Chuyện Lặt Vặt

 

  Đặt Bung

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
 

Đặt Bung từa tựa như Đặt Lờ, Đặt Lọp, Đặt Trúm… vv… để bắt cá.

Nhưng bà con còn gọi là Đánh Bung hay thông dụng hơn, kêu là Oánh Bung.

Thí dụ:

-  Ê Tèo Lự, bữa (tối) nay mầy Oánh chỗ nào?

-  Tao Oánh chỗ Biềng ông Tư.

Bung là dụng cụ dùng “đặt” trên mặt sình, để bắt cá trê ở dọc theo bờ sông (Bung là danh từ địa phương?)

Nói một chút về “bờ sông”…=>>>…đó là chổ cá trê trú ngụ và tìm Đồ Ăn.

Còn Mồi là thức ăn mà “mình” đem cho cá ăn, để…mình bắt nó!

Hồi đó, sông Chợ Cầu, chảy từ Cầu Trường Đay qua Chợ Cầu rồi qua cầu Tham Lương…là chổ để Đặt Bung hay Oánh Bung.

Sông Chợ Cầu, xưa kia, khoảng năm 1975 trở về trước, có chu kỳ nước ròng-nước lớn, cũng có tiếng (chim) Bìm Bịp kêu lúc 10 giờ sáng khi nước sông bắt đầu chảy lớn…

Câu hát ru em: Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi.

                        Buôn bán không lời chèo chống mỏi tay.

Khi ấy, nước sông trong-vắt, dòm muốn thấy tận đáy sông, là chổ cho tụi con nít “ở truồng tắm sông”…cũng là chổ để tụi nó bắn dàn thung qua lại, để “phân biệt chủng tộc” với “lý lẻ tầm phào” là tụi “bên nầy sông và bên kia sông”…Vậy đó…khổ ghế!!!

Hai bên bờ Sông Chợ Cầu là rừng cây rậm rạp, gồm có cây thân gổ như Sơn, Bần, Điều, Bình Bát, Dành Dành…vv…và vô số dây leo chằng chịt…

Sát mí nước sông là ô rô, cóc kèn…và đặt biệt là cây Rau Mướp (mớp) cọng (của lá) Rau Mướp chẻ nhỏ, ngâm Hèm Rượu (cho chua) rồi chiên, ăn cơm Rau Mớp với cá trê chiên “dằm nước mắm” là ngon vô số kể…

Kề sát bên bờ sông Chợ Cầu là Ruộng Biền, không thể cấy lúa vì toàn là sình lỏng, gọi là Sình Bộng. Sình Bộng là chổ sình loảng, có Cỏ Chát, Cỏ Nước mọc thành từng đám, đeo dính nhau thành Dề, đứng trên Dề Cỏ…nhúng thử, thì Sình Bộng rung rinh như có sóng nhẹ, chổ nầy ít ai dám đi. Lọt Sình Bọng là coi chừng…khó thoát!

Kề sát Ruộng Biền là Ruộng Bưng. Bưng thường có Cỏ Năng, Cỏ Năng có lá bọng ruột như lá hành, dài cở 2 gang tay và lớn gần bằng cây nhang. Đây là chổ để cá Lia Thia, Bảy Trầu làm chổ đẻ trứng, cũng là chổ để tụi âm binh vớt cá Lia Thia về nuôi trong hủ keo.

Ruộng Bưng cấy lúa rất khổ công, vì ruộng bị lún, ít ai dám cho trâu cày, nên gia chủ phải “cuốc ruộng” để cấy lúa, cái cuốc đó, có tên là Cuốc Dầm, cuốc dầm có đầu lưởi nhọn, để cuốc từng cục đất một, gọi là Dầm Ruộng (thay cho cày ruộng)

Ruộng Bưng thường có Đỉa, Đỉa bự cở cườm tay gọi là Đỉa Trâu, đỉa cở ngón tay gọi là Đỉa Mén. Lạ cái là con Đỉa nhỏ có chút chéo, nhưng 10 người, thì hết…phân nửa sợ đỉa!

Kế Ruộng Bưng là Ruộng Triền, có khi gọi là Ruộng Bật Thang…

Gọi “bật thang” vì miếng ruộng càng xa con sông thì ruộng càng cao hơn miếng dưới.

Ruộng Triền đất có màu đen, gọi là Đất Đen và khi khô, nó vót cục cở ngón tay, gọi là đất Cức Chuột, nó tròn giống Thèo Lèo Cức Chuột để đưa ông táo ngày 23 tháng Chạp.

Ruộng bậc thang cao lên từ từ là tới Ruộng Trủng rồi tới Ruộng Gò, kế Ruộng Gò là Đất Vườn…để cất nhà, trồng rẩy tháng mưa…

Bây giờ xin quay lại Bờ Sông, là nơi có sình để Đặt Bung để(chỉ)bắt(toàn)Cá Trê và cũng có khi có Lươn…

Con sông Chợ Cầu là sông thiên nhiên, nên hai bên bờ sông toàn là sình, khi ra vùng Tây Thạnh bờ sông…cứng còng, vì “sông” do quân Tây Sơn Nguyễn Huệ đào hồi xưa…

Khi nước ròng, nhứt là ngày 25 tháng Chạp (âm lịch) thì nước ròng Sát Đáy (sông), để lộ hai Bờ Sình kéo từ bờ xuống lòng sông, giữa lòng sông là…cát, dẻ ngắt!

Sình hai bờ sông là chổ trú ngụ và cũng là chổ để Cá Trê “nhủi đầu” để ăn Trùng Chỉ trong bờ sình của sông, cho nên Đất Sình là “nhà ở” của Cá Trê…

Cá Trê có 3 loại:

1-    Cá Trê Trắng:

Có da màu…trắng đục, sống theo bờ sông, ruộng biền, là loại Cá Trê có thân lớn, có con nặng tới 2 hoặc 3 ký lô. Cá Trê Trắng khoái ăn mồi thúi, nếu nghĩa-địa nào chôn chổ ngập nước hay gần bờ sông, tháng mưa nước tràn vô nghĩa địa, nếu mả mới chôn, thì …mở người chết hay chất gì đó, nổi màng-màng màu vàng trên mặt nước…thì cá trê trắng mò tới cả bầy trong suốt mùa mưa…

Do đó cũng…như do vậy, bà con ít ai ăn thịt cá trê trắng, là vậy!

2-    Cá Trê Vàng:

Cá Trê Vàng còn gọi là Cá Trê Ghe=>>>là bởi cá trê vàng được chở trên ghe để đi bỏ mối cho vựa cá ở các chợ trên thành phố.

Cá trê vàng sống nhiều nhứt ở sông rạch hào, ở miền Hậu Giang, nên nó…đi ghe, nên gọi là Cá Trê Ghe.

Cá Trê Vàng nhỏ con, nó lớn hơn ngón cẳng cái nhưng nhỏ hơn cườm tay người lớn và thân dài cở 1 gang tay.

Gọi là Cá Trê Vàng, nhưng lưng nó màu đen, chỉ phần bụng cá có màu…vàng nghệ.

Cá trê vàng là loại cá trê…ở dơ, nhưng “ăn sạch”, nó sống trong bùn, ăn trùng và nó khoái mối Trứng Kiến Vàng của Cá Rô, nên dân Câu Rô câu bằng Trứng Kiến, muốn tó cá trê vàng thì móc mồi trứng kiến và phải “quậy bùn”…Nghĩa là phải làm cho “vùng câu” nổi sình, khi ấy, nó…xì bọt, mò tới, gặp mồi trứng kiến là ăn, hỏng bỏ…

Món Cá Trê Vàng chiên giòn, dằm với nước mắm đăm tỏi ớt chanh, ăn chung với ngọt bí (rợ) luôn là…có bửa cơm bá chấy, sạch nồi!

3-    Cá Trê Dừa.

Cá Trê Dừa bự nhứt cở trên 1 ký đổ lại, da màu “xám, đen lờ lợ”…nên rất khó tả cho dể hiểu…Cà Trê Dừa vô Bung nhiều nhứt.

Cá Trê Dừa chiếm đa số Cá Trê ở Miền Nam, ở đâu cũng có cá trê dừa…

Mùa mưa cá trê (dừa) lên ruộng hay vũng, hầm, đường mương…sanh đẻ, hết mùa mưa “cá trê về sông” theo cơn mưa cuối mùa trong câu “ngày 23 ông tha, bà hỏng tha”

Chổ ở…trường kỳ của Cá Trê (dừa) là chổ sình hai bên bờ sông…

Hai bên bờ sông đều có sình và trong sình đó là chổ sống của Trùng Chỉ-là con trùng nhỏ bằng sợi chỉ, dài cở lóng tay. Cá Trê sống…khỏe ở sông là do nó “nhoi đầu” vô sình để “sục-bùn” để ăn Trùng Chỉ, nhưng nó cũng hỏng từ Trùng loại sống ở Ruộng-Vườn…

Cho nên dân câu “đào trùng” đi câu cá trê là vậy…

                               oOo

Cái Bung…hình thù như thế nào? Tả đại như vầy…cho dể tả:

Hình thù cái Bung…giống đầu đạn súng đại bác 105 ly…cưa đầu.!!!

Giống vậy, nhưng nó có bề-hoành lớn hơn một ôm tay, cao ngang ngực, đít bằng như cái Đục, còn đầu vát ngang, chừa chổ làm cái Nấp Bung và cũng là chổ để đựng Mồi Bung và cũng để cho cá trê khỏi tong ra khỏi Bung.

Cái Bung chiến là cái Bung…được đương bằng nang tre gai, loại cây già đỏ.

Cách đáy Bung chừng 1 tất tây, ở bên hong, có cái hay Cửa Bung để cho cá vô Bung.

Cửa Bung này hình chử nhựt, cao hơn 1 gang, rộng cở 3 ngón tay.

Ở cửa vô nầy, có “treo” Cái Hom để cho cá trê vô=>>>nhưng cá không ra được.

Mường tượng hình thù Cái Hom nó “bí” cá trốn ra=>>>như đan ngón 10 tay vào nhau.

Nói đại khái về cách làm Cái Hom, ở cửa vô của Cái Bung Cá Trê, như sau:

Dùng tre gai già, vót nang tròn cở chiếc đủa, dài hơn 1 gang tay, một đầu chuốc nhọn còn đầu kia có cái khất để cột nhợ, cho nang-cách-nang chừng 1 phân và “nức” thành tấm “sáo” và làm 2 tấm và treo tòn tên ở cửa vô, canh làm sao cho “bình thường” thì hai tấm nan phía đầu nhọn đó, đấu nhau như “đang ngón 2 bàn tay”, để cho cá “chen vô” thì được, rồi khi vô bung xong, 2 tấm sáo đó “đan” lại, nên bít đường cá ra…

Bà con chỉ Đặt Bung bắt cá vào ban đêm…

Dân chuyên nghiệp Đặt Bung còn phải biết lúc nào nước sông lớn và ròng, và mực nước

cao và thấp cở nào để Đặt Bung cho thích hợp:

Nếu không, mực nước sông sẻ cao hơn Cái Bung làm Cá Chết Ngộp và mực nước thấp hơn Cửa bung thì cá trê không thể vô bung, vì vậy mới có chuyện canh để Dời Bung.

Chổ đặt bung phải đóng giàn để ngủ cũng là để Canh Bung cho khỏi bị trộm Trút Bung.

Đánh Bung ăn tiền là món Mồi Bung, đó là làm mồi để nhử cá trê Vô Bung:

Mồi Bung thường là cá biển tươi=>>>để cho sình-chương=>>>vừa chuyển qua mùi thúi.

Bằm Trùng Hổ phơi 1 nắng, cho ươn (phình lên)=>>>để lấy mùi tanh.

Cá trê rất mê mùi tanh của trùng hổ và mùi “hôi” của cá biển.

Cá biển sình và trùng ươn bỏ vô hủ keo chế nước cho ngập: Thế là có mồi để đánh bung.

Khi đánh bung, nấp bung là cái gáo dừa có soi lổ, để bỏ mồi và cái lổ đó rỉ nước mồi vô trong bung, cá trê nghe “hơi” liền chen nhau vô bung…là bà hú nó.

Mồi đó là của dân…a-ma-tưa văn nghệ, chớ chưa phải là dân nhà nghề chánh cóng (?!) – mấy ông thợ đánh bung nói vậy=>>>thì hay vậy…chớ hỏng ai dám cải mấy ổng.

Chớ nhà nghề thiệt thọ, thì còn phải thêm vô hủ mồi nào là A Dao, A Quì…và những “chất” bí mật khác mà mấy ổng dấu kín, có chửi cha, mấy ổng cũng…hỏng khai!!!

Mùa mưa là Mùa Bung, dân đánh bung, tối nào cũng…phải đi, nếu hỏng đi, nó “ngứa nghề” ngủ khỏng-được…(?><>??!!)…Khổ thế…cơ!!!

Đánh bung bửa nào trúng, thì được cả thúng cá trê và một hai con lươn, bửa trật cũng được vài ba ký, đem bán để lấy tiền độ-nhựt và còn lại mấy con lươn…nửa=>>>

…>>>…nghĩa là…hí hí…có mồi “lươn um” để nhâm nhi vài xị rồi nè…bà tám!

-  Uống rượu hoài vậy ông??? Bà vợ thấy chồng bù khú, liền hỏi ngược.

-  Úi chời chời, tụi tui chỉ “nhâm nhi” chớ đâu có “uống” nhiều mà “má sấp nhỏ” cứ cằn nhằn cử nhử” hoài vậy chớ? Ông chồng lẻo mép, nói né…nghe cái rét!

Bà vợ nghĩ trong bụng…như vầy:

-  …(?!)<>(///)…(dịch đại là “lần nào cũng trả lời vậy, mệt thấy mẹ…ông luôn”)

Có một “giai thoại” mà tới ngày hôm nay và mãi mãi về sau chắc còn kín như bưng:

Trong…thế giới đánh bung, có chuyện như sau:

Trong xóm số người Đánh Bung…không nhiều, nhiều bằng…mấy ông Câu Cá!!!

Số cá trê đánh bung được hàng đêm của mấy ổng, ngang ngửa với nhau, nên mấy ổng tìm hết mọi cách, mọi mánh khoé, mọi chiêu thức để làm mồi, để cho cá trê vô bung cho hơn bạn bè, nhưng dù sao cũng không hơn nhau bao nhiêu. Vậy nên, xảy ra chuyện sau đây:

Trong số Dân Bung có lảo Chín Bò (nhà có xe bò) có bửa cá vô bung hơn thiệt hạ và lảo Chín Bò có tật hay “nổ” nên mười mấy ông đánh bung trong xóm không ưa dả, nhưng bó tay…và mấy ông kia tìm cách “phá” dả chơi cho bỏ ghét, nhưng chưa tìm ra cách phá.

Trong nghề đánh bung, mồi có “mùi lạ” thì thường cá trê ít vô bung, do vậy ít ai dám Thay Mồi Khác…do đó, quanh đi quẩn lại, mồi chỉ có bấy nhiêu mùi…

Rồi chuyện “thiên bất dung gian” xảy ra:

Lấy cái vụ “mồi lạ” hay “mùi lạ” thì cá-trê-không-vô-bung…làm gốc…=>>>…

Và có 1 ông, không biết ông nào, trong 10 mấy ông đó, âm thầm “mần” cho lảo Chín Bò một vố “mồi lạ” để phá lảo Chín chơi, chơi vậy, quả là chơi độc thiệt tình.

Nhưng hỏng ngờ…đêm đó, cá trê vô Đầy Bung lảo Chín Bò…

Thế mới “thắt họng heo” mấy ông kia, bởi bung của mấy ổng khổng có con cá trê nào vô…để “mần thuốc”…thiệt là chuyện kỳ-đời quá đổi, câu chuyện như sau:

Đêm đó, cái đêm lảo Chín Bò “trúng cá” đầy bung, lảo…phải kêu vợ xuống khiêng bung đem về, vì mình lảo không thể nào Gánh Bung về nhà cho đặng!

Mấy ông oánh bung chung bửa đó, khỏng biết tại sao đêm nay cá vô bung lảo Chín quá dử=>>>cá vô Nghẹt Bung là chuyện lạ hoắc trên đời, nhưng không ai biết tại sao!

Khi Xổ Bung cho vợ gánh cá trê đi bán, bà con tới coi đông nghẹt, vì cá vô gần đầy sát miệng bung làm cho một mớ cá chết ngộp…

Đầy Bung có nghĩa là cá trê vô bung, cở cả chục thúng cá…là chuyện hiếm.

Khi xổ cá, lảo Chín Bò thấy trong đáy bung có một mớ Rau Mớp chiên còn thấy rỏ cọng, mà mồi lảo làm, làm gì có rau mớp trong đó…mà có, nên lảo nghi nghi…(?!)

Rau Mớp là loại cây có lá như cây khoai môn, nhưng lá có đầu nhọn và cọng lá và mặt dưới là toàn…gai là gai, nhưng lá còn non, chưa “nở lá” thì gai mềm, bẻ cọng đem về chẻ nhỏ xắt khúc ngâm trong Hèm Rượu rồi…chiên lên, ăn nó với Cá Trê Chiên Dằm Nước Mắm ớt chanh đường, thì nồi cơm…bửa đó cạn sạch.

Khi lảo Chín Bò thấy Rau Mớp nằm dưới đáy bung, lảo hiểu ngay…cớ sự, và cũng liền tại sao bửa nay cá vô bung đầy nghẹt…

Bà con coi cá bửa đó, cũng biết lý do cá vô đầy bung là do “mồi rau mớp” mà ra.

Một thắc mắc…được nêu ra trong bàn dân thiên hạ, nghe rất chí lý:

Đêm đó “thằng mắc dịch” nào ăn cơm với rau mớp mà Chột Bụng…ỉa chảy (xin lổi) rồi “nó” nhè bung của lảo Chín mà…ỉa vô…(đây trời)…

Ý của cha đó, là ỉa như vậy, cho bung của lảo Chín Bò sẻ “khác mồi” để cá không vô và để “trộ” lảo một bửa cho vui, hỏng ngở…thiên bất dung gian, cá nhè vô quá xá ể…

Chuyện vở lở…nhưng không ông nào chịu mình đã “ỉa bung” lảo Chín!!!

Thế là, do cái vụ “mồi lạ cá vô bung”, nên mấy ổng…cũng âm thầm ăn cơm rau mớp chiên dằm cá trê nướng, rồi…(má ơi)…mấy ông…híhí…tự ỉa vô bung mình!!!

Nhưng đêm đó…cái bung của ổng trống không…ối chời chời!

Hỏng ngờ, mười mấy ông kia, kể luôn lảo Chín Bò cũng “tự động” ỉa vô bung của mình để hòng…kiếm chác (?!) nhưng ỉa thì cá khỏng-vô…mới thắc họng heo cả đám!

Sau đó nửa, mấy ông xỉn xỉn, khai thiệt chuyện riêng trong đám giổ, mới lòi-chành…

Rồi mấy ông “tóm lại” là: Muốn Ỉa Bung cho cá vô, phải là “chột bụng thiệt” rồi “ỉa chảy thật” thì mới có-cơ, có cái “cái mùi thúi lạ” để “hạp” với lủ cá trê…

Và mấy ông đó, tuy ông nào cũng…gan cùng mình, nhậu tè le…chết bỏ, nhưng không ông nào biết=>>>làm cách nào để…”ăn rau mớp ỉa cho chảy re re thật sự”…cho được, nên mấy ổng đành bó tay…thúi ruột cười trừ!

Và chuyện Ỉa Bung…có từ dạo ấy…

Và tới nay cũng chưa có ai “thành công” về chuyện, tự “bị” ỉa chảy, để ỉa vô bung.

Quả là chuyện đời có những chuyện oái oăm không thể tưởng tượng hay nghĩ ra…

Nhưng cái đám “hậu sanh” dù gan cách mấy, dù nói dóc vàng trời mây…

Cũng không thằng nào dám, tự…ỉa thí nghiệm hay ỉa…cho chảy, để coi thử ra sao(?!)

Ta nói, ta la…tụi nó chớ hề dám…

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341