Chuyện Lặt Vặt

 

 

 

 

  Cơm Gàu Mên, Cơm Mo Cau    

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ

 

Tham khảo: Chữ gàu mên là từ được Việt Nam hóa từ chữ Gamelle của nước Pháp
Tùy theo địa phương và tùy theo người mà nó được gọi như sau:
Tiếng Nam: Gàu mên, gà mên, gà mèn, cà mèn
Tiếng Bắc: Cạp lồng

Cái Gàu Mên (?) ở bài này là vật dụng được đương (đan) bằng tre hay trúc, dùng đựng cơm mang theo khi ra khỏi nhà làm việc, làm đồng áng... Ở thời đại đât nước còn lạc hậu, những nơi mà đồ dùng bằng kim khí chưa được biết đến.

     Le mot gamelle peut désigner:

  • une gamelle, donc un récipient: soit large écuelle de bois ou de métal dans laquelle soldats ou matelots mangeaient ensemble, soit écuelle individuelle souvent métallique, munie d'un couvercle, servant à préparer ou chauffer un plat ou à transporter une ration ou un repas. La gamelle à hauts bords avec deux compartiments pour servir séparément viandes et légumes est le gamelot.

- o O o -

Để khỏi phiền, lại phải “rào trước đón sau“ về mấy chữ Mên Miên Thổ …nữa rồi !
Viết những chữ đó, ở đây, là nói theo kiểu “tên cử chữ đọc“ chớ hỏng có ý nói đụng chạm gì với ai đâu đó…
Hồi xưa, nói chuyện xưa mà, trong Nam , đất rộng người thưa, hùm beo tai tượng… chạy tùm lum nghẹt đất… hiểm nguy rình rập con người quanh năm suốt tháng!
Ông Bà Tổ Tiên là những bậc “Tiền Hiền Khai Khẩn, Hậu Hiền Khai Cơ”… phải sống chùm nhum gần nhau… lâu lâu sau đó… thành Xóm thành Làng…
Vì đất rộng, lại sống “gom lại” nên đi tới chỗ “đất canh tác“ có khi quá xa, cho nên “đi mần“ là phải đi cả ngày, sáng đi chiều tối mới về nhà…
Do đó, tiếng “Mần” sử dụng trong hoàn cảnh nầy rất… đáng đồng tiền bát gạo !!!
Cũng có thể, tiếng Mần “xuất phát” từ lúc nầy, cũng nên…
Vì mần ruộng, mần rẩy, cuốc đất… là “làm việc vất vả gian nan, mồ hôi mồ kê tuôn xối xả” rất mệt nhọc, mà… đã mần, thì “mần từ sáng sớm tới tối mịt” mới về nhà… thiệt là cực khổ trăm bề đối với bà con làm nông ở đồng bằng phù sa Miền Nam ngày xưa…
Bởi vậy, mấy câu “cò bay thẳng cánh” và “chó chạy cong đuôi” rồi thì “đất rộng minh-mông thiên địa” nên mới có “cánh đồng chó ngáp”… là ý nói đồng rộng quá cở đó đa…
Muốn có bữa cơm trưa, tiện nhứt là “đem cơm theo” để ăn tại chổ đang… mần !
Nghĩa là phải “dở-cơm“ theo để ăn… thế thì, tiện hơn nấu cơm giữa đồng gió lộng !
Muốn dở cơm để trưa ăn cho ngon, thì phải “dở cơm vắt“ …
Mà muốn dở cơm vắt cho ngon, thì phải dở cơm bằng “mo cau“ !
Mo Cau là cái “bao“ bọc bên ngoài Buồng Cau Non, khi buồng cao nở (nứt) cái bao rụng xuống đất và cái nầy là Mo Cau …
Còn “cái quạt mo“ của thằng Bờm là cái Tàu-Mo, đó là cái bẹ lá (tàu) cau, bẹ lá ôm thân cây cau, cái bẹ nầy cứng, dùng làm quạt… tay, khi cúp điện mùa hè !
Bà con xưa, dở cơm trong mo cau, vì mo cau mỏng, rất mềm, dai, bền…
Cơm dở mo cau, muốn ngon “hết chổ chê” thì phải nấu cơm bằng gạo: Trắng Tép, Móng Chim Vàng, Nanh Chồn… đó là những loại gạo có hột nhỏ dài, trong vắt, không có “cái gan gạo” là màu trắng đục ở hột gạo…
Gạo Thần Nông 5, TN 8… tức là những loại gạo “ba tháng” thì thua đi… bà tám ơ…!
Vì loại “ngắn ngày” nầy… hỏng làm được cơm cháo gì nhen, mau thiu… như quỉ !!!
Bắt đầu dở cơm mo cau:
Khi cơm chín, còn nóng, xới cơm ra, bỏ vô mo cau đã nhúng nước cho mo mềm, một tay giữ đầu mo, tay kia cầm đầu còn lại vừa đè vừa nghè cơm nóng trong lòng mo, nghè qua nghè lại cho tới khi cơm nhuyễn thành bột, không còn dính vô mo là xong …
Sau đó vắt cục cơm dỡ cho tròn dẹp, bỏ vô mo, gấp mo lại thành hình khối vuông vuông,  rồi cột dây, đeo tòn ten ngang hong… là coi như xong !!!
Cơm mo cau có thể để cả tuần không thiu …
Cơm “mo cau” ăn trưa với mắm Ba Khía là hết ý…
… Nếu thuận tiện… thì ăn cơm mo với khô “mắm mặn” chiên giòn thì …
….hỏng thèm nói nữa, ruột… sôi lên rồi, thèm quá nha bà con !
Khô “mắm mặn” là con khô (sao... còn là mắm ???) nhỏ dài, bằng ngón tay, ốm nhom, miệng hả bự như miệng rồng, răng lởm chởm …
Khô nầy nó… mặn tàn canh, chặt khúc chiên đem theo, để ăn cơm mo cao là bá chấy!
Lúc đó, xưa lắm, từ thời ông Nguyễn Hoàng…”hoành sơn nhất đáy vạn đại dung thân” tức là cách nay ba bốn trăm năm lận đó …
Khi ấy, bà con “Ngũ-Quảng” (5 Quảng => Quảng-Bình, Quảng-Trị, Quảng-Nam, Quảng-Ngãi, Quảng-Tín) nam tiến, bà con ở chung đụng với “dân bản địa“ hay là “dân bản thổ” gọi tắt là Thổ Dân (dân tại chổ)… tiếng xưa kêu là dân Thổ, rồi còn kêu là dân Mên….
Thấy thổ dân ấy “cất cơm“ trong cái “Gàu Nhỏ” đương bằng tre, nó có thể “đựng cơm hoài”  mà không hư, bà con “mới tới ở” thấy coi bộ tiện lợi hơn cất cơm trong mo cau và người xưa thấy “có lý” và bắt chước làm theo ! …(?)
Rồi đặt tên vật “đựng cơm“ đó là Gàu Mên (?), là gàu của người Mên đựng cơm …
Tên nầy…trở thành “chết tên” luôn …
Sau đó Khoa học Kỹ thuật tiến lên, có nhôm, kẽm… làm ra cái gàu mên có hai ba từng, còn thêm có quai xách cho tiện, và nó ra đời để xài dài dài …
Sau nầy, đi “làm sở làm sùng”… không đựng cơm trong gàu mên nữa !
Sau nầy, là… là giữa Thế Kỷ 20, bà con đựng cơm trong… hộp sữa, đó là Cái Gô Cơm !
Cái gô nầy nhỏ gọn có thể bỏ vô cái xách, cái cặp… để “hỏng cho ai thấy” !!!
Vì “người ta” thấy mình… rị mọ “dỡ cơm” theo ăn trưa, thì… hơi kỳ kỳ …
Vậy là… sanh tật, có tánh… tự ái rồi đó nhen!!! Phải hôn bà tám ?
Bây giờ có “Cơm-Hộp” rất tiện, khỏi mất công dỡ, nhưng không ngon bằng !
Cái gàu mên Cơm là chỉ để một người ăn, Gàu Nhôm thì ngoài ngăn dưới đựng cơm, ngăn trên đựng đồ ăn, nếu thêm ngăn 3 thì ngăn nầy… có khi xài, có khi bỏ trống !!!
Cơm gàu mên, ăn không ngon bằng cơm Mo-Cau …
Tóm lại :
-         Cơm gàu mên, ăn nó dở một trời một vực, so với cơm mo cau !
-         … nghĩa là… là dở ẹt ẹt…!!!
Bà con chê….
Còn… tui, đã từng ăn cơm Mo Cau, thấy vậy, hùa theo, cũng… chê dở ẹt luôn… hehehe
Bây giờ mời… bà con “Ăn Thử” theo kiểu “ăn mì ngóng cháo ngó” hay còn gọi là “ăn hàm thụ” cơm Mo Cau một lần, coi nó ngon cở nào cho biết… để rồi thèm chơi !!!
Nó nè :
Cuốc đất trồng khoai hay đào kinh, chặt cây gì đó… mà mồ hôi mồ kê tuôn ra lênh láng… và khi “mần” tới trưa trờ trưa trật, bụng đói nhom, lỏng thỏng lẻo thẻo…thì …
… Rửa tay, banh Mo Cau ra, lấy “cây dao con chó” xắt một lát mỏng cục cơm dỡ, thành một khanh, nếu không, thì bẻ hai cục cơm, lúc nầy cục Cơm Dở còn mềm, hả họng, cắn một cái, rồi nhai từ từ… và từ từ mà nhai… tà tà…
Kế tiếp đó, tay kia lấy càng Ba Khía đã trộn với khế-chua còn sống, xắt lát mỏng, cho vô miệng nhai từ từ… tới khi cái “chất ngọt ngọt” của cơm, nó hòa-huyện với cái măn-mẳn thơm thơm của Ba Khía, cộng thêm chất chua chua của trái khế, cay cay của ớt, hăng hăng của tỏi… đó là mùi hương hổn hợp của đất trời bắt đầu tỏa hương …
Lúc nầy “tụi nó” hè nhau bu trên cái lưỡi… của người nhai !!!
Úi cha… thì thì…
“Thì” mùi thơm hỗn hợp, lúc đó, nó…thốc lên mũi… “thì” kẽ răng… tươm nước bọt ngay tức thì, còn ruột non “thì” nó… nhúc nhích cuộn cuộn, rồi “thì”… ruột cuộn lung tung… rồi ”thì” tới mồ hôi đổ…quanh miệng, thì… quá xá thì … thì hết tả nổi luôn !!!
Sau khi nhai thành nước trong miệng, nuốt nhẹ, nhẹ thôi, cái chất sền sệt… tà tà trôi qua yết hầu và “tụi nó” lại nhè nhẹ tuột xuống bao tử, ta nghe êm êm… thấm thấm… rồi nó rớt nghe cái… phẹp trong cái bụng lép giữa trưa !!!
…sau đó…
Tức tốc “cháp” cục cơm dở thứ hai rồi thứ ba và… cứ thế, cứ thế …
Lúc đó, nếu có “một ít”… rụ-đế, với thêm vài bạn hiền tri kỷ tri âm “cùng mần chung” để “nhâm nhi”… giữa trưa, thì “làm đại” một ly, nghĩa là “lỳ một lam” thì thấy nó ngon, nó chan chứa nghĩa tình xóm riềng bầu bạn… thì… thì… hết chữ để tả !
…Bây giờ tới ăn Cơm Mo với Khô Cá Mặn (khô mắm mặn)…
Banh mo cơm ra, lấy tay đè cho mo không xếp lại, sau đó mở dây chuối, lấy khô mặn trong lá chuối khô, cắt ngay một khúc nhỏ, đương nhiên khô… mặn chát trong miệng !
Hề chi, cứ nhai nhè nhẹ cho “xác khô” mềm đi để đợi nước miếng túa ra… khô liền bớt mặn và chỉ còn mặn vừa vừa !!!
Kế liền đó, cho cục cơm dở vô họng, nhai rỉ rả, khi cơm trộn với khô trở thành sền sệt, tự nhiên nghe “đóc giọng”có vị ngọt ngọt và ta nuốt nhẹ, nhẹ thôi, cơm sẽ từ từ đi xuống bụng, vừa ngọt ngọt, vừa…măn-mẳn, vừa thơm, thơm ngon hơn, nếu so với… cháo trắng - hột vịt muối thì món cháo nầy… dở tệ !!!
Hỗn hợp “cơm + khô chiên” nhuyễn nhừ tuột nhẹ xuống bao tử như… xô hồ bê-tông đổ dồn vô cây cột, nó… đầy từ từ, rồi… đầy cóng bao tử, cái bụng hơi phình và ăn riết một hơi hết mo cơm thì… đâm ra, no cành luôn !
Sau đó…
Quấn điếu Thuốc Gò nằm … tòn ten xả khói …
Gió đồng trưa mát rượi thổi liu riu …
Ngó xéo nền trời mây giăng trắng trắng .
Ta sẻ chìm vào giấc ngủ… hồi nào hỏng hây !
Trong lúc mơ mơ màng màng, bài ca tân nhạc “Trăng Về Thôn Giã” văng vẳng bên tai… mấy câu cuối cùng:
“…Đom đóm bay quanh trên ao bèo xanh…
      Khi trăng vàng mờ tỏ chiếu trên đê…
      Đoàn người nông phu vui gánh lúa về …
      Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng “
Và rồi ta… cũng “chìm” vào giấc ngủ miên man giữa trưa đồng êm ả …
Thật là một cảnh Thanh Bình…

 
                                   
Chàng Hiu 374

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341