ tròn
thành “bẹ”, rồi xắp lại, tính bằng tấc
(dm3)…
Và Củi Bó được chẻ nhỏ từ củi chẻ hay cây
vụn và được tính bằng bó.
Bó củi được cột dây đàng hoàng, bự… cỡ cổ
chân, mua về chụm liền, rất tiện lợi…
Vân vân và vân vân…
Nhưng Gạo Bao 100 kí (bao bố sọc xanh) thì
phải Cân kí lô… mới được!!!
Gạo Bán Lẻ thì đong bằng lon hay lít -
dung tích 1 lít - khi mua “gạo chục” ở chợ…
Hoặc giả, khi “kẹt gió”… hết gạo nấu cơm
bất tử, xách thau đi “mượn gạo” bà con gần
nhà, thì… gạo mượn, được đong bằng “lon
sữa bò”, 4 lon bằng 1 lít…
oOo
Bây giờ, ta “theo chân” hột gạo từ Bạc
Liêu lên Saigon coi sao? Thí dụ:
Bà Con ở miệt Giá Rai, Khúc Tréo, Họng
Chàng Bè, Long Điền, Hồng Dân… chèo ghe
đem vài giạ lúa ra Chành Lúa bán lẻ, để
lấy tiền chi dụng trong nhà…
{Hồi đó, Giạ Lúa được đong bằng Thúng (vì
hồi xưa, chưa có cân bàn…) đó là cái Thúng
Giạ, Hai Thúng Giạ bằng Một Giạ (20 kí lô)
Khi bà con cho lúa vô bao ni long (loại
đựng Cám Heo) chèo ghe chở tới Chành Lúa (kho
lúa) bán vài Giạ Lúa.
Ví dụ, Chành Lúa ở bên kia ngã ba Giá Rai,
Bạc Liêu:
Ở đây, lúa được “lên” cân lần đầu tiên thì
cứ 20 kí được tính 1 giạ…
Bao lúa nầy được đổ thẳng vô đống lúa
trong Chành gọi là Đổ Xá.
Chành là cái kho chứa lúa, đáy nền Chành
là lớp Trấu…
Khi đi xay, lúa trong Chành được vác lên
ghe bằng Cần Xé, không cân.
Ghe chở Lúa Xá lên Bạc Liêu để xay (ra)
gạo:
Nhà máy xay lúa Bạc Liêu cho nhân công,
xúc lúa ghe vô Cần Xé và Cân kí lô.
Nhà máy xay gạo, tính theo tấn, để ăn tiền
công xay lúa.
Gạo xay ra, đổ đống như cái núi…
Theo “thông lệ”, ước tính
bình quân là
cứ 100 kí lúa cho ra 70 đến73 kí gạo,
cho nên:
Sở dĩ có sự chênh lệch 70
đến 73 kí là tùy
theo giống lúa có vỏ trấu dầy hay mỏng,
ngoài ra còn tính “đổ đồng” (trung bình)
là còn tùy lúa khô hay… chưa khô lắm, nếu lúa
(hơi bị) ướt, chưa khô hẳn, gọi là lúa bị
Kinh (nứt) nên khi xay rất hao gạo, vì gạo
bị bể nhỏ thành Tấm và lọt vô Cám, gọi là
Hao Gạo, thì chủ lúa…"gầu thúi guộc" luôn!
Thí dụ: 100 kí lúa được 75 kí gạo, thì
phần hao hụt là 25 kí Cám, Trấu và…
bốc hơi...!!!
Phân tách ra: Trong 25 kí trên, thì Cám 10
kí và Trấu 15 kí (ước lượng)
Khi ghe lúa xay xong, gạo được vô bao luôn
tại nhà máy xay lúa…
Sau đó, gạo bao… xuống ghe, ghe chờ “con
nước” để đi Saigon ngay tức khắc…
-
Đóng Bao ở nhà máy xay lúa:
Gạo vô bao để “xuống ghe” thì phải Cân Gạo
từng bao…
Cân Gạo tại nhà máy xay lúa, lúc đó dùng
Cân Bàn, loại cân có 4 bánh xe đẩy…
Lấy cân bàn (cân tạ) Cân Gạo… cho tiện và… ”ăn tiền” là cái Đòn Cân và Cục Cân, còn Trái
Cân được treo “chết” (cố định) nằm tòn ten
ở mút đầu đòn cân…
Cục Cân là cái cục bằng đồng chạy qua lại
trên Đòn Cân, bên dưới nó, có “con ốc” để
“xiết chết” ở mức 100…khi cân gạo tại Nhà
Máy Xay Lúa…
-
Cân Gạo tại nhà máy xay lúa:
Nhân công xúc gạo bằng “ky chệt” đổ vô bao
sọc xanh rồi để lên Cân Bàn…
Lúc nầy, Cục Cân được “xiết chết” vô đòn
cân ngay mức 100…
Ở nhà máy xay lúa, nhân công xay gạo, rồi
“vô bao” và tự cân gạo luôn…
Lúc nầy, nhân công “làm gạo” ở nhà máy xay
rất đông, đông như “hội ngày mùa”!
Gạo đổ vô gần đầy bao, rồi cho lên bàn cân,
cân… rần rần luôn, nếu thiếu phải châm thêm
cho đòn cân… ngóc lên và vì làm nhiều, nên
phải làm lẹ (hơi ẩu tả) cho nên đòn cân
vừa “chờn vờn” ở giữa đầu cân, thì mấy ông
cố đó… khóa cân và bao gạo liền kéo sang
một bên cho Thợ May Bao, để may miệng bao
lại… vậy là xong 1 bao…!!
Anh em nhân công phải làm hỏa tốc, vì làm
nhiều ăn nhiều… nên phải làm lẹ, là vậy!
Cân xong, báo cho chủ ghe biết tổng
cộng
gạo trên ghe là mấy tấn, mấy bao…
Chủ Ghe Bầu, chờ con nước xuôi thì nhổ neo
để đi lên… Thầy Goòng ngay, hỏng dám chậm
trễ xí nào… vì còn phải “quay ghe”… để làm
chuyến khác nữa…
-
Ghe Gạo cập kho gạo Bến Bình Đông:
Dân Vác Kho… áp nhau vác gạo ì xèo lên kho… để
còn vác ghe khác…
Tại cửa kho có để cái Cân Bàn… để cân gạo
nhập kho…
Cái cân bàn tại kho chứa gạo nầy… được phía
“có trách nhiệm” thường đem “đọ Bo” cho
chính xác… từng gờ ram một…
Cục Bo đem đọ cân bàn, nó nặng đúng chuẩn
mực… hỏng sai 1 li ông cụ nào!!!
Cục Bo Mẫu nặng đúng 20 kí, được để lên
cân bàn tại kho để “chỉnh” cho đúng ký,
chuyện viên sẽ thêm bớt vô Trái Cân (treo
tòn ten) tới khi nào đòn cân “nằm ngang”
thì “khằn” trái cân, như vậy là cân đúng
100 % chớ hỏng già hỏng non…
Khi ghe gạo nhập kho, thì lão Tài Phú của
kho, sẽ cân gạo ghe “vô kho” như sau:
Gạo vác dưới ghe lên kho, nhân công Vác
Kho sắp một dây dài chờ… tại cân bàn…
… Thì có ngay “ông cố già” Tài Phú… (thường)
ốm nhách, ngồi… chình ình một đống… sẵn sàng
trên cái ghế một ngay cái cân bàn.
(ở bến Bình Đông có tay tài phú già A-Tý,
ốm nhom, với hơn 50 năm “cầm cân”, nên
“ngón tay út” của lão ta là… phù thủy hát
xiệc… trong nghề cân…)
Bấy giờ, tay trái lão Tài Phú cầm sổ cân
và tay phải kẹp cây viết nguyên tử.
Khi bao gạo bỏ xuống bàn cân, lão liền lấy
2 ngón tay giữa và trỏ của tay phải, cố
tình kéo cục cân cho chạy… lố ra mút đầu
đòn, tới khi đòn cân hạ xuống nghe
cái… cụp.
Vậy là lão ta… có “ní-vo” để lấy “2 ngón
tay thần”… kéo cục cân ngược vô, đồng thời,
dùng ngón út… quỉ khóc thần sầu… liền ”đánh
khẽ” lên con ốc xiết… làm cho đòn cân “gục
đầu”… dài dài, đó là lý do... phải… kéo cục cân ngược vô xí
nữa… (cho nhẹ kí…!!!##$#$#)
Ví dụ bao gạo ở Bạc Liêu cân “xê xích”
100… thì lão “khều” ngón út… thành 99,4…
Nếu bao gạo ở mức 99,4…thì “tính chẳn”
trong sổ là…99 kí (luật bất thành văn)
Do đó…
Trái cân chỉ số nào trên đòn, thì bao gạo
nặng “đúng” như vậy… hỏng ai cãi!!!
Tài phú khóa cân, ghi số 99 vô sổ nghe cái… rẹt, lão viết mau nhấp nháy.
Bao gạo liền được đở
ra khỏi bàn cân, cho vô
vai và vác đi liền.
Bao gạo khác… được thả xuống cân ngay tức
khắc…
Tài phú kéo cần, gỏ cạch cạch đòn cân, ghi
số kí vô sổ… cũng lẹ như chớp luôn…
Viết thì lâu, chứ thực tế, công chuyện xảy
ra… ì xèo, đì đùng… như chớp dật đầu mưa.
Cứ 10 bao cộng lại gọi là 1 Mả Cân.
Có một “thông lệ” là… số kí của bao gạo
“tính tròn ký” chớ… hỏng có “nửa kí lẻ”.
Một là 99 hay 98, 97… chẵn, chớ không có 99
kí 7 hay 98 rưỡi, hay 97 kí 4… lẻ…
Trên đòn cân bàn, “một kí” được chia ra 10
khía, 1 khía (vạch) là 100 gram…
Thí dụ: Khi cân gạo, cây kim nằm ở khía
thứ tư của 98 (dưới nửa kí) thì ghi là 98
kí.
Khi cây kim đòn cân chỉ số
98… thêm 7 khía, vậy là tính 99 kí…
Thế nhưng… hỏng phải vậy đâu
nha… #$#$#$.... con bà nó… $$$$....=>>>
Đây là “mánh khóe” của cha tài phú… bùa
phép, để chủ kho kiếm chút cháo… gà!!!
Từ đây, Quí Độc Giả “chịu khó” đọc… chậm
lại, vì “tại hạ” kể lể có thể… khó hình
dung, mặc dù muốn kể rất tỉ mỉ, để ai đọc
cũng hiểu thấu đáo cái “mánh lới” kia:
Khi bao gạo ghe vô tới cửa kho, anh vác
gạo bỏ thẻ kho cho bà Kiểm Thẻ để đếm bao,
rồi anh ta bỏ bao gạo lên cái cân tạ…
Tại đây ông có tài phú già ngồi chù ụ một
đống ngay kế bên cái cân bàn, ông tài nầy
thường… ốm nhách, hỏng biết tại sao lão ốm
như vậy!!!
Lão nầy luôn luôn ngồi trên cái ghế một,
bận bộ đồ đen, áo gài nút kiểu tàu, tay
trái cầm cuốn sổ, có lót bìa cạc tông, lão
ghi từng bao vô tờ giấy có hàng gạch sẵn.
Tay phải lão ta kẹp cây viết Bic… vô sát
cậy ngón trỏ ngón giữa…
Lão tài phú Cân GạoVô Kho như sau:
Khi bao gạo vừa thả xuống bàn cân, lão tức
tốc lấy ngón cái và ngón giữa bàn tay
phải… cầm cục cân (trên đòn cân) đẩy trái
cân lia lịa để… kéo từ từ ra mút đầu cân,
mình dòm, mình tưởng ổng làm mạnh lắm,
nhưng lão làm… nhẹ hều, còn ngón út, lưu ý
ngón út, cái ngón út trời thần nầy, tùy
cân xuất hay nhập kho mà nó… đỡ cục cân hay
đè cục cân… (thiệt là ma đầu giáo chủ)
Ngón Út phù thủy… khèo con ốc xiết dưới
trái cân, làm cho đòn cân bị “ghị” đầu cân
xuống (cân nhập kho)…
Vì đòn cân gục đầu là lố kí, nên lão
phải… nkéo vô, cho tới khi đòn cân… gặc lên
gặc xuống, đang gặc… lưng chừng, thì lão
ta… tức khắc khóa cân!!!
Và người đỡ bao, đỡ lên vai cho cha vác
bao đi lên cây gạo và bao gạo khác bỏ
xuống bàn cân tức thì…
Mấy cha vác kho làm mau như chớp, vì dân
vác kho, vác bao đứng chờ cân một hàng
dài… do đó “phải cân lẹ” cho nên… người coi
cân, coi muốn hỏng kịp…
Đặt biệt, lúc nầy có tay xăm gạo, xăm lia
lịa vô bao, để coi gạo tốt xấu…
Nhưng khi bỏ bao hay lên bao mau quá, lão
la “mằnh-chi”… thì bao bỏ chậm lại…
Ngón Tay Út… là ngón tay thần của lão tài
phú, lão nói trừ khi… chặt bỏ, chứ còn ngón
út… là khi cân… nó luôn “rọ rạy” vô trái
cân…!!!
Vì ở dưới nhà máy xay lúa, gạo vô
bao thường “xiết mức chết” là dưới 100 kí
chừng vài khía (tính luôn bao)…
Khía là mức tính 100 gram của kí lô trên
đòn cân.
Nhưng lão tài phú nầy… phù phép bằng cách
(cố tình) cho ngón tay út… nghéo con ốc
xiết trái cân xuống, thành ra đòn cân… cụp
xuống, để từ đó, lão ta… có lý do… để đẩy
ngược trái cân vô trong vừa… ngoéo cho cụp
xuống tiếp, với “ý là” bao gạo… còn nhẹ…
thế là đòn cân… ngỏng lên, và nhanh như
chớp, lão cho trái cân nằm ngay khía
“bốn”… (vậy là tính 99 kí, khộng tính 100,
vì dưới khía 4)
Khi đòn cân còn đang ngóc lên xuống liên
tu, lão khóa cân, ghi vô sổ số 99 (kí)
Nếu có chủ gạo ngồi kề sát bên cũng không
nói tiếng nào được, vì đòn cân nhảy lên
xuống ở mức kí lô… đúng!!!
Thế là… tó được dăm ba trăm gram gạo của 1
bao khi nhập kho… mà hỏng ai biết…
Lúc nầy lão ghi vô sổ con số 99…
Khi cân như vầy, lúc thì bao nặng 98
… 99… 100…
Khi được 10 bao, lão cộng sổ nghe cái
rẹt… mà không bao giờ sai, trong khi chủ
mua gạo… bù đầu cộng… 99+98+100+97+98+99+97+98+99+98… hỏng ra hơi!
Thì lão ta làm như máy… là vừa cộng mả cân,
vừa cân bao gạo, vừa ghi số kí lô vô mả
cân và dân vác kho, cứ thế vác bao vô cân
ì xèo…
Thế mà cha tài phú… hỏng bao giờ cộng sai
mả cân… là sao cà… "#@#*#<####&&&???"
Lão tài phú cộng “cách gì” mà mau như chớp
nhưng không bao giờ sai…???
Đây nè, Như hàng số dài nhằng rối rắm
như cách đây 4 hàng bên trên…
Lão chỉ cộng ”số thiếu” của 99, 98,
97, 98, 99…. như sau: (99 thiếu 1… 98 thiếu
2…)
Số 99 tính 1, số 98 tính 2, số 100… bỏ, số
97 tính 3…
Cuối cùng lão cộng “hàng đơn
vị”… 1+2+0+3+2+1+3+2+1+2 =>>> 17 (xập xách)
Mười bao 100 kí là 1000 kí, giờ… lão trừ 17
còn 983… thiệt là hay quá xá.
Lão ghi vô mả cân số 983… mà nét viết rất
nghiêng, rất lớn, dòm rất ngộ, rất kỳ…
Lão cứ thế mà ghi, ghi ngày này qua ngày
khác, ghe này qua ghe khác… tới 50 năm!
Chủ ghe không bao giờ ngồi Coi Cân của ghe
gạo mình mà hỏng sợ sai kí nhiều…
Làm ăn phải trọng chữ Tín, mới làm ăn lâu
dài được… Ai cũng nói vậy hết á…
Bây giờ tới chuyện Vựa Gạo mua gạo bao, về
bán lẻ từng kí cho bà con… ăn cơm:
Thí dụ, lấy bao gạo 98,6 kí lô (cân đúng
100% với Trái Bo)
-
Bây giờ xuất bán cho Vựa Gạo:
Hầu hết người mua về bán lẻ, luôn
luôn… ngồi đối diện với lão tài phú để “coi
cân, đọ mả”… vì sợ ông ta… cân ăn
gian…!!???
Lão tài phú già… A-Tí ròm… cười hì hì… nói
“thiệt” luôn là:
- Ngộ cân hỏng kó
ăn dan đâu nị, nị coi ngộ cân nè…
Bao gạo 98,6 kí bỏ xuống bàn cân, lão A
Tý… tức khắc kéo cục cân lên múc đòn cân,
nhưng…”hình như” lão có Ngải Nghe hay sao
ấy, khi cục cân chạy lướt qua số 95 là lão
“biết rõ” bao nầy mấy kí lô rồi… nhen….!!!
Lão dừng ngay số 98 và 6 khía
tức là 98,6 kí,
lão để cho đòn cân lên xuống, rồi nằm
ngang, để cho bà chủ mua gạo coi đàng
hoàng, rồi lão ghi vô sổ số 99…
Bà mua gạo… hài lòng, cũng ghi vô sổ mình
là 99… chớ hỏng ai ghi vô mả 98,6…
Tới bao thứ 2 thả xuống bàn cân, lão kéo
cục cân lướt nhẹ qua khía 95… Và…
Lão “biết” bao nầy có 98,4… nhưng lão
“ngoéo” ngón út… nó thành 98,6… ghi sổ 99.
Đó thấy chưa, lão tài phú… quả là “ma đầu
giáo chủ”… thấy ghê vậy đó…
Khi người mua (tài lanh)… ngồi coi
cân, rồi viết số kí vô giấy, từng bao một:
… rồi cộng dãy
số: 99+98+100+97+98+99+97+98+99+98… muốn
đui con mắt…
Người mua cứ cộng, cộng riết… phát điên
luôn… mà có khi còn sai…
Trong khi đó, lão tài phú, tỉnh rụi, cộng
sổ lớn họng… bằng tiếng Tiều…
Người nghe… nghe xí xô xí xào… (biết lão
cộng ở… hàng đơn vị)…
Chạch=1, nò=2, xa=3, xí=4, ngầu=5, lát=6,
xách=7, pát=8, cẩu=9, xập=10….
Cứ nghe lão “cộng miệng” … chạch nò xa
xí… riết riết là biết đó là cái lẻ của
số… 99,98,97,96… chớ khó khiết
gì… mà hỏng biết… hén…!?!?!
Một bao gạo 100 kí, lão… lụm nhẹ vài ba
trăm gờ ram… thì xá gì nè…
Do đó, lâu dần, người mua gạo bao… biết
tẩy, nên ít có chủ mua nào khùng khùng
ngồi kế lão tài phú để ghi số cân từng
bao… cho mệt xác…
Có bà mua nói vui: Giao trứng cho ác… cho
chắc ăn!!!... ($%$$$##$???)
Nhưng lão tài phú... không vì sự “giao
trứng” đó mà “ăn gian” nhiều…(?!)
Vì còn phải “để đức cho
con”…..... Lão ta
nói vậy, thì hay vậy thôi…
Và cứ “nghĩ thế” cho nên… để lão tung
hoành… tá lả hùng binh… ở kho gạo!!!(?!)
Nhắc lại… cho rõ…
Khi “cân vô” lão tài phú… ngoéo ngón út… hạ
đòn cân xuống, để kéo cục cân vô.
Khi “cân ra” lão ta làm ngược lại, là cho
ngón út phù thủy, đẩy lên, để cục cân đi
ra.
Gạo nhập kho được phân loại
phần trăm (%) tấm:
Có 2 loại: Loại 15% tấm và loại gạo 25%
tấm.
Và Ẩm Độ phải bằng hoặc dưới 12%... nếu
trên 12%, gạo sẽ bị ẩm mốc…
Gạo 25% tấm giá rẻ hơn loại 15% tấm…
Muốn biết gạo có đủ “ẩm độ” 12% hay không,
phải dùng máy Đo Ẩm Độ để đo…
Nhưng… có khi hỏng cần máy, dân nhà nghề… lấy
tay không… nắn gạo, cũng có thể biết gạo đủ
độ khô hay chưa…
Bằng cách, thò tay vô bao gạo, nắm một nắm
gạo, bóp cứng trong tay, thả tay ra, gạo
đóng cục trong tay… đó là gạo ẩm trên 12%,
phải xổ bao ra phơi lại…
Còn nếu nắm cứng, thả bàn tay ra, gạo rã
ra bàn tay, đó là gạo khô… cứ nhập kho…
Còn muốn biết gạo mấy % tấm thì lấy cây
xăm gạo, xăm bất kỳ bao nào, đổ gạo xăm ra
bàn tay xòe… rồi nghiêng bàn tay và “lắc
lắc” cho gạo rớt xuống, phần gạo nát (tấm)
sẽ nằm trong mấy kẽ ngón tay, đếm số tấm
đó thì biết gạo mấy % tấm…
Vài hàng sơ lược bên trên, để bà con biết (tẩy)
cách Cân Gạo… cho vui…
Chớ mua Gạo Bao, nếu bị… tó mất một lon sữa
bò. Nhưng đối với 100 kí gạo, thì xá gì nè…
Phải cho chủ kho kiếm chút cháo…”chíc
kin”… chớ…?!>>>###$$$$...###....
Trong khi đó, lão chủ kho có quyền hưởng 5
phần ngàn gạo hao hụt khi tồn kho…
Chuyện trữ gạo trong kho vài chục ngàn bao,
phải “ăn gian chút xí” để… thủ chớ…
Bởi vậy… xì thẩu… hủ len… hẩu lớ….!!!
>>>>$$$$$$$$...>>>>….
Chàng Hiu 374
