Chuyện Lặt Vặt

 

  Cơm Tấm

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 

 

Trên “cái” cõi đời nầy…

Bất cứ “cái gì” đang còn xảy ra, thì cũng phải có “cái” gốc tích xa lắc của nó…
Vì nó xa tới độ… hỏng biết đâu mà lần và nếu tài lanh “nói ra”, thì… úi chà chà…
Thì… cái mà… những chuyện “nói” đó hay nảy sanh “cái vụ” cải cọ ì xèo.
Thế mới, mới có… cái chuyện cải ”tao đúng mầy sai”… thì sanh chuyện liền.
Đã vậy, mỗi “cái” cũng có năm bảy cách xảy ra…
Cho nên, bây giờ… thày-lay viết lại, theo một, trong nhiều “cái” cách đó và đã cẩn thận rào đón… ”coi bộ” được rồi… thì…
Vậy thì viết để đọc chơi cho vui, chớ hỏng có mập béo gì…
Thí dụ “cái vụ” Cơm Tấm, chẳng hạn…
Hồi xưa… xưa cỡ năm 1 ngàn 9 trăm 6 mấy… đang ì xèo tùm lum chuyện…
Đó là “thời buổi giặc-giã” triền miên, nên ruộng đồng… khó cấy lúa, cho nên “cái sự”… làm ra gạo, bị sứt mẻ phần nào.
Vì vậy ><<?!>>>(ý ẹ)… sợ đói tới nơi và có lẽ, rồi do vậy, nên Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho nhập giống lúa “nhân tạo”: Thần Nông 5, Thần Nông 8 và Thần Nông 32… để trồng ở Miền Nam VN…. cho đỡ lo!!!
Ba giống lúa nầy (trên bao đựng) viết là TN5 - TN8 và TN32 (để coi cho xôm chơi)
Thần Nông là “lúa ba tháng”, nên bà con… cho rằng, thần nông là “gạo cứu đói” (?!)
Lúa nầy nhập giống của tổ chức IRRI từ xứ Phi Luật Tân năm 71-72 gì đó…
Còn gạo đó, gọi là gạo Thần Nông (TN).
Gạo nầy nấu cơm… rất mau thiu, là bởi nó có “3 tháng” nên lúa TN  “chín non” =>>>…giống như “dú ép” cho nên, cơm TN ăn vô hỏng ngon là vậy đó.
So với cơm lúa mùa, thì cơm thần nông, ăn vô “dở òm”, bà chả bà chẹt, lạt nhách.
Do cơm TN dở ẹt, lại bở rẹt, nên không ai dùng tấm Thần Nông để nấu Cơm Tấm.
Cơm Tấm phải nấu bằng tấm của gạo Trắng Tép, Móng Chim Vàng, Nanh Chồn… vv… mới đúng phép…cơm tấm và mới đúng điệu nhà nghề, bà con nói vậy.
Cơm Lúa Mùa, nấu để hai ba ngày, cơm chỉ “khô”… chứ chưa bị thiu.
Nếu lỡ nấu cơm (lúa mùa) hôm nay ăn không hết, thì để sáng mai… chiên cơm nguội với mỡ, để ăn “dằn bụng” thì rất “chắc bụng” khi đi làm đồng.
Ở nông thôn bà con thường ăn sáng để đi “mần” thì ăn như vậy, chớ hỏng ai dám đổ bỏ cơm nguội, vì như thế là “mang tội lút đầu”, bởi gạo là “hạt ngọc của trời”…
Lúc đó… cái lúc trước khi có lúa Thần Nông:
Bà con trồng lúa, trữ lúa trong Bồ Lúa, cần thì vô bồ xúc lúa, để đi xay gạo từng giạ ở nhà máy xay lúa gần nhà. Ở những nhà có ông bà già xưa “kỹ tính”, nàng dâu xay gạo về phải Sàng Tấm, để lấy “gạo trộng” nấu cơm và loại bỏ gạo bể 2 bể 3… đó là Tấm.
Tấm để dành… cho heo hay gà con ăn hoặc để xay bột bằng cối đá quay tay.
Bột xay nầy để… đổ bánh xèo là nhứt hạng…
Hay đổ bột xay lỏng trong bao (bột mì) để “bòng” (bột) cho ráo nước, rồi phơi khô, gọi là Bột Gạo, bột đó, để… để dành, làm bánh trong dịp giổ chạp, tết nhứt…
Bà nội trợ nào có “công dung ngôn hạnh”: Lâu lâu để đổi món, mấy bả lấy Tấm để “làm” món Cơm Tấm Mỡ Hành để ăn cho “lạ miệng” - lạ miệng “tức nhiên”… là ngon lắm đó!
Cũng bởi, trước kia, bà con đã từng “chiên cơm nguội” rồi và dĩ nhiên là phải chiên cơm với mỡ, rồi trong mỡ phải có hành lá cho thơm…=>>>… là “theo”câu hát:
                      Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm…
Trong đồ ăn của dân Việt… cái gì, cũng phải “nêm” hành: Kho cá, nấu canh…
Do đó, ăn cơm tấm với “đồ ăn” là mỡ-hành, thì… trúng phóc…
Trong mỡ hành phải có xí muối cho dịu-dịu, nhưng cũng phải có tô nước mắm đâm tỏi ớt chanh… để chan thêm cho vừa miệng.
Còn nếu là “thần dân” của ông thần nước mặn… thì vô quán cơm tấm, ai muốn chan thêm mỡ hành bao nhiêu… cũng hỏng bị la, như Má hay la:
-   Mầy ăn mặn… rụng tóc… như thầy chùa, cho coi!!!(?!)
Cơm Tấm ăn ngon, một phần cũng do tô nước mắm chiến đấu, để chan thêm nầy…
Nói luôn, trước và sau…
… Năm 1960 (lúc chưa có lúa thân nông) miền nam VN Xuất Cảng cỡ 340.000 tấn gạo, để… kiếm bậy bạ mớ ngoại tệ, rồi lấy ngoại tệ đó, mua đồ, để canh tân xứ sở:
Đó là mua máy móc, thành lập hãng xưởng… tùm lum, để “thủ-bủ hậu chiến”:
Trước tiên là phải “kỹ nghệ hóa nước nhà” và “cơ giới hóa nông nghiệp”… cái đã.
Sau đó, nếu “tình thế êm êm” thì… từ từ tính tiếp, chuyện đâu còn đó, lo gì…(?!)
Thí dụ: Đó là Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa (phải cất ở vùng đất cao) có cất Làng Đại Đọc… đi kèm, để mấy ổng ở đó, rồi vô Khu Kỹ Nghệ mần việc, khỏi tốn xe đưa rước. …<><>>>>… mấy ổng tính toán… kỹ, thấy ớn luôn…
Rồi nào là, ở Khu đó, có hãng xi-măng Hà Tiên, hãng tôn VINATON, nhà máy VIKIMCO, nhà máy giấy COGIDO, nhà máy dệt, nấu thép…vv… tính tròm trèm có gần cả 100 nhà máy, chớ hỏng vừa…
Nghĩa là lo cho tương lai đất nước, để ngẩng cao đầu với thiên hạ năm châu…>>>…
Chớ hỏng lẽ “con của rồng, cháu của tiên” mà chịu… xập xệ, nhược tiểu… hoài, thì chịu đời sao thấu…!!!<><<x>>>>???
Cho nên… phải ráng và ráng làm được cái nhà máy Nguyên Tử Đà Lạt tại… Đà Lạt, còn ở Saigon còn có Nguyên Tử Lực Cuộc ở đầu đường Phan Thanh Giản, phía Ngã Sáu Saigon…
Lúc nầy ở Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là có… nguyên tử mà thôi, xôm hong nè!?!
Đó là chưa nói tới “cái vụ” có dự tính “dài hơi” tại Huyện Đức Tu hay Tân Uyên gì đó, ở Biên Hòa:
Là lập trại lúa để lai tạo Giống Lúa Mới như cách làm của IRRI tại Phi Luật Tân…
Nhưng tình hình chiến sự… thấy ghê quá, nên bất thành… uổng thiệt đó.
Còn nói về gạo là phải nói về (đất và) nước… bởi lẽ người xưa có dặn:
                       Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống…
Nghĩa là làm lúa, thì nước là quan trọng nhứt hạng, bởi Nước Mặn, một khi đã xâm nhập vô đồng ruộng rồi, thì… bà hú nghề trồng lúa…
Do đó, muốn ruộng hỏng bị nhiểm mặn, thì khi “triều dâng” phải… chừa chỗ cho nước triều vô đó trước, mà nó đã vô đó, vô… từ thuở tạo thiên lập địa rồi, thì phải “để yên” cho nó vô, vậy mới…trúng phép địa lợi, thí dụ: Vùng Nhà Bè, cứ để nguyên xi như vậy, đừng nên thò tay vô lấp, hỏng nên thuốc. Bởi lẻ, chổ đó trũng, là “cái rúng” chứa nước.
Lúc triều lên, nước biển vô đó, để lấp đầy… chổ trũng, rồi nó mới… dám vô sông.
Khi trũng đầy, nước mới lần mò tới sông… cũng lâu trên cả tiếng đồng hồ.
Nước triều vô sông lớn, trước tiên, nước bò vô sông nhỏ, bưng, rạch, ngòi… có dài dài hai bên bờ sông từ thuở sơ khai…
Nước biển bò vô bưng, rạch… cho đầy, cũng cả tiếng đồng hồ nữa…
Rồi mới tiến lên “tọa độ” ruộng lúa, thì đã ”hết giờ triều”… thì Nước Giựt Ròng.
Do đó, nước mặn chưa kịp vô ruộng, thì triều “tới giờ ròng”… thì làm sao nước mặn vô ruộng, để mà nhiểm mặn đồng ruộng được chớ, phải hôn?
Bởi Nước Lớn Ròng luôn theo chu kỳ “mấy giờ lên, rồi xuống”… y như trong kinh… của bài thơ dân gian:
             Mồng 1 lưỡi trai.
             Mồng 2 lá lúa.
             Mồng 3 cu-liêm.
             Mồng 4 lưỡi liềm…
             ….(quên khúc giữa)…
             Mười bẩy, Nước Nhẩy Qua Bờ…
             Mười tám nám đống trấu.
             Mười chín… nín con canh.
             Hai mươi xúc cốt.
             Hăm mốt nửa đêm…
Nước-Nhẩy-Qua-Bờ là “Nước-Cường”, nhưng sau đó một hai tiếng là Nước Rút...
Còn Triều-Cường, thì 1 năm chỉ xảy ra vài lần, mà bà con sống ven sông đã biết trước … từ đời tám-hoánh còn ở truồng lận mà!!!
Nên gặp Triều Cường đâu có gì phải la làng, than thở…
Quay lại bài viết…
Khi Xuất Cảng (hỏng gọi xuất khẩu) gạo được xay nhiều, nên Tấm cũng bộn bộn.
Gạo được vô bao (sọc xanh) 100 ký và được chở đi bằng tàu biển ở Cảng Sài Gòn.
Còn Xuất Khẩu là chở bằng xe hơi, đi Đường Bộ… chui “Cửa Cổng” thuế quan, để qua bên kia, nếu chở hàng qua Miên, Lào, Tàu… gì đó…
Lúa được xay ở nhà máy xay lớn ở Bạc Liêu, Cần Thơ…vv…
Còn nhà máy xay Phong Thạnh tại bến Bình Đông:
Nếu xay lúa ngày đêm, nó cho ra 5.000 bao gạo, gọi là Gạo Miền Tây.
Đây là những loại gạo “ngon nhứt hạng” mới cho đi xuất cảng, để bán “có giá”.
Khi ấy, gạo được chia thành 3 loại:
Gạo 25% (tấm) và 15% (tấm) dùng để bán trong nước, còn muốn xuất cảng, phải sàng tiếp, cho gạo “trộng” hơn, chỉ còn 5% tấm…để dể bán ra ngoài.
Cái phần %.... tuột từ 25 xuống 15 rồi còn 5... đó là Tấm và lúc nầy Tấm rất nhiều…
Tấm cũng vô bao 100 ký để bán gọi là Gạo Tấm.
Gạo Tấm cũng là gạo, nhưng… bị nát, nên giá rẻ hơn gạo rất nhiều.
Gạo Tấm xay thành bột, khi bột khô, gọi là Bột Gạo, bán ở tiệm hoặc chợ.
Từ Bột Gạo, bà con làm ra nhiều thứ:
Như…đổ bánh xèo, bánh bèo, làm bánh khọt…tùy hỉ…
Chớ trước đó, muốn có tấm, phải xúc lúa bồ, xay từng giạ, rồi phải Sàng Gạo để lấy tấm…cho gà vịt ăn hay “nấu cháo heo”… cho heo nái, heo con…vv…
Tiêu thụ nhiều Bột Gạo nhứt là các Lò Búng, Lò Bánh Tráng…
Cũng vì Tấm là Gạo ngon (nên nhớ là) gạo ngon mới làm Bột Gạo được.
Bột Gạo làm thành Búng Khô, rồi trộn với Bột Mì làm Mì Khô, Nui…
Vì nó “khô” nên có thể cất (trử) được lâu ngày, thiệt là tiện lợi vô song.
Hồi ấy…
Khi chiến tranh lan tràn, bà con bỏ phải ruộng đồng, xứ sở, rời quê lên Sài Gòn tá túc, lúc nầy Saigon, bổng nhiên, bị cái cảnh… đất chật, lại đông… miệng ăn bất ngờ!!! Nhưng ai cũng phải… điểm tâm sáng, để có sức kiếm sống.
Chạy Giặc làm gì có tiền nhiều để vô cao-lầu điểm tâm hay ăn hủ tiếu tiệm hay cơm dỉa thịt sườn…nên bà con đang bị khó, mà hể khó… liền ló cái khôn, chớ hỏng ai… bó tay chịu chết đói, chết đói… kỳ cục lắm, hỏng thèm…
Buổi sáng, ai cũng “phải ăn”, mà ăn hủ tiếu tiệm tàu thì tốn tiền nhiều! Hỏng lẽ, vì sợ tốn mà nhịn đói, coi sao được, vậy phải kiếm cái gì rẻ rẻ, ăn… cho đở tốn.
Thế là… có người nghĩ cách lấy Búng Khô trụng nước sôi rồi làm nước lèo để ăn, rồi nhân đó, làm “thành” hủ tiếu và bán giá rẻ tại chỗ… (như đã từng làm cho con cháu ăn khi mới lên Saigon)
Sau đó, người khác thấy “coi bộ được được” và cũng nấu hủ tiếu như vậy để gánh đi bán chổ khác: Ví dụ bán ở chợ Vườn Chuối, nhà thương Bình Dân…vv…
Bà con làm vậy, ý là “để kiếm tiền nuôi con ăn học”… chớ hỏng có gì mà lo (?!)
Thế là… phát sinh nghề buôn gánh… di động, một cách khơi khơi…
Vậy muốn ăn no giá rẻ, thì chỉ có Mì Gánh, mà gánh tới tận cửa, ngon hong?!
Gánh gánh mì đi lòng vòng, bán suốt buổi sáng và có khi, vì... ế ẩm, phải bán luôn buổi chiều để “để gỡ sở hụi”…
Mì gánh bán với giá rất rẻ, là bởi bà con nói bán rẻ, để “lấy công làm lời”…
Gánh mì đi bán như vậy, gọi là Mì Thất Nghiệp… (bị thất nghiệp chớ còn gì nửa)
Mà một thời, gánh mì, nuôi sống bà con ở cái thời nhiểu nhương tao loạn!
Còn Mì Gỏ là tên gọi xe hủ tiếu mì bán dạo, của mấy ông tàu gỏ cụp cắc về đêm.
Song song với Mì Thất Nghiệp thì là Cơm Tấm Bình Dân ra đời.
Chuyện Cơm Tấm:
Có lẽ, có thể, hỏng chừng, biết đâu… (muốn đưa ra bằng chứng, bằng cách…ú ớ…cà lăm)
Bắt nguồn từ chuyện… ăn “cơm nguội chiên” buổi sáng từ lúc xưa…
Bây giờ có nhiều Gạo Tấm, giá lại rẻ hơn gạo rất nhiều, cho nên…
Bà con liền “lợi dụng rẻ” và mong “lấy công làm lời” bằng cách mua Tấm về rồi chịu khó lựa kỷ để loại bỏ trấu và đá sạn trong “tấm” để nấu thành Cơm Tấm Bình Dân … rồi bán giá rẻ cho bà con khác ăn sáng, ăn sáng… no bụng, nhưng ít tốn tiền!!!
Cơm Tấm chỉ để “Điểm Tâm” sáng…
Chớ hỏng ai nói “ăn sáng”, bởi nói “ăn” nghe đói khát và phàm phu tục tử quá chừng.
Điểm Tâm là món “Cơm Tấm Bì chan Mở Hành”… rất vừa túi tiền…ít xịt!!!
Mà, ta nói, ta la… mỡ heo, hành lá, (bì) da heo… cũng rẻ, tòn-là đồ rẻ không hà…
Sau đó có thêm Chả gọi là món Cơm Tấm Bì Chả… cho sang sang chút xíu.
Sau đó nữa, có thêm Quán Cơm Bình Dân, bán giả rẻ cho… người bình dân ăn trưa.
Ở quán nầy, ngoài Cơm Dĩa (gạo nguyên hột), Quán Cơm Bình Dân còn có Cơm Tấm (đúng nghĩa là toàn là Tấm) ăn với mỡ (xào với) hành lá có thêm xí muối cho mặn-mòi… mà mấy ông cố nhỏ… của tui, cho là…ngon bá chấy con bù chét lửa!!!
Hồi đó và cũng chỉ có hồi đó:
Ở khoảng giữa Lăng Ông Bà Chiểu và Cầu Bông, kế bên trường Trung Học Nữ Lê Văn Duyệt. Ngã Ba Chợ Hòa Hưng (còn nhiều chỗ nữa) có chỗ bán Cơm Tấm Bình Dân “ngon nhứt hạng”, đó là theo sự đánh giá của mấy cha… vua ăn cơm tấm “bình dân”… chuyên nghiệp, chổ nầy, ăn xong có kèm… trái chuối la-sét, đã đíu thiệt!
Kể xí chuyện xưa nghe chơi…
Hồi năm 1963… lúc ông Diệm còn làm Tổng Thống, có Quán Cơm Xã Hội ở gần trường Lê Văn Duyệt, quán cơm nầy bán “đồng giá” một dỉa cơm là 2 đồng (lúc nầy hộp diêm quẹt hiệu “con chim” cũng bán đồng giá 2 đồng trên toàn quốc) và giới bình dân lao động, xích lô, dân đạp xe 3 bánh, thường vô ăn…hà rầm!
Hoặc giả, lâu lâu học trò láu háu, cũng lết vô ăn thử cho biết “thế nào là cơm bình dân”…coi có ngon hơn ở nhà hong, mà bà con ăn trưa đông dử vậy!
Quả là con nít… cà chớn thiệt đó.
Tụi nó rủ nhau vô đó “ăn thử”… rồi mới biết, ăn trưa mà cũng có Cơm Tấm… nữa nè bà tám, mà Cơm Tấm thì… ai hỏng ham, vậy là tụi nó trúng tủ rồi, đã thiệt nha…
Lúc đó tụi nó gọi là “cơm 2 tì” hay “cơm 2 tíc”… là đồng hạng 2 đồng 1 dỉa.
Vô đó, ăn tha hồ, no mới thôi và không cho “bỏ mứa”, cơm đã có trong dỉa thì phải ăn hết, nếu cố ăn…<>>>>…mà ăn hỏng hết, thì bị phạt thấy bà nội, tụi học trò nói vậy.
Tụi nó vô đó… chỉ ăn ròng một món Cơm Tấm Mở Hành đó bà con ơi…
Dỉa Cơm Tấm do mình tự bới vô dỉa tùy mình, ăn bao nhiêu cũng được.
Còn đồ ăn thì có bì, chả, thịt…và nhứt là nước “mở hành”…
Cơm Tấm Mở Hành là món ăn mà học trò nhỏ trung học…mê như điếu đổ:
Bà con lao động vô Quán Cơm Xã Hội ăn cho no bụng để…cày, còn Học Trò Đệ Thất Đệ Lục vô ăn cơm tấm, để “ăn mặn”…cho đã cái bảng họng…<><>?>?!!!
(chớ ở nhà ba má anh chị…có ai quởn để nấu cơm tấm…dài dài, rồi còn phải làm Mở Hành…cho nhiều, để cho tụi nó ăn…cho sướng cái miệng bằng Quán Cơm)
Cũng có thằng chê cơm tấm mở hành, vì thằng nầy hỏng biết bịnh gì, mà khi ăn mở với hành, nó nói “nóng cổ” chịu hỏng thấu, vậy là thằng nầy bị…lổ rồi nha.
Tụi nó, mấy thằng học sinh đệ thất, lục…trưa đói bụng…hỏng chịu về ăn cơm nhà, tụi nó rủ nhau đi ăn “cơm xã hội”…để bỏ cơm nhà, là…bởi-tại-bị-vì…>>>)))…
…>>>…vô quán cơm bình dân, để được Ăn =>>> Mở Hành nhiều hết ga đó đa.
Món Mở Hành…rất dể làm:
Mở là mở heo…luộc chung với Lá Hành xắt nhỏ, có thêm xí muối…thế là xong!
Tụi nó vô cửa, móc túi đưa 2 tì (đồng) rồi tà tà tới đống dỉa, lấy cái muổng và tự động bới Cơm Tấm vô dỉa, rồi cũng tự động tới thau Mở Hành…tha hồ chan vô dỉa cơm, thằng nào ăn mặn quen thân, chan tới vài muổng bự…để cho đã cái họng thèm…
Cả đám bưng dỉa cơm mở hành tới bàn, thế là Đá Cơm…no cành cái bụng!
Ăn…bậy bạ vậy mà thấy ngon…hơn ăn đám giổ đó nha…
Nếu thấy…còn đói, thì…cứ ăn tiếp, phẻ re, nếu Bỏ Mứa thì…coi chừng:
-         Tao nói rồi, xúc cơm cho cố, mà bây bỏ mứa…là chết cha với tao…
Bà bán vé lấy tiền vô cửa nói vậy, còn tụi nó thì:
-         Ê…ốm con, bụng mầy có chút chéo, ăn sao hết..
-         Xời…tao chơi vầy, hỏng chừng…chơi thêm dỉa nửa đó con…
-         Má ơi…
-         Ê ê…còn mầy sao “ăn mặn” dử thần ôn vậy…
-         Tao…khoái ăn mặn, uống đậm, nhưng vác nhẹ, lại đi chậm…
-         Ông cố nội mầy…
-         Hì hì…tao cũng…e nắng, kỵ mù sương…
-         …<>?>?>???...
-         …nắng nghỉ, mưa ngủ, mát trời đi chơi…
-         …?!...(*(*(o))))…(vua nhớt)
Sau non…nửa thế kỷ tuyệt tích giang hồ, rồi bổng gặp lại ông thần…nước mặn hồi “trào” ăn cơm tấm thuở xa xưa, nó vẩn ốm nhách và quang trọng là, nó vẩn còn …sống nhăn, nhưng móm sọm, già khù…
-    Con người, ngẫm ra…có số như giày dép…hén…(?!)
-         Sao mậy, còn ăn mặn hôn đó?
-         Hỏng ăn mặn…sao sống???
-         Tời tời…
-         Khửa khửa khửa…

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341