Chuyện Lặt Vặt

 

  Đờn Ca Sài Gòn

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
 
Bài nầy viết ra… Với ý nhỏ là “để trả lời” cho mấy bạn trẻ, hay hỏi hỏi:
-   Sao mấy ông (già) vậy, mà-ai, cũng biết ca ro ro nhiều bản quá vậy?
Muốn trả lời cho suông câu hỏi nầy, cũng hỏng dể, nhưng chẳng lẻ báy-to bó tay!?
Bó tay, thì làm sao múa rìu, quơ gậy, để nói dóc mua vui cho Quí Độc Giả?
Vậy thì: Xin mạn phép=>>>xách rìu, vác gậy…ra múa vườn hoang=>>>…
                                 oOo
Phải nói lòng vòng một xí, để bắt trớn:
Bạn bè nhậu sần sần “nghe trên sân khấu” đờn ca ỏm tỏi, nổi hứng, hỏi…để cải:
-   Tao đố tụi bây: Hát Bộ hay Hát Bội, chử nào trúng: Bội hay Bộ?
Muốn cải cho trôi, mấy chả, tụi nó, mò vô dân gian=>>>để cải lấy được, cho trôi:
Trong dân gian có câu ru em:
      Trồng trầu thả lộn dây tiêu.
      Con theo Hát-Bội, mẹ liều con hư.
Cũng có câu “tả thực tứ đổ tường” về “ông tiên” hút thuốc phiện tại nhà và…ông già say rượu la ó rùm ben:
     Có thằng chồng ghiền, như ông tiên nho nhỏ.
     Ngó vô nhà, lửa đỏ lửa xanh.
     Có thằng chồng say như trong Chay ngoài Bội.
     Ngó vô nhà như hội tầm dương.
“Giải” đại (khái) mấy câu thơ bên trên, như ở dưới đây:
Mấy ông chơi thuốc phiện, khi hút phải dùng “que” (!) để mồi lửa trên ngọn đèn dầu phọng, nên thấy ngọn lửa cháy leo lét…chuyển từ đèn dầu qua cây que (quên tên) thì thành ngọn đỏ ngọn xanh, bởi do ổng đương “ngây ngất” thuốc phiện…
Lúc nầy…ông thần nước mặn đương thành tiên, hóa phật, bay lơ lửng 9 tần mây.
Đúng là mấy ổng cho rằng mình là tiên, tiên…nho nhỏ thôi, nhưng là Tiên Nâu!
Còn ông chồng say, mà lại khó tánh, quí…ổng, khi nhậu tới-chỉ, thì về nhà nổi điên, hò hét, múa may quay cuồng, như đình chùa có Hát Bội, hay (cúng) Làm Chay tại gia…
Người xưa thấy riết cảnh đó, mới thật là “ớn ăn” quá cở và cho ra câu thơ trên.
Xin lổi quí huynh=>>>say…mà hiền, lại nhè có bà vợ dử như quỉ sứ, thì dù có cho vàng, quí huynh cũng hỏng dám “làm chay hát bội” gì ráo, đó nhen…
Bởi…bổn tánh hiền, nếu lở sỉn, lết về nhà thì quí huynh nằm im, gòng mình chịu trận.
Mà “trận” nầy chính do bà-xả hà-đông, nổi cơn tam bành gây chiến…hehehe.
Từ mấy chuyện trên, bàn nhậu bửa đó quyết định, là Hát Bội chớ hỏng phải Hát Bộ.
Láp giáp mấy câu bên trên, giờ nói vô bài viết.
Như hồi xưa…
Ở Miền Nam VN thân yêu, có hai thứ để Hát và để Ca:
Đó là Hát Bội và Đờn Ca…
Còn hai tiếng (đờn ca) Tài Tử thì, đại khái…lý lịch của nó…tàm tạm như sau:
Hồi nẳm, khi rạp chớp bóng cho chiếu phim tây tùm lum ở Saigon, thì người ta nói, báo viết hay trong Tự Điển cho biết:
Nam diển viên đóng vai chánh trong phim, thì gọi là Tài Tử (Màn Ảnh)
Nử diển viên đóng vai chánh trong phim, thì gọi là Minh Tinh (Màn Bạc)
Và rồi còn đặt tên mới, như rạp chiếu bóng thì gọi là Màng Ảnh Lớn, còn TV trắng đen thì gọi là là Màn Ảnh Nhỏ, đó là chuyện…sau nầy, chớ trước đó:
Bà con vẩn nói: Đờn Ca Vọng Cổ (để phân biệt với Đờn Ca Tân Nhạc)
Còn kêu “đờn ca tài tử” là “lâu, lâu mãi” về sau nầy mới gọi.
Chớ thật ra, tài tử, minh tinh là người đóng phim, nó đâu có “ăn nhậu” gì tới Đào Kép là người Nam hay Nử, ca trong Đờn Ca Vọng Vổ…của mình=>>>mà ghép vô…
Bài viết nầy…hỏng nói về Hát Bội.
Chỉ “ba đía” về Đờn-Ca mà thôi.
Cho dù là nói-dóc đi nửa, nhưng khi viết bài, cũng phải vận dụng hết sạch 72 phép tề thiên, rồi còn moi móc “cái sự nhớ” đã nửa thế kỷ nằm im trong óc, dù cho lấy xà ben đào mấy…lổ để coi đi nửa, thì cũng chỉ đáng…gải ngứa sau ót mà thôi, như sau:
Chuyện “ca hát” thịnh hành nhứt trong dân gian miền nam VN khi xưa, có 2 thứ:
Cổ Nhạc và Tân Nhạc.
Cổ Nhạc.
Cổ Nhạc là nhạc của người Việt tự chế ra để…ca chơi trong xóm trong làng(?!)
Ông Sáu Lầu là lảo tiền bối của Bản Cổ Nhạc, đó là bài có tên Dạ Lổ Hoài Lang.
Dần theo thời gian, mấy ông Thầy Đờn chế thêm ước chừng<//> 20 Bài Bản nửa…
Bà Con khoái ca hát là do, có…máu văn nghệ, đã quởn, rồi rảnh và còn phải có tiền dư ăn dư để, thì mới an lòng ăn-chơi đờn-ca xướng-hát được.
Nói hỏng phải nói=>>>chớ bửa đói bửa no, thắc tha thắc thỏm, phải mót củi, đốt lá cây để chụm lửa, rồi phải mò cua bắt ốc để kiếm ăn…thì bụng dạ đâu mà đờn ca hát xướng cho nổi…mà ham.
Lúc ấy, đồng ruộng miền Cữu Long Giang rộng minh mông thiên địa, tới mùa cấy lúa, bà con cấy hái xong là rảnh, ngồi nhà ngó ra, nếu không…thì nhậu, nếu hỏng nhậu, thì…
Thế là tụ tập “đờn ca xướng hát” cho vui cửa, vui nhà, chớ biết làm gì hơn!!!
Mà hồi…xưa nửa, ông bà gọi đờn ca xướng hát là Tứ Đổ Tường…nên bị kỵ!
Ngẫm ra mấy câu thơ ghiền, thơ say bên trên…kia, chưa xưa lắm, nó mới có…gần gần đây thôi, nó có từ cái thời có thuốc phiện và có đờn ca trong dân gian…
Hỏng hiểu sao…
Đờn ca (hồi đó) còn gọi là “đờn-địt”…<><>??? (hỏng nói thêm, kỳ-lắm)
Còn Hút, thì nói “hút-xách” =>>>???
Hỏng lẻ, dân ghiền tới cử>>>gặp cái gì, thì Xách cái đó đi bán để có tiền “đi hút”???
Cho nên, Hút (s)Xách, là hể…hút-là-phải-xách=>>>xách đồ đi bán? Biết đâu nà!!!
Đã vậy, rồi còn thêm câu: Xướng Ca Vô Loại…để châm vô nửa thì…>>>…
(nghĩa là) ông bà xưa hỏng thích Đờn Ca Xướng Hát gì ráo(?)
Nhưng trong dân gian lại (vẩn) cứ đờn, cứ ca…tùm lum đây đó, thì(&@&)chịu thua!
Nên Ông Bà xưa đành bó tay, cho nên Đờn-Ca mới nẩy nở, sinh sôi tới bây giờ.
                                     oOo
Sau đây có vài hàng qua-loa, giống như vừa đi xe đạp, lái 1 tay, vừa né người đi, vừa nghía Đường Hoa Nguyễn Huệ trong dịp Tết tại chốn Sài Thành hoa lệ năm xưa…
Saigon năm xưa, hồi đó…
Ở đây, nói Đờn Ca, là nói “vùng ngoại ô Saigon” là Long An, Cần Giuột, Cần Đước, Gò Vấp, Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức…vv…
Còn “cái rúng” là Saigon thì có Hát Cải Lương…thì cũng là đờn-ca chớ gì!
Bởi ở Saigon mới có Rạp Cải Lương, có Đoàn Cải Lương…
Đờn Ca…chơi chơi vậy, mà cũng có 2 “phe”:
1- Người nầy đờn, người kia hát.
2- Một mình: Tay đờn, miệng ca.
Lưu ý là dân gian chỉ nói Đờn Ca chớ hỏng ai nói “đàn-ca”…
Và Đờn Ca cũng có 2 thứ:
Đó là Đờn Vọng Cổ và Đờn Tân Nhạc (chưa kể đờn Hát Bội, đờn Đám Ma…)
Còn nếu “nhập chung” 2 thứ lại, thì nảy sanh (về sau) loại thứ 3.
Đó là Tân Cổ Giao Duyên:
Mở đầu bản vọng cổ “tân cổ giao duyên” (hay chấm dứt) thì hát Tân Nhạc, rồi sau đó Vô Vọng Cổ và ca chỉ 4 câu vọng cổ mà thôi.
Trong bản-chánh (gốc) của Vọng Cổ (chỉ) có 6 câu>>>mà phải thuộc như cháo hết 6 câu rồi còn “rành”…nghe đờn, mới hát hết 6 vọng cổ được và từ đây mới đẻ ra câu nói:
-   Mầy hỏng biết nó, chớ tao, thì tao rành nó 6 câu vọng cổ luôn.
(nghĩa là ý nói, tao biết “tỏng” mầy hết rồi con ơi, đừng nói dóc, nha mậy)
Tân Cổ Giao Duyên là tác giả “mượn ý và hồn” của Bản (tân) Nhạc đồ-rê-mi-fa-sol nào đó để nương theo “nội dung” mà soạn ra bài vọng cổ…
Còn nếu “chẻ nhỏ” nửa, thì có:
- Độc Tấu là (buồn buồn) đờn khơi khơi, hay đờn biểu diển mà hỏng có ai ca.
- Ca mà hỏng có đờn, gọi là Hát Nghêu Ngao (nói vui là ca chay)
- Còn Ca mà…hỏng ai chịu đờn, gọi là Ca Một Mình=>>>vì ca dở ẹt(?!)
- Và tay-đờn miệng-ca, là ý (hắn) muốn khoe tài mọn…”để nhử con nhỏ”...(hìhì)
Vọng Cổ là bài ca gốc Việt chánh cóng bà lan trọc và nó có từ lâu…
Bài Vọng Cổ và những Bài Bản, gọi là Cổ Nhạc để phân biệt với Tân Nhạc.
Nhưng Vọng Cổ là chánh và “đi theo cổ nhạc” còn có cở 20 Bài Bản (hay 32?) đi kèm, mà Nghệ Sỉ Cổ Nhạc nào cũng rành nó tới “sáu câu vọng cổ”.
Bài Bản vọng cổ như bài Sơn Đông Hướng Mả, Ú Liu Úa Xáng…vv…
Từ Đờn Ca Vọng Cổ=>>>đã trở thành Đờn Ca Tài Tử và nó trở nên bất hủ, được lưu truyền mạnh mẻ trong dân gian Miền Nam VN, bất kể…còn giặc-giả hay dứt chiến tranh.
Xin nhắc lại chút xíu:
Khi Saigon có chớp bóng (chiếu phim), thì phim được “chiếu” (rọi) vô tấm vải trắng treo trên sân khấu trước mặt khán giả, nhưng…hỏng hiểu sao “tấm vải trắng” đó nó có tới 2 cái tên: Màn Ảnh >< Màn Bạc.
Để rồi từ đây…
Khi người nam đóng phim, thì gọi: Tài Tử Màn Ảnh.
Còn nử đóng phim………. thì gọi:  Minh Tinh Màn Bạc
Thế mà…về-sau, hỏng hiểu sao lại…ghép Đờn Ca với Tài Tử (đờn ông)
Còn Minh Tinh Màn Bạc (đờn bà)…đi đâu mất tiêu, hỏng thấy tên…<>?!<<<?
….>>>…Đờn Ca Tài Tử đã “nhiểm” vô máu những ai có máu…văn gừng!
Hể có dịp là những “tay văn nghệ văn gừng” liền “tụ tập” để đờn và ca…giúp vui.
Bà con đờn ca ở bất cứ chổ nào, như trong đám cưới, thôi nôi, đám giổ và thậm chí, đám ma…cũng chơi nhạc đờn ca vọng cổ luôn…
Đó mới thật là sum xuê huê lá cành, sống dai, mà không cần ai công nhận cho riêng nó.
Đờn Ca không cần “nhạc cụ”…lôi thôi như tân nhạc…trống kèn phèn la tá lả.
Nếu chơi-vọng-cổ, thì chỉ cần “xách cây ghi ta phiếm lõm”…tới nhà thằng nào, là xong ngay, là có-chiện liền=>>>là hát hò tá lả hùng binh!
Đã là “dân chơi xứ (h)quế”=>>>thì khi chơi vọng cổ…
Nếu đờn, thì “thầy đờn” phải thuộc Bài Bản, còn người-ca là Đào-Kép (hỏng gọi ca sỉ) cũng thuộc bài bản để ca, ca phải đúng nhịp song lang, nếu ca trật-nhịp, thì…luyện tiếp, hỏng lo…gì nhiều, hỏng sợ mắc cở gì ráo!
Những Bài Bản nầy, hỏng biết sao kỳ, khi nghe Ca…=>>>…
Ca mà như Nói, nhưng nói, mà nói theo nhịp, theo đờn…y như Ca.
Người Đờn được bà con gọi “tưng-trượng” là thầy đờn (cho ổng khoái) phải ghìm cứng cái Song Lang…ở bàn cẳng, để “nhịpàgiử-nhịp” cho trúng, để anh chàng hoặc cô nàng “ca sởi a-ma-tưa” nghe mình ca hết câu mà “đúng nhịp” thì “ảnh và chỉ” khoái tỉ cách gì.
Thí dụ: Bài (Bản) Sơn Đông Hướng Mả, ca (mà như nói) như vầy:
                             (hỏng)…Biết con nhỏ.
                             Nó đau làm sao.
                             Mà con mắt, nó đỏ au…(còn thiếu mấy câu nửa)
Ca-sởi a-ma-tưa ca hết bài nầy, mà đờn, song lang và mình, đều dứt nghe…cái rụp, rồi nghe tiếng vổ tay…lẹt đẹt của mấy mạng ngồi nghe, thì cũng đáng giá hát hò lắm lắm!
Bài Sơn Đồng Hướng Mả bên trên, khi “ca lên”…
…Thì biết đây là “ca bài bản” chớ hỏng phải “nói”, lại càng hỏng phải Bản Vọng Cổ.
Ca Bài Bản, nó hây…là hây ở cái chổ “ca mà như nói” đó, đó…
Ai…mới biết ca, thì nghe chơi chơi cho biết, nghe rồi tiếp, thì…khoái bà cố!!!
Khi mà “muốn bắt chước giọng ai”, thì cũng cứ “bắt chước” được luôn, ngộ vậy đó.
                     oOo
Tới đây xin phép nói đại khái về Đờn Ca Sài Gòn…hồi đó.
Hồi đó, Saigon năm xưa…cở trước, rồi về sau >>> thập niên 1960…
Lúc nầy Saigon ì xèo…đèn xanh đèn đỏ, phố xá sáng trưng đèn màu…
Lúc ấy, có nhiều Đoàn Cải Lương: Thanh Minh Thanh Nga, Hương Mùa Thu…khi đêm xuống, trước Rạp Cải Lương Quốc Thanh…đèn màu sáng rực đủ màu.
Đoàn Cải Lương đương nhiên Hát Tuồng Cải Lương trong những rạp, dành riêng cho cải lương như rạp Hưng Đạo, rạp Quốc Thanh…vv…
Ngoài ra, còn có Phòng Trà Ca Nhạc, ca Nhạc Vủ Trường, Nhạc Sống, Nhạc Băng,  Nhạc Dỉa (hỏng nói đỉa) là xài những bài ca Tân Nhạc…đôrémifasonlasi…
Thời đó, “học trò” Trung Học, học Đệ Thất (lớp 6) đã có dạy môn Nhạc, mỗi tuần học 1 giờ. Nhạc cũng có thi trong kỳ thi Lục Cá Nguyệt đường hoàng…
Tụi Đệ Thất, học nhạc (tân nhạc) được 1 tháng, nghĩa là mới học…có 4 giờ nhạc.
Thế mà có thằng (nó nghĩ) có máu văn nghệ…nổi cộm đầy mình(?)
Vội vàng xin tiền ba má mua cho cây Tây Ban Cầm ở đường Hồ Văn Ngà, nằm kế rạp Mỹ Châu, hay tiệm đờn (quên tên) trên đường Lê Văn Duyệt, còn khắp Saigon thì còn nhiều tiệm bán đờn nửa…lâu quá, quên ráo rồi…
Mấy thằng âm binh mới học Đệ Thất, mà mê đờn (tân nhạc) còn hơn “mê đào, mê điếc” (?!) Tụi nó mua bản nhạc giá 5 đồng, mà ông Nhạc Sỉ tự xuất bản, bày bán ở Sạp Báo hay ở Nhà Sách trên đường phố Saigon, để tự tập đờn, còn những thằng…làm biếng, nó nghe nhạc ở radio…cho thuộc lòng bài nào nó khoái, sau đó, khi học đờn, nó lựa bản nhạc nầy, nếu trong khuôn nhạc “khóa sol” không có dấu “thăng” hay “giáng” (lên xuống ½ ton) như vậy âm thanh nốt nhạc mới đúng “tông” trong bản nhạc, để dể Học Đờn.
Nó dán chử của nốt nhạc vô cần đờn, nó chịu khó, ngồi…khòm lưng, bấm phím muốn phồng đầu ngón tay, bấm…chừng 1 buổi, là thuộc lòng 1 bản, nó gọi là “bản-tủ”…
Tới giờ nhạc trong trường, nó mượn cây đờn Ghita của ông Thầy, nó đờn ro ro!!!
Úi chà…tụi xóm nhà lá trong lớp, thấy ngón đờn (tủ) liền phục nó sát đất…híhí!
Còn Má nó thì chê rậm rề:
-  Mầy cứ đờn lưng tưng miết, tao nghe, tao muốn phát khùng, thôi dẹp…!!!
-  Vậy mà bạn bè con, nó “nể” đó Má!!!
-  Bạn mầy khùng hết rồi…
-  Hehehe…
Còn với Thầy dạy đờn, thì ông Thầy khoái chí tử, bởi rằng, có thằng học trò mê tân nhạc.
Ông Thầy dạy đờn đó là Nhạc Sỉ Phó Quốc Thăng, dạy đờn Trường Hồ Ngọc Cẩn.
Thế là, mấy thằng âm binh trong lớp khoái tỉ, áp nhau xin tiền mua đờn ghita thùng!
Nếu hỏi kỷ, thì mới biết trong lớp, cứ 10 thằng, thì có…1 thằng rưởi, có cây đờn thùng treo tòn ten ở nhà, còn “nửa thằng kia” là đi…đờn ké để trả nợ ông Thầy…hìhì.
Mấy thằng mê văn nghệ nầy, nó ở xóm nào, là nó…lây cái bịnh đờn tân nhạc trong xóm đó, cũng thế là, trong xóm, sáng chiều tối, có tiếng đờn “lưng-tưng” rải đều đây đó.
Đồng thời lúc đó, cải lương đang thịnh hành và lại có thi để Tuyển Lựa Ca Sỉ (tân nhạc) ở rạp Quốc Thanh và có “trực tiếp truyền thanh” để bà con “nghe radio tại gia”…
Bởi vậy, thằng nào mê văn nghệ…mà còn có tánh thí mạng cùi, liền đi ghi danh để lên sân khấu ca, để…nhát bạn bè, ngoài ra, ý chánh…là ca để lấy le với mấy con nghệ(?!)
Tụi nó (cái tụi trời thần đất lở) luyện ca thấy…mồ tổ cả tuần, vậy mà Ban Giáp Khảo chấm thi, thì nở lòng nào…keo kiệt, chỉ cho điểm 11,75…để an ủi, còn 12 điểm mới đậu, nên tụi nó…rớt nghe cái bịt=>>>…mà hỏng tởn…
Tụi nó hỏng chịu thua, ghi danh ca tiếp…lại được 11,75…>>>…lại rớt nửa…cho nên tụi nó bất thành ca sỉ luôn…híhí…rồi nghĩ bụng…an ủi=>>>tại cái số nó vậy đó mà…
Chiều thứ bảy Đài Phát Thanh Sài Gòn còn có “trực tiếp truyền thanh cải lương” từ rạp vô trong cái radio ở nhà nửa, thì có nhà, do ba má “mê” cải lương, nên cho con đi học đờn ở ông thầy đờn Cổ Nhạc có tiếng, để thằng con đờn 6 câu nghe cho sướng lổ tai, cũng từ đó, mấy ông thầy dạy nhạc, mới mở những “lò”…lai rai khắp Saigon, Chợ Lớn…
Như vậy…>>>…
Trong xóm, thằng biết đờn Tân Nhạc dạy thằng biết đờn Vọng Cổ và ngược lại, rồi tụi nó nó cũng dạy nhau, ca sao cho đúng nhịp nửa, thế…mới là ác chiến mê thu!
Chớ trước đó, ông bà xưa cho rằng “cái ngử” Xướng Ca Vô Loại là “hỏng nên thân”, nên không cho con trai, nhứt là con gái học đờn hay ca, vì sợ con hư!!!
Rồi thì thấy trong xóm, mấy ổng đờn cho tụi nó ca ngọt quá, bà con khen…nức nở luôn, mà có thấy “vô loại” hư hỏng con khỉ gì đâu cho cam…
Vậy là có gia đình, còn mướn thầy đờn về nhà dạy cho con cháu biết đờn, biết ca…
Trong khi đó, những đoàn Cải Lương diển tuồng, khán giả mua vé vô coi chật rạp,vì vậy tiếng “xướng ca vô loại” từ từ…nhạt phai…>>>…để thành “đờn ca xướng hát”…
Vì ông bà cha mẹ hỏng còn la rầy…cho nên…
Cho nên…con nít láo-háo (đệ) Thất-Lục thằng nào…mê đờn=>>>đều mê ca…
Để rồi…về già, hể có tiếng nhạc tiếng trống là mấy “thằng già” thót lên sân khấu ca tá lả hùng binh, mà người…lơ tơ mơ, ”hỏng hiểu” sao mà “mấy ông già”…ai cũng biết ca trúng nhịp hết ráo vậy cà???(được khen đó nha mấy ông…hí hí)
Tới đây “coi như” trả lời đại khái câu hỏi của mấy người bạn trẻ hỏi…
-   …sao mấy lảo già “biết ca” nhiều bài quá cở…
Đặt biệt =>>>…nói thêm:
Ca Vọng Cổ nghe “sướng lổ tai” là phải ca Giọng Nam.
Nếu vọng cổ mà ca Giọng Bắc, Giọng Trung…nghe lảng ồ, mắc cười thấy mồ tổ.
Vọng Cổ thoát thai từ Bạc Liêu, mà Bạc Liêu nói…hỏng được chử eo-rờ(r).
Thí dụ: Giá Rai (ai cũng) nói là Giá Gai, thế mà…
Trong bài vọng cổ, khi Sư Tổ đặt lời ca bản vọng cổ gốc: Dạ Cổ Hoài Lan:
“…từ là từ phu tướng…” thì giọng ca trong bài đó, biến G=>thành R, ngộ vậy đó.
Chơi Vọng Cổ mà hỏng có cái Song Lang…cũng được, nhưng có Song Lang thì tốt hơn.
Riêng cái Song Lang cũng có chuyện, để…ba đía tiếp, chớ chưa chịu ngừng...nói dóc.
Song Lang đi chung với những Bài Bản và Sáu Câu Vọng Cổ, thì ai cũng biết.
Bởi khán giả khi nghe…cái chóc, là biết song lang ra hiệu…để đào kép vô giọng ca.
Tiếng kêu “chóc chóc” phát ra từ cái Song Lang…cũng ly kỳ, nếu rị mọ tìm hiểu:
Đã nghe nói, lâu quá, giờ…quên một mớ rồi, như sau:
Là có ông tây ông tà gì đó, khi nghe “tiếng” Song Lang làm bằng cây mà “nổ dòn” còn “kêu vang trong vắt” nên ông tây khoái quá cở, nhưng ổng thắc mắc, là do đâu và tại sao, mười cái song lang đều cùng phát ra tiếng kêu y như một, ông tây tò mò…coi thử, thì thấy…ruột bọng (do khoét lổ) của Song Lang, mỗi cái đều khoét khác nhau…
Ổng âm thầm tó một mớ đem về tây để…coi thử, tức là nghiên cứu âm thanh.
Ổng đem Song Lang vô phòng thí nghiệm, dùng máy móc tinh-xảo để đo “thang âm” từng cái Song Lang một, để coi nó có kêu y nhau hong, chớ lổ tai người phàm nghe…cứ từa tựa, mà khoa học thì cần chính xác 100%.
Đo xong “một mớ” Song Lang, ổng hết hồn…mặt xanh lè (?!) vì cây kim của máy đo, đều chỉ cùng một thang âm, mà ổng…cũng ngọng luôn, hỏng biết tại sao?
Sau đó, ông tây ra công, tìm những “tay tổ” làm ra cái Song Lang, ổng hỏi thiệt:
-   Ông làm sao mà cái Song Lang nào cũng kêu cùng một tiếng?
-   Hỏi chi vậy ông?
-   Cho ông hay, tui đem Song Lang, tui gỏ vô máy, để máy-đo, máy chỉ nó kêu giống nhau, vậy ông có bí quyết nào…xì cho tui biết coi, được hong, cha nội?
-   Vầy nè ông cố, khi làm song lang, tui cứ…khoét lổ, rồi gỏ thử, rồi khoét thêm…
-   Nói đi…
-   Tới khi gỏ, tui nghe “sướng lổ tai” thì ưng ý, vậy thôi.
-   Ối chời chời…
-   Ông hỏng tin lời tui?
-   Tin mà, tui tin mà…
Đó thấy chưa, tây tà còn hết hồn về cái Song Lang của vọng cổ, đó nhen!
Nói…thêm nửa nè.
Khi ca Vọng Cổ hay Bài Bản, thì đào-kép chỉ Đơn Ca=>>>không bao giờ dám Song Ca hay Tam Ca hay Ca Bè như bên Tân Nhạc.
Khi ca Vọng Cổ, người ca, có thể ca với 1 cây đờn như: Ghita phím lỏm hay Cò, Xến, Gáo, Tranh…hay ca với tất cả những cây đờn “cùng đờn” một lượt và nếu không ai ca, mà đờn nhiều đờn, cùng đờn một lượt, thì gọi là Hòa Đờn hay Hòa Tấu.
Tuyệt chiêu là những tay đờn hay ca vọng cổ=>>>chỉ uống, chớ hỏng nhậu rượu đế!!!
Tại sao “uống” mà “hỏng nhậu”…là vầy:
Khi đương ca vọng cổ, người nghe là khán giả, nếu nghe “hây” thì…hứng chí, lảo ta cầm ly đế tới tặng “ca-sỉ” hay mấy ông thầy đờn đang lim dim, để tâm vô tiếng nhạc..
Khi ấy, khi nhạc sỉ-ca sỉ, đương ca, chỉ còn nước, cầm ly “uống đại”, để ca tiếp hay đờn tiếp=>>>…như vậy, thì “uống” chớ “nhậu” con cóc khô gì chớ?
Cái nửa, là ca Vọng Cổ, không cần leo lên sân khấu để ca…
Mấy ổng (kép) hay mấy chỉ (đào) ngồi chèm bẹp dưới chiếu vẩn ca ngon lành được.
Hay muốn cho xôm, thì đứng lên…múa tay, để “ca-ra-bộ”.
Riêng mấy ông Thầy Đờn (hồi xưa kêu vậy) thì ngồi trên ghế đẩu, còn nếu ngồi ở dưới đất để đờn thì cũng “hỏng có chi”, mấy ổng nói vậy.
Còn Thợ Đờn là mấy thằng…mắc dịch bạn bè, chơi trong ban nhạc (tân nhạc) anh em gọi tụi nó là “thợ đờn”, như thợ-đờn Hồ Ngọc Vinh bên SĐ Dù-Trại Hoàng Hoa Thám.
Ca Vọng Cổ…là ráng nhóng cổ, để ca cho trúng âm của giây đờn ghita phím lỏm, khi hỏng có micro, ráng…cổ, cũng ca được…
Lúc ấy, cái lúc chưa có micro, thì hai tay của đào hay kép…ở không, nó trở nên “thừa thải”, để tay chưng khỏi bị…đơ, thì chưng đi, tay…quơ quơ, sao cho ăn ý với lời ca, nghĩa là như vừa ca, vừa…diển tuồng, thì “coi như” bá chấy!
Nói tới đây, xin nói nhây thêm, để thấy cái “hết kỵ” của Đờn Ca Vọng Cổ.
Lâu lắm rồi, đài BBC có nói đại khái:
Trên thế gian, nước nào chơi Kèn Lá thì nước đó bị người ta liệt vào(dân)Châu Á(?!)
Dân Thổ Nhỉ Kỳ, chơi Kèn Lá, nên mặc dù đất Thổ có dính với Châu Âu, nhưng vì dân Thổ chơi Kèn Lá, nên nước Thổ phải nằm trong Châu Á!
Kèn Lá là kèn thổi é é trong Đám Ma, còn gọi là Kèn Đám Ma. Đám Ma mà hỏng thổi Kèn Lá…thì nghe lạnh tanh, lạnh ngắt…kỳ cục vô cùng!!!
Trong Đờn Ca Vọng Cổ, hỏng ai dám Thổi Kèn Lá trong Sáu Câu Vọng Cổ.
Hay cho thổi Kèn Lá để hòa-đờn, với đờn ghita, cò, kìm, gáo, độc huyền, tranh…
Tóm lại, Vọng Cổ chỉ có Hòa-Đờn, Hòa-Tấu chớ hỏng có Hòa-Kèn.
Chớ…thử tưởng tượng coi:
Ca 6 câu vọng cổ, mà kèn lá đám ma thổi é é…theo sát nút với ca sỉ đang rống cổ, như thổi sáo ngâm thơ, thì…mụ nội người nghe, cũng chạy mất dép…
Đặt Biệt, trước năm bảy lăm…
Ở Saigon năm xưa, có anh Thanh Kim, chuyên đờn Sáu Câu Vọng Cổ bằng cây đờn Hạ Uy Di hay còn gọi là Hạ Uy Cầm, tiếng “vuốt đờn” của Thanh Kim khi Ca Sỉ vừa vô vọng cổ, nghe cái…ỉỉỉỉ…từ cao xuống tháp, nghe…rất chi là “nhứt nhối” lổ tai.
“Nói hỏng phải nói”…Hồi đó, ngoài Thanh Kim ra, hỏng ai “dám” chơi Hạ Uy Di để đờn sáu câu Vọng Cổ để đọ tài! Thanh Kim đã ra đi, nhưng không thấy ai “nối dỏi”…
Bây giờ, hỏng nghe đờn hạ uy di cho 6 câu vọng cổ nửa, uổng quá.
Báo chí thời đó, thấy Thanh Kim chơi (vuốt) cây Hạ Uy Di…như giông như bão, từ Cổ Nhạc qua Tân Nhạc, nên tôn Thanh Kim là Đệ Nhứt Hạ Uy Cầm.
Ca Vọng Cổ ở xóm, ở làng…không cần đèn điện sáng trưng, đèn dầu lu-lu tỏ-tỏ vẩn ca ngọt như thường, nhưng theo đó “thì phải” có rượu đế kèm theo, thì quả là hết ý!!!
Mấy ông thợ đờn hay mấy ông (kép già) ca cổ nhạc, nếu…dòm kỷ, thì thấy, mấy ổng có cái bụng thon, để “giử eo” còn thân thì ốm nhách, nhưng nhậu, thì…ve sầu(?!)
Còn mấy cô đào thì...có da, có thịt hơn mấy chàng kép chút xí, mấy cô và bà đào nầy, nếu chịu nhậu, thì nhậu…ve kiu, tàn cuộc, mấy bả…vắt lổ tai mấy ổng hết ráo.
Trong xóm trong làng, hể “có đám”=>>>bất kể đám gì…như:
Đám cưới, đám giổ, đám thôi nôi đầy tháng tân gia, thậm chí…đám ma cũng có đờn ca luôn, nếu gia chủ nhiểm máu văn nghệ-văn gừng…Hê lên một tiếng là có ngay.
Đặt biệt Đờn-Ca chỉ hát vào chiều tối và hát tới sáng…để về sớm.
Do đờn ca tùm lum khắp làng, khắp ngỏ và ca đều trời bền bền như vậy, cho nên…
Hội bảo tồn dân ca thế giới, biết…đặng, nên…hội, cầm-lòng-hỏng-đặng, liền gấp gấp cho đờn ca cổ nhạc vô…thế giới sử, để bảo-tồn vỉnh viển thiên thu.
Do đó và cứ thế…đờn ca vọng cổ cứ hát dài dài bền bền suốt năm tháng!!!
Ở trường Hồ Ngọc Cẩn năm xưa, Thầy dạy nhạc là Nhạc Sỉ Phó Quốc Thăng.
Thầy Thăng là tác giả những bài sau đây:
            Cung Đàn Lử Thứ
            Dựng Một Mùa Hoa
            Hoàng Hôn Bên Sông
            Vui Đời Lính…
             …và còn nhiều bài nửa, nhưng…về già, học trò xưa, quên mất hết rồi!!!
Học Trò mà lại không nhớ hết những bài nhạc sáng tác của Thầy mình…=>>>…
Úi chà chà…quả là học trò tệ…
Tệ ơi là tệ…

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341