Chuyện Lặt Vặt

 

 

 

 

  Câu Nhấp       

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ

 

Câu Nhấp là …đi rình câu cá lóc dọc theo bờ ruộng hay “lổ trổ” trên bờ …

Câu Nhấp không cần “cục chì” treo tòn ten gần lưởi như Câu Cá Rô hay Câu Rê …

Lổ Trổ là “chổ” nước chảy do chủ ruộng “cuốc bờ” tức là đào bờ ruộng của mình cho nước chảy qua ruộng… kề bên, để nước khỏi tràn bờ, vì tràn, sẻ làm “bẻ” bờ …

Cũng có thể câu tại ngã tư gốc bờ hoặc chổ lúa tốt xanh um cao nghệu gần bờ ruộng..

Đi Câu Nhấp khi lúa đã kín đồng …cở tháng tám tháng chín Âm Lịch trở đi …

Đi câu nhấp thường đi cô đơn một mình, đặt biệt không khi nào rủ cả bầy bốn năm thằng đi chung cho vui, như đi câu ếch hay câu rô …

Câu nhấp phải đi …nhẹ nhàng, lặng lẻ như mèo rình chuột, như …bắt dế tháng mưa …

Bởi đi đông “nó rộn” …cá nhác, khó câu …

Dân Đi - Nhấp là dân câu “đai đen” trong nghề câu, bởi câu nhấp là câu cá lóc “mồ côi” (thường là con lớn) hoặc dã …gặp con cá “trận” khôn lỏi, nếu yếu nghề, ta ít …bình tỉnh thì không khi nào câu được nó !

Bởi mình … khôn thì con cá cũng …lanh !!!

Tóm lại, dân câu nhấp phải … lì – đòn, dai như đỉa, bền chí như núi thái sơn và tỉ mỉ như gở …nhợ câu bị rối !

Nếu ở ruộng biền, sát bờ sông, hay chổ ruộng sen …có “con lóc nái”, cả tuần nay, ai câu cũng ..trớt quớt, nếu tay nào “hốt” được nó, thì đúng là “sư phụ”, được bạn bè nể nang :

-         Sao mậy, mấy rày mầy quần, hốt “con nái” đó chưa ?

-         Gồi …

-         Dà dà …bái sư phụ !!!

-         Công nhận mầy …lì như trâu !!!

-         He he he …tao cũng … tróc vãi trầy vi với …con quỉ Lóc đó nha …!

Hỏng “cứng nghề” (kinh nghiệm) tánh bộp chộp, nôn nóng là thua …cá lóc luôn !!!

Cá lóc nó “lỏi” là bởi nó bị sẩy do câu, lưới hay do “luật sinh tồn” gì đó …cho nên nó khôn bà cố luôn, bởi vậy nó mới sống sót tới …mấy tháng dài … để cho mình câu nhấp !

Biết trước tình hình của “đương sự” như vậy, để ta chuẩn bị tinh thần và trang bị đồ nghề cho hạp với đối thủ …cực kỳ tinh khôn …là “tay tổ lóc lỳ” !!!

Ẳm được Ngài Lóc – Lỳ là một kỳ công !!!

Và và ….rất rất…gấy - gàm “nở mặt nở mày” …quá xá cở đó nha bà con …!!!

Trước tiên là cây cần câu, câu nhấp không cần cần dài, cở 4 thước là vừa, cần phải là cây trúc đực, đặc ruột, già đỏ, không mắt kiến ở lóng, cây cần “dịu - quặc” là ăn tiền !

Phải uốn cần cho thẳng, róc mắt cho láng, không xước, vì khi gặp con lóc lớn cả ký lô mà cần câu nó …gảy, sẩy con cá, thì …”tức tới hết mùa câu mà chưa hết tức” …!!!

Nhợ - Gân, phải loại “nhợ dử”, còn mới, chịu được sức nặng 7 hay 8 ký …cho chắc cú !

Nhợ không cần dài, tính từ đầu cần câu tới lưởi, dài cở một sảy tay …

Lưởi câu phải là lưởi “thầy” được …tuyển qua mấy mùa câu, hay được thằng bạn chí cốt chuyên nghề “câu cắm” nó … cho mượn xài đở vài ngày hay cho luôn càng tốt !!!

 “Lưởi Câu Thầy” là lưởi câu …hỏng hiểu sao, nó “hây hết sẩy” là con cá lóc nào, dù lớn dù nhỏ, khi ăn lưởi nầy thì thường “dính vô mắt” hoặc dính “má đao”, dính má đao là lưởi móc vô xương gò má con cá …Dính lưởi vô đây, là …coi như …trời cứu ông thần Lỳ !!!

Lưởi câu móc vô ở hai chổ “nghiệt” nầy thì cá không khi nào sẩy, dù thằng câu có …khờ khạo vụng về cách mấy, cũng tóm được cá !!!

Do đó, mê câu cá, là …mê …“ở cái chổ đó” !!!

Chuyện “lưởi câu thầy” hiện còn …trong vòng bí hiểm, rất khó giải thích cho trôi !

Vì trong “bộ câu” gồm cả trăm cây cần “câu cắm”, là loại cần câu cụt 8 tấc, cắm vô bờ ruộng, qua thời gian …chinh chiến, dân chuyện nghiệp nhà nghề, nếu để ý, thì thấy chỉ có hai - ba cây câu cắm trong bó câu 100 cây, chỉ có vài lưởi câu …luôn luôn dính cá lóc lớn, ta phải lấy riêng ra làm “lưởi câu thầy” …còn 98% lưởi câu của dàn “câu cắm” còn lại, cũng hỏng hiểu sao, chỉ dính cá trào tửng, hay lóc lon con, có khi dính mép, con cá sẩy luôn hoặc …ác nghiệt nhứt là hay dính rắn hoặc lương, bỏ thì …uổng, mà gở lưởi thì trần ai khoai củ, có khi quác lưởi, gảy ngọn cần …đành kêu trời hỏng thấu !

Tóm lại trong bó 100 cây CÂU CẮM chỉ chọn được 2 hay 3 lưởi “câu nhấp” mà thôi !

Mồi câu nhấp là “mồi chạy” nghĩa là mồi còn sống, như : Nhái, cào cào, châu chấu, dán cánh, chuồn chuồn, dế nhủi, sâu đo lớn …

Phải đem theo đủ loại mồi cho chắc ăn, vì nếu gặp “quí ông cố lỳ” …nhấp hoài hỏng ăn, thì phải có đủ mồi để thay tới tấp, để túm cho bằng được “lảo ta” …Hỏng chịu thua !

Nếu nó vẩn không chịu ăn nửa…thì phải chịu phép, bó tay …xá nó ba xá !!!

-         Thằng nào xuống biền ông Tư mà hốt được nó ..Tao kêu bằng Thầy !!!

-         Để tao … nhắn “Thầy” Tư Bụng “câu rê” …trị nó …

-         Lảo Câu Rê Tư Bụng mà hốt nó, tao .. Đôn chả lên bực Trưởng Lảo !!!

Hoặc là gặp …hoàn cảnh (khó nói) anh - chồng cá lóc, đang “giử con” thay vợ, anh chàng Tía nầy dẩn bầy con ròng ròng …thì câu rất ….chằn ăn chăn quấn …Khó ăn lắm 

Gặp “cảnh” nầy thì phải thay mồi lia lịa, tìm đủ cách …để hốt cho được “hắn” mới nghe nhen, có khi “phải quần cả buổi” lận đó !!! …Nhà nghề là vậy …

Câu nhấp theo …lệ đàng hoàng (?!) là đi câu lúc sáng sớm, hoặc chiều tối, hay tốt nhứt là sau mấy ngày nắng nóng, trời đổ mưa, mưa gần tạnh là nên lên đường …chinh chiến !

A ha ha !!!…Mưa gần tạnh rồi nhen bà con …

Nghĩa là …Hắn khoái chí… tằng - hắng, la lớn lấy trớn …để lên đường …!!!

Khi tới chổ lúa tốt tại ngã tư bờ, móc mồi nhái trước, thả nhẹ lưởi câu trên bờ, nhấp nhè nhè cho cục mồi y như…nhảy xuống nước, nếu có “anh chàng” là hắn ...táp cái Ập !!!

Giựt nghe cái …Kịt !!!

Ngọn cần câu cong vòng …

Con mắt dòm lom lom …

 Nhợ căng hết mức, coi chừng đứt !

Lưởi câu dính cứng mặt đất …???

Tim trong ngực nhảy lưng tưng …

Nó đó …. ông Thần Lóc đó đa …

Yên chí …. yên chí …

Ta bình tâm …rồi tỉnh táo… rị cần nhè nhẹ, cầm cần câu, ta… bước xuống ruộng…

Đi tà tà …theo nó, dành vài phút vinh quang …để “quần” cho nó …mệt !

Vài phút sau, nó mệt lử, yếu xìu …ta kéo cần tà tà trở lại bờ ruộng …

Và …alêhấp…kéo sển con lóc lên bờ …rồi a - thần - phù lấy hai tay đè cứng !!!

Rồi nói …luôn một câu, cho …hả hơi trong bụng :

-   Mầy chạy đâu cho thoát hả con ??? Phù ù ù ù ….Hé hé …

Nói trước cho khỏi lo, là ta tự nhiên thấy …mệt quá xá, tim nhẩy rần rần …

Nhớ một tay bịt mắt con cá …

Một xí sau, ta chờ cho mình …tỉnh táo hẳn hẹ …rồi mới gở lưởi câu…!!!

Lúc nầy, nếu “ông bà quở” con lóc nó xẩy, thì ta dể bị … hỏa – dọng vô óc - o, rồi ta hả họng, trợn trắng con mắt, thì …thì coi chừng …ta lên cơn khùng bất tử ! …He he he …

Thế là …túm – đặng một thằng, thằng nầy đen hu nặng gần một ký lô …

Đã chưa nè ??? Tó được thằng bự …cở nầy …ta nói dóc mõi miệng luôn !!!

Cũng nên coi lại coi, coi chừng, đây là con cá đang “giử bầy ròng ròng”, nếu vậy sẻ còn con một con lớn nửa !!!

Nhưng nên …tha mạng nó, để nó giử con, cho con nó lớn …để dành cho mùa sau !!!

Phải nhớ từng đám ruộng, đừng quên …vị trí tọa độ, vì ruộng nào cũng có bờ, lại nhiều đám nối nhau, mà đám lúa nào cũng …giống đám lúa nào ! Coi chừng lộn, rồi rên !

Muốn câu nhấp cho ngon thì lựa chổ “lổ trổ” mà câu, Lổ Trổ là chổ nước chảy từ ruộng nầy qua ruộng kia, đây chổ đắc – địa để câu nhấp, vì cá lớn hay rình cá nhỏ ở dây …

Nếu đi dọc theo bờ ruộng để câu …thì hảy lắng tai nghe kỷ, đám ruộng nào có nhiều tiếng…kêu xỗn-xỗn tùm lum là có cá lóc ở đó, nó nhiều …nó giởn như chó vậy ?! (?!)

Cũng coi chừng “cá lóc bay qua bờ” …như hỏa tiển bay theo …hình Parabol …

Nó bay xong, ta xách cần tới thì …ông cố nó cũng lìa, nếu có …chê mồi, thì thôi !!!

Vì nó “lộ diên” trước mặt ta …là nó ngon đó đa, nó lộ thì ta hỏng tha 

Rồi cũng để ý … cá lóc “bay lên táp chim se sẻ” đậu nhánh tre khô cắm trên “gò giếng”. Nhánh tre khô đó gọi là “cây chà” , chổ nào có “cậm chà”  ý là “chán – cỏ” nghĩa là “cỏ có chủ” người … lạ không được cắt, để dành cho chủ đám ruộng cắt cho bò nhà …

Chổ nầy “bị chán” cỏ dài, cào cào châu chầu …binh thiên, ta tới là …trúng phép !

Nghĩa là phải lưu ý dài dài …để rồi câu tiếp, khỏi lo tìm chổ nào có cá lóc …

Câu được “một mớ đủ ăn” thì mang đục đi về, chớ có “bán chát” gì cho cam !?

Tối ngủ, vắt tay lên trán, nhớ con lóc nái, lớn chà bá …nó sẩy ở bàu Bà Tà Xi …

Tức cả đêm không ngủ được …

Khi ngủ mơ màng ….thấy …cá toàn là cá …

Vậy là …anh chàng bị cá nó “hành” …

Và …và …mai đi nhấp tiếp ….hehehe …

 
                                   
Chàng Hiu 374

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341