Chuyện Lặt Vặt

 

  Giàn Bầu

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
 

Lúc ấy, xóm làng Miền Nam …

Đất rộng minh mông, cho nên chổ ở cũng rộng, nên bà con nuôi…tùm lum con.

Nuôi “gia cầm”mà thả rong, nên…tụi nó, cứ tha hồ….chạy tà la, vậy mà hỏng mất!

Xung quanh nhà hỏng có rào dậu gì ráo, nhà nầy thống lộng qua nhà kia…

Nhà nào không nuôi một hai con heo thả rong, thì nuôi bò hay trâu, còn gà vịt thì nhà nào cũng có, do vậy, Gà Con thường bị (chim) Bù Cắt Cu hay (con) Diều nó xớt…đi mất.

Đại khái như vùng xung quanh Sài Gòn, Gò Vấp, Bình Chánh, Thủ Đức, Hốc Môn…

Ai có tiền thì cất nhà tường, nhà lai, còn ít tiền thì cất nhà tôn nhà lá…

Nhưng nhà lá ở mát hơn nhà tôn, còn nhà ngói cũng mát trong những tháng hè…

Cho dù cất nhà gì đi nửa, thì không ít nhà, trước sân, đều có Giàn Bầu hay giàn Mướp.

Mướp để trồng trên Giàn là loại Mướp Giàn, còn gọi là Mướp Hương…

Làm giàn trồng mướp hay bầu, trước là để lấy bóng mát, sau có trái để ăn.

Sở dỉ Mướp Hương còn có tên là Mướp Giàn…là bởi:

Vì loại mướp nầy ít ai trồng cho dây bò có trái ở dưới đất.

Là bởi, loại mướp nầy trái rất dài, nên trồng dưới đất trái sẻ bị cong, do đó, phải trồng trên giàn để trái mướp thòng xuống, cho thẳng trái, tức là để cho dể gọt vỏ…   

Ngoài ra, mướp nầy khi nấu chín, ăn vô, nó còn có Mùi Thơm Riêng(đặc trưng) nên gọi là Mướp Hương…

Trong tất cả loại “hàng bông” thì chỉ có Bầu và Mướp Giàn là trồng trên giàn ở sát nhà.

Còn dưa leo, Mướp Khía, ổ qua, đậu que, đậu búng…thì trồng ở ruộng hay vườn và cho nó leo ở (hàng) Chà Tre hay cây Le sắp thành hàng dài, gọi là Chà Le.

Cắm Chà là cắm nhánh tre cao khỏi đầu, cắm dụm đầu thành 2 hàng chà dài, cho dây “hàng bông” nó leo, trái lòng thòng bên trong Hàng Chà, muốn cắt trái phải chui vô…

Chỉ có bí rợ, bí đau, dưa hấu, dưa gang và bầu…là thả cho dây bò dưới đất…

Nhưng đặc biệt, hỏng hiểu sao, dây Bầu lại có thể cho leo trên giàn…

Vì thế mới có cái Giàn Bầu.

Bầu có nhiều loại trái, trái có vỏ trắng, mập, bự cở 4 hay 5 ký một trái, có loại bầu Xanh, trái ốm dài, vỏ trái “rằn ri” xanh trắng, ngoài ra còn có Bầu Mọi, trái nó có eo gần cuốn, dòm thấy…y chang cái Hồ Lô…trong truyện Tề Thiên…

Cái Giàn Bầu.

Muốn làm Giàn Bầu thì phải chọn gốc tre già, để cây lâu mục, hỏng hiểu sao, dây Bầu Ở Giàn sẻ sống rất dai, có khi dây bầu sống qua 2 ba mùa mưa…

Khi ấy, gốc dây bự bằng cườm tay chửa…mà trái vẩn treo dưới giàn nhoi trời…

Làm Giàn ở trước nhà cho phủ tới ngoài rìa sân, nhưng bên trong Bàn Thiên.

Trồng mấy trụ gốc bằng cây tre già, sau đó bắt thêm nhánh cành cây cho dây bầu có chổ bỏ vòi bò lên, vậy là ta có cái giàn bầu trước nhà rồi…

Giàn Bầu phải cao bằng chiều cao mái hiên, để đi khỏi đụng đầu, nghĩa là giàn bầu nằm “ngang chàng”, do vậy, mới có câu (mái nhà) Ngang Như Giàn Bầu, ý là chê mái nhà ngói tay đó hỏng “xuôi xuống” nhiều, mái nhà xuôi xuống ít, thì trời mưa, nước sẻ len theo tấm ngói rớt xuống nền, ý chê “nhà ngói mà bị dột”…là hỏng nên.

Nếu trồng Bầu Giàn thì 1 giàn, trồng 1 bụi bầu, bụi bầu thường chừa 2 dây và trồng một góc giàn, để chi, để khi bầu lên giàn, dây bầu có chổ trống mà bò…

Có người kỷ tính, còn khoanh hai ba khoanh dây dưới gốc, để bầu nhiều rể, sống lâu.

Dây bầu chỉ cho trái ở Ngọn (dây) Cái, từ ngọn dây cái, ở nách, là bầu ra tược, tược nầy mới có trái. Đọt Cái dây bầu, nếu bị…bò ăn “đứt ngọn” thì ít trái, luôn luôn là vậy…

Khi bầu phủ kín cở 1/3 giàn là bầu có bông, bông màu trắng…

Phân cho dây bầu là phân chuồng hoai, bánh dầu, không làm phân diêm hóa học, còn nếu làm “phân rác đô thị” thì khi luộc, nước luộc có màu xám đen, nghó hỏng ngon.

Bông bầu sáng nở, có Ong Bầu bu liền và chiều thì bông tàn như bông Phù Dung.

Do vậy, do cái…duyên cớ “sáng nở chiều tàn” đó…

Cho nên, hồi xưa, xa lắm, nếu thấy ai…bán đất, trúng số kiến thiết 1 triệu chiều thứ ba, hay làm gì đó mà tự nhiên giàu lên…ngó thấy, rồi chảnh chọe…thì nghe câu nầy:

-         …??###??...nó giàu như bông bí bông bầu…

                         Sớm nở tối tàn…đừng làm phách chó…!!!

Ai vướng vô 2 câu trên, nghe nhột…thí mồ, liền bỏ tật chảnh!?!

Nếu còn bướng bỉnh, giả điếc…thì nghe thêm:

-         Của bên tàu, đem đổ âm ti…đừng hòng!?

Nói vậy, nếu thấy chưa ép-phê, thì nghe câu nầy, mới thấy ghê:

-         Nghèo ỉa hỏng ra…giàu ăn hỏng hết, nè trời…(!!!)

-         Tới non nước nầy, mà hỏng bỏ tật chảnh được, thì…bó tay luôn rồi!

Hỏng biết sao kỳ…

Cứ hể có dây bầu trổ bông, là có Ong Bầu tới viếng, chớ bình thường, không ai thấy Ong Bầu bay như…chuồn chuồn đầy trời, bởi khi cần…làm thuốc, kiếm con Ong Bầu…đỏ con mắt hỏng ra…

Ong Bầu là loại ong…lớn nhứt thế giới trong loài ong, nó lại thường sống cô độc…

Nó sống mồ côi và làm ổ ở lóng trúc, lóng tre khô…hơi bị củ.

Ong Bầu bự kền, cở bằng ngón tay, đen hu bà hù lại còn bóng lưởng…như chiếc Mẹc…

Đít ong bầu xẹp xẹp, chót đít có cây kim…cây Kim nầy “nhạy” hết biết =>>>…

Hồi đó, Cần Giọt có Cây Lau để thòng xuống giếng, có mang theo cái gào xách nước.

Phần trên cùng, gần đầu cần giọt, ai xách nước giếng Lau Trúc…thì coi chừng…

Nếu là cây lau bằng trúc(thường làm bằng dây mây) thì phải lưu ý…tí ti…là bởi:

Ở lóng trúc khô, bên trên ngọn lau, có cái lổ nhỏ...vừa cho thân Ong Bầu ra vô, khi nghe động, con ong nằm trong lóng trúc, nó thò cây kim…thần thánh ra mép lổ chờ thời.

Khi xách nước, bàn tay ta vô tình, vuốt mau qua lổ đó nghe…cái rẹt.

Vậy mà con ong…cũng kịp thời, chơi vô ngón tay một mủi…nghe cái phụp nháng lửa.

Đau thấu mây xanh luôn…nhưng hỏng có chết chóc gì ráo…hehehe…

Ngón tay trỏ xưng tù lù, cứng ngắc, mấy tiếng đồng hồ sau mới chịu xọp…

Con Ong Bầu cắn lủng ống trúc, nghĩa là răng nó…dử như răng Dế…

Còn đít ong…nó xịt cây kim…lẹ như sao xẹt…đừng hòng né, mất công.

Khi bị Ong Bầu chích vô tay, thường là vậy, đừng lo lắng, bởi… =>>>

Theo kinh nghiệm dân gian, 1 mủi kim chích của Ong Bầu…trị bịnh được cả năm!

Bịnh gì vậy nè…Đó là bịnh “chảy mồ hôi tay”(bị phong thấp?!)

Nếu…được ong bầu chích, thì bịnh “phong thấp” ấy tiệt luôn, nghĩa là hết bịnh luôn.

Ngoài ra, ong bầu còn có…nhiệm vụ thụ phấn (thả đực) cho bông Bầu, Bí, Mướp…

Hỏng hiểu sao, bông Bí Rợ, Dưa Tây…nếu không có Ong Bầu tới “hút mật” thì 2 loại trái đó…hỏng có nụ, hỏng có nụ nghĩa là…hỏng có trái.

Vậy muốn Dưa Tây, Bí Rợ có trái nhiều, thì gia chủ phải tự tay trét phấn (thụ phấn) cho bông, nghĩa là lấy kẹp nhổ râu, gắp miếng “mài” (nhụy đực) treo tòn ten, đem…trét vô đầu nhụy cái thì mới hòng có trái cho gia chủ nhờ…

Chớ ta trồng ít dây quá, mà chờ ong bầu “làm dùm” thì trái le ngoe…hơi bị hẻo.

Đặt biệt, nếu trồng Bầu ở đâu, dù chỉ 1 dây thôi, thì thế nào Ông Bầu cũng tới hút mật bông bầu…Bởi vậy ong mới có tên là Ong Bầu…hì hì…quay lại bài viết nè:

Khi Giàn Bầu có trái, thì trái lớn thòng xuống tòn ten lủ khủ…thấy phát ham.

Chờ trái tới lứa mới hái, chứ ăn bầu non thì…nghe “hôi bầu” mất ngon.

Hái xuống, cuống bầu mủ chảy ròng ròng, đem vô gọt vỏ, chẻ thành khoanh rồi xắc thành cọng dài…Rồi ra lu, tó vài con Cá Trê Vàng đang “rọng”…mần thịt liền…

Canh Bầu nầu với Cá Trê…thì xưa nay, nó “hạp” quá xá rồi, nhưng, còn…=>>>

“Râu tôm nấu với Ruột Bầu…

“Chồng chang vợ húp, gật đầu khen ngon”

 …Hì hì…là sao…???ó<><>???...sao đây hả chời???

Nếu “giải” hỏng trôi thì…chấm 3 chấm…để đó…

Bà con hồi xưa, thường hay “để giống” những loại trái ngon để trồng mùa sau:

Bầu cũng vậy, muốn “lấy giống” thì, hồi bỏ hột, trồng một lổ 2 ba dây, khi dây bầu lớn có trái, hái bỏ 2 trái “chiến” đầu tiên, tới trái thứ 3, coi dây nào có trái mập, cân đối thì không hái, để cho nó lớn luôn, dây giống nầy chỉ để 1 trái giống duy nhứt…

Khi dây bầu gần tàn, trái bầu giống cũng lớn cở…gần một ôm, nhưng chưa già lắm, cắt nó vô, để trong nhà thêm 1 thời gian, cho hột trong trái bầu giống “đủ già”.

Sau đó, lấy dao bén, khoét một lổ gần cuống, đừng kính cở…thọt vô lọt bàn tay.

Lấy hột ra, chà bỏ “cơm”(ruột) già, rửa hột phơi khô, chờ mùa tới, xuống giống.

Vỏ trái bầu khô rất cứng, cứng…tàn canh bí đao luôn, dùng để đựng hột giống hay thuốc Gò, vì “thuốc trong bầu” hỏng bị giòn, dù trời có nắng gắt, hút lên nghe thơm râu…

Nếu Vỏ bầu mà “treo giàng khói”, thì nó cứng thấy ngán luôn…

Nên…người xưa, mới…bậm gan lấy vỏ bầu để đựng rượu, gọi là Bầu Rượu…(?!)

Còn nếu…xưa nửa, xưa cở “thuở tề thiên”…

Vì…($#%$@@@%%%///>>>)…thấy Vỏ Bầu già, nó cứng tàn canh gió lốc…

Cho nên lảo Thái Thượng Lảo Quân hay ông gì đó trên trời…

…hehehe…mới lấy vỏ bầu có eo làm cái Hồ Lô…((>?>?<?>()**??? được chớ?!))

Nếu…hên, gặp trái bầu lớn thì làm…hồ lô ông nội…

Còn nếu…xui, gặp trái bầu đẹt, thì làm hô lô con…(chớ gì nửa!!!)

Tới bây giờ, vẩn còn Trái Bầu có hình dáng cái Hồ Lô…gọi là bầu Mọi.

Bầu Hồ Lô vẩn ăn được như thường…=>>>…nhưng mà hỏng biết…

Ăn “bầu hồ lô”…có tiềm ẩn bùa phép gì không…chưa biết lắm…(?!)

Nhưng, bây giờ người ta trồng sẳn bầu hồ lô có trái trong chậu, mua về trồng…rồi nấu canh bầu hồ lô, ăn vô, cái miệng…thấy cũng ngon ngon…

Nhứt là, nếu trước nhà có Giàn Bầu Hồ Lô mà trái đang treo tòn ten lủ khủ…

Thì ở ngoài dòm vô thấy…tưởng, đó là nhà của tiên ông đạo cốt thời nay...=>>>

….cái gì mà…cù đẳng- cù đeo…treo lỏng dỏng trước nhà, thấy…rất nên thơ…

…Suỵt suỵt…suỵt…

Mấy ông bạn hiền ơi…nói nhỏ…nghe qua rồi bỏ nè…

                        (?)…(?!)…..Nếu…=>>> ăn bầu hồ lô nhiều nhiều…

                          …thì hỏng biết…=>>> có sống lâu hong nửa…?!///$#$#$???

Bởi “thiên hạ (tào lao) đồn rằng” thì là…nếu ăn hết 999 trái bầu hô, thì…trẻ đi 9 tuổi.

Thí dụ 61 tuổi, ăn xong 999 trái hồ lô, tuổi 61…trở thành 52…(hehehe)…

Còn nếu, 6…1 tuổi, ăn 99 trái hồ lô, thì tuổi…bị sụt, còn 6 chục chẳn…suỵt suỵt suỵt…

Sáu chục chẳn…(?()()(O)()O))))….6 mươi…chưa gọi là già…ý mà…(?!)

Tóm lại, hồi xưa, bà con thường trồng giàn bầu trước nhà, trước là có trái tươi rói để ăn     

và sau là khỏi phải mua…để cho đở hao đở tốn…

Sau nửa là có bóng mát trước nhà, cho mấy đứa nhỏ, vừa chơi vừa coi chừng nhà.

Con nít chơi U Bắt Mọi dưới Giàn Bầu là…bá phát.

Sau cùng là có chổ, cho mấy thằng “đỏi” nhỏ, chạy U vài vòng, rồi ”đái gốc bầu”!

Đái vậy…trước là cho bầu tốt dây…

            …sau là để tụi nó khỏi…đái bậy khai ngấy.

Đái bậy…mang tiếng đời, hỏng hây…

Nói thêm chút xíu:

Ở ngay gốc Bầu Giàn, chổ sát mặt đất, dây bầu giàn có mọc thêm tược, gọi là Tược Gốc, tược nầy cho ra trái bầu, trái nầy gọi là Bầu Gốc =>>> để phân biệt với Bầu Giàn…

Trái Bầu Gốc không lớn bằng Bầu Giàn, nhưng ruột trái “đặc hơn”, hơi cứng, nghĩa là Dòn, khi nấu canh hay luộc, ăn rất ngon và “thơm bầu” hơn Bầu Giàn…

Do đó, bà con trồng Bầu Giàn…nhưng mê Bầu Gốc…kỳ lạ vậy đó…

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341