Chuyện Lặt Vặt

 

 

 

 

  Cháo Cò    

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ

 

    ….Cháo Cò …là Thịt Cò Bầm Nấu Cháo …chớ hỏng có gì lạ …

Cò nói ở đây, hỏng phải Cò Trắng bay bầy - bầy trắng miền thôn dã…

Mà là cò …đi lơn tơn, kiến ăn mồ côi… Đó là Cò Lửa, Cò Ma, Cò Ráng …

Đi “Câu Cắm” lắm khi dính Cò Ráng, thì là, y như rằng… có chầu Nếp Than liền hà …

Người xưa có câu :

      …..Chim trời cá nước! Ai “câu” được nấy “ăn” …

-    Còn tui …. Tui “câu cò”… tui nhậu !!!

Mấy cha đi câu cắm ... ưa nói vậy! Nhưng nghe cũng … phải phải !!!

Và “câu cò” là …hỏng phải cố ý, mà là Cò …tự ý “nạp mạng” cho Chằn …

Đó là khi móc mồi nhái, cắm cây cần câu vô bờ, Cò Ráng đi lang thang một mình, thấy con nhái ngồi ở đó… và nó “ních” liền !

Thế là Cò … nuốt luôn lưỡi câu …thì rồi đời… con cò lộn cổ xuống ao !!!

Coi như xí bùm bum… xong đời cô-lụ …

Khi đi thăm Câu Cắm, lổ tai lắng nghe ở đâu có tiếng “động” ầm ầm, thì đó là tiếng con cá lóc dính câu, nó giẫy đó đa… đi lẹ lẹ tới … gỡ cá liền !

Nhưng khi nghe …tiếng ầm ầm, xổn xổn… chỗ cần câu, rồi thấy có mấy bụi lúa đu đưa xà nùi … thì coi chừng hỏng phải cá …có thể là rắn, lươn… và cũng có thể là Cò…

Cách câu chừng mươi thước … thấy “con gì” tung lên rớt xuống thì đó là Con Cò Ráng !

Cò Ráng lông cánh màu xam xám đỏ nâu, khi bay mới thấy màu trắng ở bụng, nghĩa là… màu trắng ít xịt!!!

Dân trong nghề Câu Cắm dặn nhau:

-    Khi cò dính câu, mầy coi chừng …nó mổ vô con mắt mầy !!!

Hỏng biết có ai bị “mổ” chưa, nhưng cẩn thận vẫn hơn…

Đầu tiên …ta bò sát bờ, thò tay nhổ cây cần, sau đó, lấy cây dòn gánh… đè nhợ và túm cổ anh cò… nhưng coi chừng nó mổ !!! Nhổ lông cánh, xỏ mũi cột mỏ là xong :

-   Phù ù ù…He he  he …Có cháo cò “tẩm bổ” rồi nhen …

Thề là …về nhà lui cui …mần thịt Cò !!!

Mần thịt cò không nên rửa nước, nhổ lông khô, sau đó thui lông tơ…rồi bằm nhuyễn …

Thịt bằm trộn chút xí ngũ vị hương, ướp tí muối…cho vô chảo, khử tỏi, rồi xào…

Khi chảo xào bay mùi thịt …cò, là đem xuống…nếm thử, coi ngon thì……. hú một tiếng, để cho phe ta “tập-đòn diên, tập-đòn nông nghiệp” là cái đám … thợ cuốc… nghe tin… tà tà … tới nhậu là vừa…Và đây là chuyện xưa tích cũ đó nhen …

Cháo nấu trước, cho nhừ, thịt cò xào vừa chín, đổ vô, quậy sơ cho thịt bằm rã ra…

Bạn bè tới, ngồi xếp bằng dưới đất, mấy mạng quây tròn….nồi cháo…

Múc cháo cò vô chén, chén có muỗng, lấy muỗng múc cháo …húp thử nhè nhẹ…

Tay kia, bưng “ca” Nếp Than, chu mỏ…rút một hớp nho nhỏ, xúc xúc mấy cái cho rượu …tan - ra, mới lấy muỗng múc Cháo Cò, hả họng trút vô … Lưu ý … phải……. Ngậm kín họng, nhai nhai, nghe dòn dòn, lấy lưỡi trộn-trộn để…thịt-rượu hòa đều, đợi nước miếng túa ra, dồn … một họng, lúc đó, mới ép nhẹ, cháo cò thấm… vô cổ và nghe hơi …the-the …mùi nếp than, rồi nuốt nghe cái …Ót !!! Đã thiệt !!!

Kế đó…uỷnh mỏ, chép miệng, méo môi… rích hơi vô cổ, nghe cái …Sẹt …!

-    …Úi chà chà … nghe nó “thấm tới đâu” đó nha ….Tới mầy nè …

Thằng bạn cầm ca, lúc đó… bà hành, tay nó cầm ca Nếp Than đưa lên…trời, rồi…bất giác hả họng …lòi thơ :

     Cháo Cò Ráng… mà nhậu Nếp Than…

     Nếp Than… “bắt-mồi” …cò can …!!!

     Cò Ráng …vẫy tay …Nếp Than…

     Nếp Than…tiển chưn …Cò Ráng …

     ….hehehe….Tiễn biệt em …Tao dô nè ….!!!

Rồi thì… Ca nếp than chuyền cho thằng kế nữa…để xoay tua…

Khi thằng kia cầm ca rồi…

Thì thằng nầy mới… nuốt vô, nghe…cái Ựt rõ to !!! Liền hả họng …Khà …

-   Tao …công nhận cháo cò, ngọt thiệt đó bây….!!!

Cái ca Nếp Than chuyền tới, tới nữa …chẳng mấy chốc, chuyền hết 1 vòng …

Sau đó nữa, nói chuyện …đi câu bắt cá, còn bắt cò, nói riết, nói riết…rồi “nổ” lung tung, có khi…dụ tới dụ lui, nói ngon nói ngọt, “túc” vô lỗ tai hoài hoài …xthì thì…

Thì mấy thằng ông cố mê Nếp Than… cũng sẽ phải sắm gấp gấp100 cây cần Câu Cắm, rồi cùng nhau …giang hồ hết mùa mưa ….của những năm hồi đó….hehehe…

Sau cùng, phe ta đi câu lủ khủ, đi ùn ùn …cả bầy, cả bầy…!!!

Bữa nào…trong mình "nghe mệt mệt” hỏng đi…

… tụi bạn èo ẹo…riết…rồi cũng phải đi…

Hỏng đi ….tụi nó nhằn …

…chịu hỏng thấu !!!

-   Ừ thì đi ….

….Khà khà khà ….

 
                                   
Chàng Hiu 374

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341