Chuyện Lặt Vặt

 

  Chưng Đám

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
 

Chưng Đám là gì???

Chưng Đám là sắp xếp trái cây…loại đèo đẹt, cong queo…thành vật Tứ Linh.

Chưng Đám cũng là một cái nghề, đó là Nghề Chưng Đám.

Nhưng nói theo dân gian xưa, Chưng…lâu năm thì thành Thợ Chưng.

Thợ Chưng là thợ chuyên môn chưng trái cây trên bàn thờ tổ tiên, đình chùa…

Thợ Chưng…xếp trái cây thành hình “vật tứ linh” đó là Long Lân Qui Phụng.

Hồi xưa, đa số nhà là Nhà Ngói, mà nhà ngói thì bàn thờ tổ tiên được đặt giữa nhà, do đó, chưng rồng phụng rất tiện vì rồng phụng…hỏng đụng cây đòn dông trên nóc nhà…

Hình như…”hầu hết” mọi Đám Cưới xưa đều có chưng Rồng Phụng.

Còn đình chùa miếu mạo khi tới dịp lể tế Kỳ Yên rằm tháng giêng thì chưng Tứ Linh…

Đám cưới là việc hệ trọng của một đời người, do đó, hai bên cha mẹ của cô dâu, chú rể đều rất trân trọng cho lể cưới của con mình…

Vì vậy, phải mời thợ Chưng Đám tới nhà để chưng…tại chổ, do đó, con nít có dịp coi mấy ông Thợ Chưng…chưng ra sao, để rồi “ghim” trong bụng luôn…(?!)

Ở đám cưới, cái quan trọng nhứt là “trang trí” trên bàn thờ gia tiên trong nhà mình.

Trên mâm trái cây Ngủ Quả ngày thường, bây giờ biến thành hình Rồng Phụng.

“Biến” trái cây thành rồng phụng trong đám cưới gọi là Chưng Đám Cưới.

Người phàm…không phải ai cũng Chưng Đám được…(?!)

Nói vậy…không phải chưng đám nó “khó”…(thấy chưng…coi bộ dể ăn lắm)

Mà là phải có “đồ nghề” sẳn trong nhà mình, khi cần móc ra…là chơi liền.

Nếu “người phàm” muốn chưng, cũng phải có đồ nghề mới chưng được.

Nhưng chưng rồi…thì bỏ, bởi lâu lâu, có khi cả năm mới có một đám, thì…làm sao?

Ông thợ chưng nhà nghề, phải là ông có…dính líu với Nghề Chưng, là con cháu hay đệ tử đệ tiết…gì đó với ông thợ chưng…đã có sẳn đồ nghề rồi.

Bây giờ…cứ thế mà chưng, chưng đám cưới cũng có “ăn” tiền công đàng hoàng.

Đồ Nghề rất “đơn giản” đã làm sẳn và một mớ trái cây hình thù méo mó cong queo.

Chỉ có “nòng” (cốt) con vậy thì có sẳn thôi, còn trái cây thì đi mua, nhưng lựa thứ “đồ bỏ” là đèo đẹt cong queo…hỏng giống ai, càng tốt.

Nếu nhìn thấy ông nào vô chợ mua toàn “đồ đẹt” thì đích thị ổng là Thợ Chưng!

Vì là Thợ Chưng bật thầy, nên thầy biết phải mua cái gì và mua bao nhiêu thì đủ.

Và hàng dạo đầu, để bắt trớn, nói cho trôi cái chuyện…tưởng dể ăn nhưng khó nuốt.

Bà con nào (ỷ mình) có “hoa tay” muốn làm Thợ Chưng trong…tương lai gần, thì:

Phàm cái gì hay chuyện gì…

Trước khi lên bậc thượng thừa cũng phải ra tay…làm (thực hành) lần đầu tiên trong đời. Sau đó, ăn thua mình…có gan hùm…dám tiếp tục làm nửa hay không mà thôi!

Nếu chí cốt “làm nửa”, làm hoài, thì thế nào cũng “lên thợ” rồi thì sẻ…lên thầy(?!)

Trước tiên, thử…thời vận bằng cách làm (con) Phụng (hỏng ai kêu Phượng).

Đứng trước bàn thờ gia tiên, bên tay trái là cái Chò, trên Chò là Dỉa Bàn Thang để chưng trái cây, bên phải là cái Lục Bình để chưng (cắm) bông…

(tùy quan niệm “nam tả nử hữu” của từng địa phương, mà vị trí của cái Chò và cái Lục Bình có thể đổi chổ trái phải…do đứng ngoài dòm vô hay đứng trong dòm ra?!###?!)

Ở đây, ta chưng Phụng thay dỉa trái cây, bên trái bàn thờ…

Bắt đầu “chưng” như sau:

Lấy dỉa Bàn Thang để dưới đất, lớp dưới cùng là sắp những nải chuối sao cho cân xứng vòng tròn (có nơi kỵ chưng chuối, vì chuối thì…chúi mủi chúi lái, nên hỏng xài).

Ở trung tâm dỉa phải có cây chuối đã lột bỏ bớt bẹ, cao cở 6 bảy tấc, rồi đóng nỏ ở dưới cho chắc, để cho khỏi ngã và để nó dựng đứng, dùng làm trụ cái…

Lớp kế, nằm trên chuối, sắp thêm trái cây như xoài mận đu đủ bưởi…vv…

Ý là cho “cái đế” hơi cao, để cho nổi lên thân Phụng.

Phụng làm như sau:

Lấy trái thơm phụng, là loại thơm lớn trái, thân trái chín có màu ửng đỏ và đầu thơm có lá “bờm xớm” dài trông rất ngộ. Ta lấy dao lạn bớt hong trái thơm một miếng nhỏ, sao cho thân thơm “ăn khít” vô thân cây chuối, kế đó, chẻ tre hay trúc làm cây nỏ, để đống nỏ từ thân thơm thấu qua cây chuối cho vững, trái thơm nầy nằm trên trái bưởi, ý là bàn cẳng phụng sẻ nằm trên trái bưởi, trái thơm phải để nằm nghiêng 45 độ, cho đầu quay vô giữa nhà, nghĩa là ta có trái thơm… dộng đầu 45 độ.

Lúc nầy…đít (cuốn) trái thơm nằm trên, ta lấy đầu trái thơm khác, bẻ đầu thơm, úp ngược đầu thơm đó vô…đít trái thơm kia, vậy là có cái cổ Phụng rồi…

Lúc nầy, sơ khởi ta thấy trái thơm (con phụng) đầu đít gì cũng có 2 đầu thơm cùng chiều.

Lấy dao gọt phần đầu thơm (gắn thêm) cho tròn để chuẩn bị làm Đầu Phụng.

Đầu Phụng là củ Sắn (hỏng phải củ mì), lựa củ Sắn có hình thù giống đầu gà và lớn cở đầu gà, gọt đít sắn, đóng nỏ cho sắn dính cứng vô đầu thơm, kế là là lấy 2 trái ớt sừng, lựa loại trái cong hết cở, hai trái úp vô, để làm Mỏ phụng, mắt phụng là bông Nở Ngày, màu tím, lấy kim gút ghiêm xuyên bông Nở Ngày vô củ sắn, thế là có Đầu Phụng.

Đầu Phụng phải có “mòng” là gắn vô mấy trái ớt vàng cong cong…là coi như xong.

Chuyện nầy phải công phu, tỉ mỉ, nếu có mắt thẩm mỷ thì làm…càng giống cái đầu.

Kế đến là làm cánh Phụng, cánh phụng làm từ trái “điệp” khô, loại nầy trồng trước bàn thiên, gọi là “điệp cúng”, lấy trái khô, tét ra làm lông cánh, ta sắp nó như sắp cánh gà, cũng lấy kim tây, đâm xuyên nó vô trái thơm…thì thành cánh Phụng.

Còn đuôi phụng thì…có rồi, đó là cái đầu thơm phụng đó…bà con, khỏi làm nửa.

Cẳng Phụng thì…hơi bị khó và làm cẩn thận như sau:

Lấy đậu Búng, cắt 3 khúc, lấy kim ghim vô trái bưởi, lòn dưới cánh, cho lú ra ngoài cái cẳng, rồi chia thành 3 ngón, đầu ngón gắn vô 3 trái ớt đỏ cong cong…

Tóm lại, khi làm xong, nói với đám con nít ngồi cho hỏ, đang lé mắt, dòm cả bầy:

-         Tao có con Phụng rồi nè bây…hehehe…ngon hong…!!!

-         Tui thấy…mới hơi hơi giống…đó ông…

-         …?!...từ từ…

Mới làm lần đầu (mình tự thấy) thấy Phụng…hỏng giống con gì…hehehe…

Nhưng Phụng hỏng ai thấy hình thù nó…(##&&##)…nên hỏng lo nhiều!!!

Cho nên, ta cứ làm (đại) vậy, Phụng làm càng…gồ ghề, dòm càng…giống Phụng.

Cẳng Phụng làm từ mấy cọng đậu búng có sỏ kẻm trong ruột cho cứng, xếp đậu cho ngón xòe ra và cuối ngón là Móng làm bằng trái ớt cong cong…

Cẳng Phụng có 4 móng…y như cẳng gà, khi coi lại…ta thấy đầy đủ…

Vậy là ta có Phụng rồi nè…”đã chỉ” hong chớ…?!

Kế là làm Rồng:

Lấy cọng rơm, tước bỏ hết lá, bó thành bó cở cổ cẳng, bên trong có cọng kẻm mềm…

Uốn bó rơm thành chử S, cập vô cái cây chắc, ý là cho Rồng quấn cột dộng đầu xuống thế Long Giàng, rồi cây đó cắm vô Lục Bình, nêm chưn cho chắc.

Kế đến là lấy kim tây, ghim ruột cây mì…(lấy cây mì lớn, thục ruột cây mì, lấy ra xắt xéo, nhuộm màu đỏ và vàng)…xếp hàng dài từ đầu tới đuôi để là “vảy rồng”.

Khi xếp vảy, xếp như xếp ngói, vảy nầy đè lên vảy kia, vảy nhuộm màu theo từng hàng, sao cho dòm thấy “nổi cộm” là được.

Đuôi ròng, lấy lá đầu thơm cắt rời rồi xếp thành đuôi như…đuôi cá.

Rồng phải có vây lưng, thì lấy lá đầu thơm, xếp dài theo xương sống, từ đầu chí đuôi là…coi như xong, phải lựa lá thơm loại cao cao…thì vây rồng dòm mới thấy xôm tụ.

Hay là chế biến bằng cách lấy ớt chín đỏ, sắp hàng dài trên lưng Rồng cũng được.

Cẳng Rồng cũng lấy 3 trái đậu Búng cột chung, cho nó thò ra từ hông.

Trong đó phải có dây kẻm để cẳng khỏi xệ xuống, cẳng Rồng y như cẳng Phụng…

Móng rồng làm bằng trái ớt sừng lớn, cong, sao cho thấy…dử tợn là tốt…

Lưu ý, làm Móng Rồng, thì rồng chỉ có 4 móng (Rồng 5 móng là rồng vua, kỵ, hỏng làm)…4 móng rồng sắp sao cho 3 trước 1 sau…như cẳng gà…

Nhớ là phải uốn cho bàn chân rồng xèo ra, vươn tới trước…dòm thấy dử dội là tốt.

Đầu Rồng “cốt” phải làm…hả họng sẳn, giờ chỉ ghim trái cây vô là xong:

Cốt đầu phải cột vô thân rồng cho cứng, lấy tép tỏi lớn lột vỏ, gắn vô họng là Răng Rồng,

Lấy đậu búng, xỏ xiên ruột cọng kẻm rồi uốn cho vểnh lên làm râu rồng…

Còn má rồng, trán rồng…tùy trí tưởng tượng mà áp vô vỏ đậu phọng, vỏ chôm chôm.

Làm Nòng (cốt) rơm của rồng như sau…

Lựa rơm tốt, lột sạch “rơm nhao” chỉ còn cọng rơm sạch, bó rơm nầy lại bó thành bó cở cổ cẳng, bên trong ruột bó rơm có cây sắt hay kẻm lớn, nhưng mềm có thể uốn được, để uốn bó rơm thành…bó rơm hình chử S.

Nên nhớ đầu rồng trên chử S làm nhỏ từ từ thành đuôi rồng nên…nhỏ hơn đầu kia.

Làm nòng đầu ròng:

Lấy cây mềm như cây Vong, đục đẻo sao cho nó giống cái đầu…hả họng, phải cho nó hả “tàn-hoạt” mới được và đầu cây nầy bự cở cái tô…

Đồ nghề tiếp theo là phải có một hộp ghim bằng…cây kim, có đít tà như cây đinh.

Và đồ nghề tiếp nửa…lại có “dính líu” tới cây (khoai) Mì!!!

Lựa cây mì lớn…thật lớn, cắt khúc cở 5 tất cho tiện việc “thụt ruột mì”, lấy đủa thụt vộ ruột mì, đẩy nhè nhẹ cho ruột mì đừng đứt khúc, sau đó lấy dao bén xắt ruột mì thành nghiêng dầy cở 3 ly, phơi khô, nhuộm màu vàng hay đỏ, để sắp hàng làm Vảy Rồng.

Khi đã có Rồng cắm trên cái lục bình rồi…là phẻ.

Ta trang trí thêm “mặt hậu” sau lưng rồng bằng lá Đinh Lăng tròn (loại đồng tiền) và có vài lá Thiên Tuế xé hai, uốn châu đầu làm viền, ý là sao cho kín…dể coi…

Chưng Lân.

Lân Chưng Đám ở đây có…bà con họ hàng với Lân Tết.

Nên đầu Lân thì y chang nhau, “tụi nó” chỉ khác nhau “cái thân” mà thôi.

Lân Múa…hỏng nói, vì ai cũng thấy…

Ở đây chỉ nói cái Đầu lân chưng…

Mà cái đầu Lân Chưng…nó cũng y chang cái đầu Lân Múa…(?>?>?)

Do đó ta làm cái đầu Lân Chưng giống cái đầu Lân Múa…là ăn tiền!!!

Chỉ cái Mủi Lân Chưng thì phải chế biến thêm thôi…

Cái Mủi Lân Chưng “làm” như sau:

Lựa 2 trái cà tây chín đỏ au để ngay vị trí lổ mủi, trái cà thứ 3 dằn lên 2 trái kia, đương nhiên là phải ghim cây kim tây cho nó khỏi rớt…

“Mủi Lân” là cái mủi (phải) bự chà bá, thì mới thấy nó…bá phát…(?###!)

Ba trái cà tây đỏ chét chồng lên…ta nói, ta la…dòm nó y hệt như “mủi lân” nhen.

Nhớ quay cái cuống cà ra ngoài, cho lổ mủi lân…dể thở…vậy là hốt bạc.

Đừng sợ…bị chê, vì hỏng ai thấy lân, nên mủi lân ta làm, nó mới “giống” chớ!?!

Còn thân + cẳng Lân Chưng cũng làm bằng rơm bó kỷ, cũng có sỏ kẻm.

Mình (da) con lân thì lấy vỏ trái Điều Dầu, là loại trái có hột màu vàng sậm để làm cà ry, vỏ trái điều dầu có gai như vỏ trái chôm chôm, màu nâu đen, nhưng gai cứng hơn.

Nếu không có vỏ điều dầu thì lấy vỏ chôm chôm ráp vô cũng…đặng, vỏ chôm màu gì…ai cũng rỏ, lấy kim tây ghim vô cho cứng…là xong.

Mình con lân làm bằng hai vỏ nầy…dòm rất quạu, vì thân nó…gai gốc không hà!!!

Còn đuôi lân thì lấy bông gòn tẩm màu đỏ hay vàng rồi quấn vô cọng kẻm.

Sau đó cắm 1 đầu vô đít lân, uốn cong đuôi lân cho giống cái quay nhạu rượu đế…

Còn chót đuôi vảnh lên tới nửa lưng, rồi quáu lên trời rồi đổ ra sau lưng.

Gần chót đuôi, quấn một nùi bông gòn tẩm màu…là ra đuôi con lân, dể lắm!

Vậy là ta có Lân Chưng rồi đó…nghen!!!

Như vậy…”mới đây”…mà là ta đã có…3 em để chưng rồi, giờ chỉ còn Qui thôi…

Còn Qui…thì làm sao nè…

Qui là…đích thị con rùa, mà rùa thì ai cũng biết, kể cả con nít láu háu ưa hỏi bậy!!!

Do đó, ta cứ lấy cái rổ…ụp lên 4 trái thơm làm cẳng rùa…hehehe…

Còn đầu rùa là trái dừa tươi, gắn vô cái rổ…là thành đầu rùa liền hà! Dễ ẹt.

Đừng ngại gì ráo, làm Qui như vậy là…tụi con nít khó tánh…cũng hết cải nổi…

Đố thằng quỉ nhỏ nào dòm vô, mà dám cải con nầy…hỏng phải con rùa!!!

Còn người lớn…hỏng dám có ý kiến ý cò gì…(bởi sợ mích lòng)…hì hì…

Chớ nếu o bế kỷ, mà hỏng…giống rùa, thì tụi con nít sẻ chê, thiệt là bất tiện…

Còn nếu muốn…Muốn cái đám con nít  “xây lố cố” ba trợn…khen tới tấp, thì ta lấy bẹ chuối cắt bẹ thành hình lục giác bự cở bàn tay, rồi ráp vô…trên cái rổ, là xong!

Lúc ấy, tự nhiên đám con nít…thấy giống con rùa quá xá, lúc nầy tụi nó khen nè:

-         Ổng chưng con rùa có cái “mu” giống y chang…hén bây…!!!

-         Tao công nhận…nó giống hịt hà…

Để rồi 1 trong những thằng đỏi nhỏ đó, #^#(61)#*#...nó nhớ, nó nói dóc thầy chạy.

Nói thì…nghe dể, nhưng khi bắt tay vô làm thấy nó…ngượng tay và kỳ lắm…

Nhưng hỏng sao, ta cứ làm, làm hoài thì nghề dạy nghề, thì thành thuộc mấy hồi.

Nghề Chưng Đám nầy rất tẳng mẳng tỉ mỉ như thợ sửa đồng hồ…

Nếu có dịp…gặp ai Chưng Đám ta nhảy vô (làm bộ) phụ, rồi nhân đó âm thầm…

…Học lóm luôn…(ít ai ngờ chuyện học lóm bí mật nầy)

…Học Lóm…!!! Đó là chuyện dể ẹt hà…!!!

…((///?!///))…

Tóm lại, Chưng Đám…hỏng khó…(?###$$$!)

Cái khó là chưng làm sao cho…con nít hít hà, bàn tán ỳ xèo, nhưng hỏng chê.

Còn người lớn, thấy…nhưng ít ai nói ra, coi xong, bà con “để bụng”…để chi???

Để nếu ông thợ chưng giỏi thì khi “có đám”…sẻ nhờ mình chưng giùm…

Nếu mình Chưng mà ngon, được khen…thì lổ mủi nở bự…như mủi lân!!!

Vậy thôi…

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341