Chuyện Lặt Vặt

 

 

 Cầu Khỉ

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
Một năm có 4 mùa: Xuân Hạ Thu Đông…
Ngày Đông Chí là 22 tháng 12 dương lịch, đó là ngày…..có Đêm Dài nhứt.
Ngày Hạ Chí là ngày 22 tháng 06 dương lịch...là ngày…..có Ngày Dài Nhứt…
(Tại sao hỏng có 2 ngày Xuân Chí và Thu Chí...Đây là câu hỏi…ngu)(?$#!)
Mùa Hạ còn gọi là mùa Hè và nói tới Mùa Hè…bổng nhớ bài thơ học trò xưa…
(Quên tựa Bài Thơ, cũng…quên khúc đầu…giờ nói khúc sau)
…Ba tháng nghỉ hè…                                 
…Những ngày nồng nực.
    Bầu trời oi bức.
    Nào bạn với tôi.                                       
    Mau thu sách vở.
    Về chốn đồng quê.
    Sống giữa bốn bề.
    Lúa tre xanh mát.
    Ta thi nhau hát.
    Để mọi người vui…
Đó là hồi xưa, cái lúc thời tiết ôn hòa, mùa Hè trời nóng…dể chịu!
Bây giờ…do tầng ozon bị lủng một lổ…ở trên Bắc Cực, vậy mà…hỏng hiểu tại sao(?!)ở vỉ tuyến 9 +10…tuốt dưới đường xích đạo, mà Mùa Hè cũng nóng quá xá, có bửa nóng 36 độ C =>>> trong bóng râm!
Cái nóng đó thiệt là “nóng ngất ngây con tàu đi” (chử của Duyên Anh)
Và vì ngày Hạ Chí 22/6 là ngày Hè dài nhứt…
Cho nên ngày 22/6…trời nóng dai như đỉa đói…
Bởi vậy…(hì hì)…hơi bị “sảng”…bèn nói…chuyện tầm phào bá láp chơi…
=>>> Dân Việt là dân Lạc Việt, thuộc giồng giống Con Rồng Cháu Tiên…
Lạc Long Quân “lậy” (dấu nặng) Bà Âu Cơ, sanh ra 100 trứng, trứng nở 100 con.
Rồi chia 2…=>>> để 50 con lên rừng và 50 con xuống biển…
….=>>> Bên tàu có Bách Việt và Lạc Việt là 1/100 trong Bách Việt…
Ông Bình Nguyên Lộc viết, dân Việt “phát tích” ở núi Hymalaya…
(trong cuốn Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt)
Như vậy, cái “sự tích”…100 trứng nở con, trong đó….50 con xuống biển…
=>>>> ???…thì cái…biển nào ở dãi núi Hymalaya…để 50 đứa xuống chớ…???
Hay là, hồi tạo thiên lập địa, chổ dãi Hymalaya là cái biển, rồi Thuyết Mảng Trôi…nó đẩy cho hai lục địa Á Âu…cụng đầu…thành núi và làm mất cái biển…?!
Hỏi vậy, hỏng chừng “bị nạo” nhưng…nói dóc, hỏng lẻ…hỏng cho?! Hì hì…
…Ở Miền Nam Việt Nam, có sông Cữu Long xuất phát từ Tây Tạng, dài 4.200 cây số…khúc cuối con sông được bồi lắng phù sa để thành đồng bằng phì nhiêu, đó là vựa lúa của Việt Nam và đồng bằng sông Cữu Long “tương đối bằng phẳng” nên có hằng hà sa số sông rạch, lại còn bị tây tà việt…hè nhau đào kinh…tùm lum tà la…
Nên sách vở nói đồng bằng Cữu Long Giang có sông rạch “chằng (rồi còn) chịt”…
Ý sách nói…nhiều như “mạng nhện”, sách nói vậy là…trúng nghe cái bốp…!!!
Cũng vì sông rạch kinh mương lớn nhỏ…cắt nát mặt đất…
Bởi vậy, bà con ở đây, nhà nào cũng phải có xuồng để “đi tới đi lui”…
Còn muốn cuốc bộ, từ chổ nầy qua chổ kia…để nhậu nhẹt, để đờn ta tài tử hay đi…đám cưới… hỏng lẻ…nhảy xuống kinh…để bơi qua bên kia…???
Trời…=>>>…chổ ăn chổ nhậu, mà quần ướt nhẹp…thì còn ra cái thể thống gì?!
Vậy phải “bắt cầu” để đi qua kinh là thượng sách!
Chỉ có những kẻ (làm bộ)…điên, mới dám bỏ tiền “đổ bê tông” cây cầu lớn chà bá, để bắt cầu qua con rạch…có vài ba thước rộng…(=>>>$$$$$...=.>(O)
Tiện nhứt là hạ cây dừa…rồi ráng kéo tới con rạch, để làm cây cầu, Cầu Dừa là cầu tốt nhứt hạng, vì cây dừa làm cầu…10 năm “chưa nói tới chuyện mụt”…
Nhưng mà cây Cầu Dừa…bắt qua rạch làm…kẹt cứng…cái xuồng…
Vì Cây Cầu Dừa thẳng đuông, nằm là đà mặt nước, hỏng lẻ chèo xuống tới đó…rồi gia chủ…nhảy xuống rạch…bợ xuồng qua cầu…???
Ai…bợ nổi chiếc xuồng…rồi quăng qua cây cầu dừa vắt ngang. Thiệt là…bế tắt…
Chỉ còn một kế, là làm cầu “cao chưn” để xuồng…chèo lòn bên dưới…
Đây quả là một “sáng ý kỳ tài”…nếu Khổng Minh gặp vậy…cũng phải làm vậy!
….Và bà con chặt cây…vừa vừa nhỏ nhỏ, cột chéo, làm 2 trụ cầu hai bên, gát trên đó…”một hai cây dẻo dẻo” để đi qua lại…
Cũng phải tính toán, cầu cao cở nào, để khi nước lớn hay ròng, ghe xuồng đều…qua cầu ào ào…mà hỏng sợ đụng đầu vô…dạ cầu…
Sau đó, cột trên…2 giá chéo đó cái cây ngang, để…ai nhác, sợ té, vịn tay đi qua…
Như vậy, chèo xuồng chun cầu phẻ re, cầu nào thấp, thì…chịu khó khòm chút xí…
Làm “cầu cây” như vậy rất tiện mà hỏng tốn tiền…
Đến khi cây cầu mục gãy…thì phá cầu…lấy cây làm củi chụm lửa nấu cơm…
Làm cầu rất đơn giản, nên khỏi cần ông (kỹ) Sư, ông…Sãi cũng làm được cầu…
Sao mà đơn giản…?
Gia chủ ra vườn chặt cây cở bắp cẳng, cây lớn…khiêng.nặng lắm, hỏng thèm.
Cầu gồm: Hai cây “bắt lên” hai đầu cầu, thêm 2 cặp cây “cột chéo” (ở xe bò, có 2 cây “cột chéo đầu” gọi là Cây Tó, Cây Tó là “cây chống trước” của xe bò)
Trên cặp trụ chéo, gác ngang lên đó một cây…”nho nhỏ”…tuy nhỏ, nhưng nó đủ sức chịu đựng một người đi qua…mà cây hỏng gãy…
Sau đó, nối hai cặp cây chéo (trụ cầu) với nhau bằng một cây ngang để làm “tay vịn” và ai nhác gan…khi qua cầu…còn có cái để tay nó “nương”…cho hỏng sợ té…
Và khi có cầu rồi thì…sự đi “tắt”…lại được nhanh nhẹn hơn đi xuồng…
Vì “đi xuồng” là đi vòng (theo con rạch) còn “đi cầu” là “đi tắt”…dù là đi tắt trên Cầu Khỉ, thì cuốc bộ cũng mau hơn đi xuồng dưới sông…
Còn tại sao, cầu có cái tên “đơn giản” là Cầu Khỉ…thì bó tay…!!! Hehehe…
Cũng bởi…sợ nói “láp dáp” giải nghĩa hỏng ra ôn gì ráo, thì hỏng nên thuốc…
Còn nếu…tả cảnh qua cầu…hỏng hây, thì, bà con thấy…=>>>
…=>>> …người đi qua Cầu Khỉ…nó giống Con Khỉ qua cầu…thì thì…
…thì lúc đó…mụ nậu cũng đậu chuối khô…+><???<+…hehehe…
….>>>>….Nói thì nói vậy, nhưng tánh…thày lay hỏng bỏ…nên viết tiếp…
Viết tiếp…..=>>>>
Hì hì…Quí Độc giả thân mến…”nói nhỏ nghe nè”…
Trong Truyện Kiều, có 1 câu “tả cảnh người qua Cầu Khỉ” đó nha…
Đó là câu…. “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”
Thiệt là hỏng ngờ…
Cụ Nguyễn Du…biết chuyện “qua cầu khỉ” từ xưa rồi…
Hay chính Cụ đi qua Cầu Khỉ rồi…(cũng hỏng biết nửa)…
Nên Cụ cho ra câu thơ…thật là “ác liệt”…đó nhen…
Ngầm ý của Cụ Nguyển là…ai chưa qua Cầu Khỉ lần nào, thì…đừng ham “đía”…là bởi  “chưa thấy quan tài…chưa đổ lệ”…đó đa(?!)
Nhưng câu thơ trên, Cụ ”nói” chưa “gắt củ kiệu” lắm…Cho nên…
Bi giờ…với câu “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”…
…xin lạy Cụ Nguyễn 8 lạy và Cụ mở lượng hải hà…cho kẻ hậu sanh 2 điều:
1/…Biến chử “có”…thành chử “dám”…
2/…và thêm dấu Mủ (^) cho chử “hay” thành “hây”…
…Để câu “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay:…=>>>
…thành câu ”Đoạn trường ai Dám qua cầu mới Hây” cho tiện việc…nói dóc!
….chử Hây trong câu nầy là Hây Ho…(hây tới…bị ho, là hây hết biết)
Suy-đón-ra-rằng…câu thơ “dị họm” ở trên…
Là câu Kiều =>>> Tả thực…một người “nhác gan” đi qua Cầu Khỉ….hì hì…
-    !!! < = > ???
Xin Cụ Nguyễn và chư liệt vị….cho phép ”rải nghĩa” từng chử trong câu trên…như Tề Thiên “rải đậu thành binh”…vầy nè:
    a/…Đoạn là khúc.{sông có “lúc”(lớn ròng), người có “khúc”(dài 1 tất 2…)}
         b/…Trường là dài…một khúc (“trường” túc bất chi lao…)))()(((…bần chí tử).
         c/…Ai…là hỏi, để biết…hu (who)…là ai…=>>>$#%$#@##...(giải nghỉa tào lao)
         d/…Dám…là gan cùng mình…(mầy dám leo hái xoài nhà Bà Tám hong…)
         đ/…Qua…là “đi xẹt…qua, lui tới”…ví dụ:
                 “Tối qua, qua nói qua qua…mà qua hỏng qua…(sợ bị…gài)
                   Tối nay, qua nói qua hỏng qua…mà qua qua”(để đánh…lạc hướng)
         e/… Cầu…thì rỏ là cây cầu…(chớ hỏng phải…cầu thầy…để chạy thuốc)
         g/… Mới…hỏng phải “còn mới”…thôi hỏng nói…vì nói hỏng trôi…!!!
         h/… Hây…là hây ho….
      Tóm lại câu “Đoạn trường ai dám qua cầu mới hây” là “tả thực” cảnh nầy:
Cây Cầu Khỉ dài có một xí, ấy vậy mà…ai nhác gan (hay làm bộ nhác) khi muốn đi qua, thì phải (làm dáng để quây phim) khòm lưng, hai tay vịn, nhưng con mắt ngó…ống kính cười toe tét ( thấy muốn ý ẹ luôn)…rồi sau đó…lòm còm bò lên…
Khi bò lên tới cầu, dù cho Cầu Khỉ chỉ có 1 cây gác qua, nhưng cây nầy…đâu có oằn xuống gì cho cam…ấy ấy…ấy vậy mà đương sự…cố tình làm bộ… rung lẩy bẩy, để người ta dòm thấy…thấy thương dùm…$#$###....
-    Con bà nó…làm bộ…thiệt là quá lố!!!
Tới chừng…qua cầu xong…
Xoa tay:
-     Ai (thằng nào) dám qua Cầu Khỉ mới hây…nghen bây!!!
-     …ó…(?!)…
-    Tao qua rồi nè…hehehe…
Vì (nó)…thoát qua bên kia cầu rồi, nện hỏi ngược:
-    Còn mấy cha, hối qua, sao chưa qua…
-    ….hối qua quá, qua hỏng dám qua nha…
-     …đừng hối, tao nói qua là qua….
-    Từ từ…mầy qua, tao qua, rồi cả bầy qua…
-    ….đi nhậu cũng hối quá xá…
-    …hehehe…

 
                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341