Chuyện Lặt Vặt

 

   Lúa Gạo Miền Tây 

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
Sông Cửu Long dài 4.200 cây số, phát nguyên từ Cao Nguyên Tây Tạng.
Vùng Tây Tạng thuộc dải Hy Mã Lạp Sơn thuyết phủ quanh năm, tuyết phủ từ xưa tới bây giờ và bây giờ tuyết vẩn còn phủ như… hồi xưa, từ khi tạo thiên lập địa…
Nhờ đó, sông Cửu Long mới có đủ nước chảy ra biển quanh năm được, chớ nếu không, nước đâu mà chảy hoài hoài như vậy?!
Nếu “chơi ác”… bít nước bên trên, sông Cữu Long... cạn đáy là cái chắc…
Trên suốt quãng đường 4.200 cây số chảy liên tu đó…
Nước sông vừa “đục” vô đá, vừa “liếm” vô bờ và vừa hứng hết lượng nước từ những sông suối dọc đường…
Những suối sông nầy… cũng hỏng vừa, tụi nó cũng… moi móc đất đai, lá mục, rác rến và gom… hết ráo “chất cặn” trên đường đi, cũng để đổ vô Cữu Long…
Sau cùng, khi tới đồng bằng, biến đổi thành “chất đục ngầu”…      
Sông Cữu Long không… quản ngại công khó, nó đã… ôm hết cặn cáo trên kia… cất trong lòng, rồi âm thầm chảy xuống hạ lưu và “đấp nền” cho đồng bằng, rồi tỏa thành chín cửa, để đổ nước ngọt ra biển…
Sông Cửu Long tạo lập đồng bằng từ cả… hỏng biết mấy chục, mấy trăm ngàn năm về trước tới bây giờ và vẩn còn tiếp tục trong tương lai…
Những thứ trôi nổi “đục ngừ” trong mùa lũ tràn đồng, khi lắng xuống, gọi là Phù Sa…
Chất phù sa nầy, số lắng không kịp, trôi ra gặp nước mặn, nó “lắng cặn rồi vón cục” (kết tủa), sau đó… “tấp vô” Mũi Cà Mau, gọi là “Bồi”…
Nếu Cái Mũi… bị Bồi riết, thế nào… nó cũng thò xuống Miệt Dưới…
Nếu mỗi năm “cái mũi” dài thêm được 100 thước…=>>>???...thì thì…
…. Cứ cái đà… ló mũi dài dài nầy tiếp diển, thì “tới lúc nào đó”…=>>>>
…. thì thì…=>>> ca… ca cái… cái mà cái… cái =>>>> (bị cà lăm)
=>>> Mũi Cà Mau… đụng vô “cái đuôi chuột” miền cực của nam Thái Lan…<>>>>
…>>>>…. thì… thì sao nè… bà tám…?!... khà khà…
Úi chà… lúc ấy thì… “đất mầy đất tao”… chắc chắn cãi cọ chí chóe chớ chẳng chơi!
Cũng chưa hết “om sòm” đâu nha…
Nếu và nếu… nếu…  lỡ “ở đó” có mỏ dầu, thì… hỏng biết thế nào mà nói trước…
Nếu muốn “được việc” thì… ”ăn thua thằng nào gan” và … dám xâm mình!!!
Ý ẹ… hehehe…!!!.... ##$$#$#$<<<<…oooo…
Trên con đường dài 4.200 cây số đó, con sông chạy qua rất nhiều đồng bằng trồng lúa… của nước khác, nuôi sống… hỏng biết bao nhiêu triệu người…
Nói lòng vòng… miết miết mà… coi bộ muốn hỏng xong…(?!)
….=>>> Tóm lại, ý là muốn nói =>>>
Đồng bằng Cửu Long Giang rất Phì (nhiêu) đó đa!!!
                                oOo
Đồng bằng Cửu Long Giang hiện có trên 3 triệu rưỡi mẫu đất tốt…
Trên đồng bằng rộng lớn đó, “trời sanh” có cả trăm giống lúa… định cư từ lâu rồi.
Tùy thổ nhưỡng đất đai địa phương: Giống lúa nầy có “ở đó”, mà giống lúa kia thì không, là bởi trời sanh… nó như vậy, làm bậy cãi trời… là trớt quớt…(?!)
Như giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào, nếu đem trồng chỗ khác, thì cũng giống lúa nầy, nhưng ăn hỏng ngon cơm bằng nơi chánh gốc… đại khái là vậy…
Tựu trung, tuy có cả trăm giống… nhưng lúa có mấy “thứ” như sau:
1…Lúa Mùa.
2…Lúa Sớm
3…Luá Ma
4…Lúa Thần Nông.
                                     oOo
1…LÚA MÙA.
Lúa Mùa là giống lúa cấy 6 tháng mới “ăn”, lúa cho ra gạo hột dài, trong vắt, mình thon, hơi cong, đó là gạo ngon, nhưng cho hột ít (gọi là năng suất thấp).
Một mẫu “đập”cỡ hơn 100 giạ, nhưng bán rất có giá, để dành hai ba năm hỏng hư…
2…LÚA SỚM.
Lúa Sớm (Lúa Lỡ) là lúa… chín sớm hơn Lúa Mùa cỡ 1 tháng rưỡi, năng xuất cũng ”tương đối” như lúa mùa, nhưng cơm ngon không bằng lúa mùa…
Bà con cấy Lúa Sớm, ý là Cắt Sớm, để lấy đất ruộng trồng thuốc lá, dưa leo, cà, bầu bí, bắp, dưa hấu…để kịp kiếm tiền… ăn chơi 3 ngày Tết cho… đã nư…(!)
 3…LÚA MA
Lúa Ma là… Lúa Trời, bởi hỏng ai trồng và Trời Sanh, nó sống dai… như ma vậy(?!)
4…LÚA THẦN NÔNG.
Lúa Thần Nông là lúa “nhân tạo” do Viện Lúa Gạo Quốc Tế IRRI ở Phi Luật Tân viện trợ cho VNCH năm 1970-71. Đó là Lúa 3 Tháng hay còn gọi là Lúa Ngắn Ngày…
Nếu “lơi dụng” cái Ngắn Ngày… dể ăn nầy, bà con cấy một năm hai ba lần (gọi là Vụ) Bởi cấy liến tiếp như vậy, sâu rầy nối đuôi nhau sanh sôi nầy nở, thì… chữa bịnh lúa cũng bở hơi tai và tiền công cán, phân tro cũng tăng lên… hai ba lượt…
Nhưng mà…. lúa ngắn ngày =>>> gạo dở, bán… ra ngoài hỏng có giá (giá thấp)…
Hảy coi lại coi…???(o)!!!
                                      oOo
Hồi xưa ấy, xa xưa lắm rồi…
Trước, trong và sau những năm 70…
Lúa ở các tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cữu Long hay còn gọi là Lúa Miền Tây và những cánh đồng lúa mênh mông xung quanh SàiGòn-Gia Định như Bình Chánh, Thủ Đức, Gò Vấp, Hóc Môn, Đức Hòa…vv…
Đa số lúa trồng đều thuộc loại Lúa Mùa và cho ra loại Gạo Ngon bực nhứt.
Còn gạo Nàng Thơm Chợ Đào ngon lừng lẫy… là một biệt lệ… (đặc sản?)
Ví dụ như gạo (lúa mùa) Móng Chim Vàng, Trắng Tép, Nàng Hương, Chệt Ngum, nàng Phệt… đều là loại Gạo Ngon nhứt hạng.
Nhưng mà “ngon”… còn tùy từng… tánh thích của người mua, gọi là “khẩu vị”…
Cùng một loại gạo, nhưng mà kẻ chê và người khen… cũng đủ thứ…
Bởi “gạo ngon”: Có loại cho cơm Dẻo, có loại cho cơm Xốp, cho cơm Nở…vv…
Thế mà kẻ thì Chê Dẻo, người Chê Khô, người chê gạo gì mà Xốp Như Bông Gòn… nuốt hỏng vô…(?!) Thiệt… quả là khó nghĩ…
Những đồng ruộng rộng mênh mông thiên địa xung quanh Sàigòn…
… Hồi đó, tới mùa lúa, bà con trồng lúa trên ruộng… hết ráo!!!(chớ còn gì nữa)
Tới khi lúa chín, một là “đập lúa” liền ngay khi cắt, khi rơm còn tươi cho dễ rụng hột, hai là cắt chưa đập, để phơi cho rơm khô, rồi đập lúa cũng hỏng sao, cũng hỏng sợ trời mưa ướt lúa, vì Lúa Mùa dù bị ngậm nước, nhưng hột lúa cũng không nứt mọng, phải mấy tháng sau khi cắt, hột lúa mùa mới…ưng nứt mọng…
Còn lúa Thần Nông 3 Tháng… mắc mưa, lớ quớ hột “nứt mọng” liền...
Ta gọi chuyện Lúa Mùa “hỏng thèm” nứt mọng là do Miên Kỳ…(hột lúa ngủ)…
                                         oOo
Khúc dưới nầy, xin mở dấu ngoặc đơn, nói… thài lai chút xí… cho đã ngứa:
Khi hột lúa no nước, nó mới “nứt mọng”… =>>>…chớ hỏng phải “nẩy mầm”…
Là vầy, khi hột lúa “ngậm nước” đủ no, nó ”nẩy” cái ngòi trắng như giá ra khỏi vỏ lúa, thì đó là Mọng Lúa (Rể) chớ hỏng phải Mầm Lúa (cây)…
Bởi vì, khi gieo mạ, cái rễ (ngòi, mọng) nầy lú ra khỏi vỏ lúa trước tiên, ở đầu mọng đó có “chóm rễ”, liền thò xuống bùn ngày càng dài, thì xung quanh đó, nó ra thêm rễ non có “lông hút”…để hút nước và Dưởng Chất trong hột lúa, dưỡng chất… chạy lên lá, để lá Lục Hóa thành Dưỡng Trấp để nuôi thân cây, học rồi…nhớ đại khái là vậy…
Lúc nầy mầm (cây) mới lú ra… để gặp nắng và diệp lục tố hình thành, cho nên ta thấy… 1 cộng xanh lè lú khỏi mặt đất, nhỏ như cây kim… từ từ cao lên =>>>
Đó là Mạ… (kêu là Mạ chớ hỏng ai kêu “Cây” Mạ bao giờ)
Bà con Gieo Mạ… nhưng mà… để Cấy Lúa…
(cây) Mạ của Lúa, thuộc loại Đơn Tử Diệp (một lá con).
Còn đa số Cỏ (họ Hòa Bản) thuộc loại Song Tử Diệp (2 lá con) =>>>…
Do khác nhau về số lượng “lá con”… mà người ta mới chế ra “thuốc diệt cỏ”.
Thuốc chỉ diệt cây con nào 2 lá mầm là Cỏ, nên bà con cứ… nắm mắt, xịt thuốc ào ào vô ruộng lúa… để khỏi “nhổ có lúa”… (nhổ cỏ mấy mẩu lúa… đau lưng lắm)
Thế là, Cỏ chết hết ráo, mà Lúa… vẩn cứ sống nhăn… Thuốc hay thiệt nhen…
…  Nghĩ thêm… cũng thấy hay hay là:
Còn nhỏ “cây lúa” gọi là Mạ,
Cấy xong gọi là Lúa,
Cây… Lúa khô, gọi là Rơm… (thân + lá)
Khi chỉ có “lá”… thì gọi là Rơm Nhao (để lót ổ gà cho êm trứng)
Phần gốc lúa còn… dính dưới ruộng, gọi là Rạ.
Gốc Rạ nhảy tược thành cây lúa, gọi là Lúa Chét,
Lúa Chét cho ra (hột) Lúa Lép & Lúa Lửng (nếu thiếu phân tro)
Và cho Lúa Chắc, nếu Lúa Chét có phân tro đầy đủ…
Gốc Rạ là nguồn phân hữu cơ… tốt tại chỗ… (đốt đồng hay để mục cho xốp đất)
Khi mục nát, Gốc Rạ là… Phân Mục (là phân tốt) cho mùa lúa sau…
(tiếng Việt phong phú quá xá)
Ruộng bị nhổ hết gốc rạ, thì ruộng từ từ bị “chai” thành “ruộng chai” và đó là ruộng xấu, “thấy vậy”… liền rải diêm lạnh “uré”… cho tốt (lá) lúa…=>>>…
Cứ rải diêm hóa học riết… đất ruộng thành “đất chai”… thì rồi đời cô lụ…!!!
Lá lúa có màu Vàng Chanh (vỏ trái chanh) là lúa cứng cây, cho bông nhiều hột.
Còn… cái nầy nữa, nói luôn:
Khi Xay Lúa xong:
Hột Lúa… thành Hột Gạo,
Gạo có lộn… lúa, lúa ấy gọi là Thóc (Thóc lộn Gạo)
Nếu hột lúa… không có ruột (gạo) thì gọi là Lúa Lép,
Còn lúa có ruột (gạo) còn lép, chưa đầy… gọi là Lúa Lửng,
Hột Lúa Non, ruột (gạo) còn trắng mềm gọi là Lúa Ngậm Sữa…
Hột lúa đầy đặng gọi là Lúa Chắc (chắc hột)
Còn Vỏ Lúa, khi xay gạo xong… thành Trấu.
Vỏ Trấu là… Củi để đốt lò tráng bánh tráng…vv…
Lò Bún lấy Trấu rẻ tiền (rẻ như trấu) thay Củi, để “chụm lò”… cho đỡ tốn…
Đốt Trấu xong, thành Tro Trấu, lấy trồng bông kiểng là… đúng y như trong kinh.
Còn cái “đế” (đài) để hột lúa… dính trên bông, khi xay lúa, cái đế nầy… còn nguyên, nằm lộn trong Cám, thì “cái đế” đó… gọi là Trấu Càng…
Trấu Càng nằm trong Cám Gạo.
Cám Gạo để cho heo ăn… thì hỏng sợ… thịt heo có “chất tạo nạc”
Còn Cám Gạo Lau là cám… nhưng hỏng có cám gì ráo!!!
Vì khi xay gạo, hỏng ai… ngu, xay gạo còn cám… để gạo dể bị hư… thì đổ nợ.
Sở dĩ có Cám Gạo Lau là…
… Khi gạo bị… ế, bị mốc, ố vàng, phải “lau” lại cho “mới” để… qua mắt thế gian…
Còn khi rải lúa cho lên cây luôn, không cấy, gọi là Xạ Lúa.
Hột lúa rơi, lúc cắt, đập, năm sau tự động lên cây ngoài ruộng gọi là Lúa Rày.
Nếu hột Gạo bị gãy làm 2 làm 3… gọi là Tấm (Cơm Tấm)
Tấm bị… bể lần nữa, nhỏ nữa, gọi là Tấm Mẳn (cho gà con ăn… rất vừa miệng)
Thiệt là… muốn điên cái đầu luôn…. =>>> tới đây xin đóng ngoặc đơn…
                                 oOo
=>>>> Và… thài lai tiếp…
Nếu bà con nào muốn lấy ruộng trồng “đồ hàng bông” như dưa leo, khổ qua… để bán Tết, thì trồng Lúa Sớm (cũng có khi gọi là Lúa Lỡ) để khoảng cuối tháng 9 ta thì cắt, để kịp trồng vụ mùa bán Tết…
Lúa Sớm gạo cũng ngon, nhưng hương vị không thơm ngon bằng Lúa Mùa và bà con nếu “không có gì cần kíp” thì không trồng, vì lúc cắt Lúa Sớm hay gặp cây mưa lớn cuối mùa… do câu: “Ông tha, bà hỏng tha, 23 tháng 10”… báo trước từ xưa!!!
Nghĩa là ông bà xưa… nói trước rằng:
Trước hay sau ngày 23 tháng 10 ta… “y như trong kinh” là  thế nào cũng có cây mưa thật lớn “để rước cá đồng” về sông… mà mưa như vậy, lúa rơm cắt bị ướt là cái chắc.
Lúa Thần Nông 1 năm có thể cấy 2 hay 3 lần gọi là Vụ...
Những loại lúa (mùa & sớm) trên chỉ cấy 1 năm 1 lần gọi là Một Mùa (lúa)
Nhưng trời sanh, chỗ trũng thấp, nước gập… qua khỏi đầu hay cao hơn nữa, không ai trồng lúa, nhưng lúa cũng mọc lên được, đó là Lúa Ma.
Lúa Ma (còn gọi là Lúa Trời) có quê hương bổn thổ là Đồng Tháp Mười…
Lúa Ma có đặc điểm ở chổ… nước lụt cao bao nhiêu, nó cũng… ráng “ló lên” cho khỏi mặt nước, có khi thân nó dài ba bốn thước… cũng hỏng sao…
Khi nước rút, lúa ngả theo chiều nước rút, lúc nầy, lúa “ngóc đầu” lên và trổ bông như… bình thường…thiệt là ác liệt quá chừng…
Gạo Lúa Ma cho cơm cứng… nhưng “thắt ngặt” thì cũng ăn được như thường…
Còn cái tên Lúa Ma… thì “có lẽ”… do nó chỉ “chín lai rai” ban đêm… cho ma ăn, còn bàn ngày rụng hết ráo! Lạ thiệt tình…
Hay cũng “có 1 lẽ”… nửa, là nước ngập lút đầu, mà ngọn lúa… hỏng chịu thua… cứ tà tà lú lên theo… rồi cứ bình thản… “sống nhăn”… như ma sống…!!!???
Nghĩa là… giải thích… hỏng trôi cái tên Lúa Ma, cho nên…($#$[ooo])… giải thích xà quầng… tới độ cho ra “2 cái có lẽ”… để giải thích…
Nhưng mà giải thích… cũng hỏng nên thân… $###$)[:][}….hì hì…
Viết tiếp…
Khi chiến sự ngày càng leo thang, thì ruộng không thể cấy lúa mùa 6 tháng… đều đều được, vì thời gian lúa chín quá dài… thì cái đói lúp ló cận kề rồi…
Lúc đó, năm 69-70 Chính phủ cho nhập giống “lúa ngắn ngày” hay “lúa ba tháng” tên là IR-5 của Viện Lúa Quốc Tế IRRI lai tạo ở Phi Luật Tân… (trong khi Miền Nam VN đã có nhà máy Nguyên Tử ở Đà Lạt từ lâu, so sánh… bậy bạ chơi nhen)
Trồng Thần Nông chỉ cần… quay qua quay lại… 95 ngày là có ăn, nên bà con còn gọi là Lúa Ba Tháng…
Do giống lúa nầy… mau ăn như vậy, nên bà con… đẩy giống nầy lên “bực thần thánh” trong nghề nông và kêu tên là Thần Nông => Thần Nông 5 (TN 5).
Sau đó nhập thêm 2 giống TN 8 rồi TN 32… thì đứt phim…
Nếu bà con gọi lúa IR là Thần Nông… thì cũng đáng lắm… là bởi vì…
Thuở đời nay…
Lúa gì mà… cấy xuống, mới “nháng tới nháng lui”… là có gạo ăn rồi..=>>>$$$$..
Là bởi, nếu cấy lúa mùa thì phải chờ 6 tháng hay lúa sớm thì ít ra cũng phải 4 tháng hay 4 tháng rưỡi mới có ăn… thì hỏng gọi Thần, thì gọi là gì, hỏng lẽ gọi Thánh?!
Bấy giờ gặp giống lúa… có ăn như chớp, thì phải “tôn” nó lên chớ, phải hôn?
Nhưng ngặt cái là...so với cơm lúa mùa, cơm Thần Nông 5 & 8… hỏng ngon bằng, còn rơm thần nông thì…trâu bò chê “đắng” ít khi ăn, còn nếu đem ủ nấm thì nấm rơm ốm nhom… xấu quắc! Được nọ mất kia, "ăn bữa giỗ lỗ bữa cày"… hì hì…
Hột gạo TN 5 & TN 8… có vẻ cụt, thân hột gạo có cái “gan trắng đục” nhỏ rí, do đó gạo TN mau thiu, nên bà con ít chuộng, nó… chỉ để ăn trong nước, chớ nếu… bán chác “ra ngoài”… thì giá rẻ tệ…
Ngoài những loại lúa nêu trên, còn có những loại lúa “đặc biệt” khác:
Đó là Lúa Tiêu, rồi thêm lúa Tiêu Mẳn và Huyết Rồng…vv…
Lúa Tiêu có hột lúa dài bằng ½ lúa thường, còn gạo nhỏ… như hột tấm…
Ai quen ăn cơm (gạo) Trắng Tép, Nanh Chồn… khi ăn cơm Lúa Tiêu… thấy cái miệng… kỳ kỳ, vì hột cơm… nhuyễn nhừ trong họng khi chưa nhai, khi nhai mới biết là cơm Lúa Tiêu nó ngon… không thể tả, nhưng bà con ít trồng vì nó “hỏng đặng hột”
Gạo Lúa Tiêu đã nhỏ, cơm Lúa Tiêu đã ngon,…
Thế mà… trời còn sanh ra loại lúa, có hột… nhỏ hơn rí nữa, đó là (lúa) Tiêu Mẳn…
Tiêu Mẳn có hột… gần như tròn, gạo thì lớn cở ¼ hột gạo thường…
Gạo Tiêu Mẳn nếu nấu cơm, thì “ăn cơm tiêu mẳn” nó… y hệt ăn Cơm Tấm mỡ hành… ngon hết nói luôn…
Thiên nhiên đã “chơi lạ kỳ” về chủng loại lúa, thì thiên nhiên cũng… chơi kỳ luôn…
Kỳ nhứt là có lúa Huyết Rồng…
Lúa Huyết Rồng, vỏ trấu có màu xậm đen.
Còn Gạo Huyết Rồng thì… cái hột đen thui…
Gạo Huyết Rồng bán với cái giá trên trời… nên ít thông dụng, cũng ít ai trồng, vì lúa nầy… hột đeo rất ít trên bông lúa… nên thất thu vụ mùa…
Ở bông lúa thường, gié lúa có chừng 190 tới 230 hột thì…”ông” Huyết Rồng chỉ có 30 - 40 hột mà thôi…
Vậy chỉ có nước… trồng Huyết Rồng để ăn chơi… cho sang…
Hay là để biếu cho… Xui Gia & Bạn Bè gì đó, để “ăn lấy thảo”... chớ “hỏng có chi”.
Bên trên là nói về Lúa, tiếp theo là nói về Nếp… chừng mấy hàng:
Nếu… hỏng để ý, khi còn Vỏ Trấu, ta khó phân biệt “hột” nầy là Lúa hay Nếp hoặc là Lúa Ma…
Phân biệt Gạo & Nếp qua vỏ hột:
(lúc thì Vỏ Hột, lúc thì Vỏ Trấu, khi thì Vỏ Lúa…. thiệt là… khó viết bài)
Hột Lúa có màu sắc hình thù giống y Hột (lúa) Nếp…
Nhưng Hột Nếp có “chấm đen” ở đuôi, còn Hột Lúa thì không…
Còn Hột Lúa Ma… có cái đuôi nhọn như… cây kim bò cạp… gắn sau đuôi hột lúa…
Và Vỏ Lúa Huyết Rồng và vỏ lúa Nếp Than đều có màu “đỏ đỏ… hơi hơi đen”
Vế Nếp…
Có Nếp thường (cũng có nhiều tên) và Nếp Than…
Hột Nếp thường, màu “trắng đục”
Hột Gạo màu “trắng trong”,
Hột Nếp Than… màu “tím than”…
Nếp thường để… gói bánh tét, xay bột làm bánh…
Nếp Than… để nấu Xôi, Rượu Nếp Than, nhậu nếp than… phải “ăn” luôn xác…
Tóm lại, gạo hay nếp, thứ nào cũng “nấu rượu” được hết…
Do vậy, “đụng trận”… con ma men… nhậu rượu đế riết riết… muốn khùng luôn…(?!)
Nếu nhậu “đế pha cồn”… rồi còn “đưa cay” cóc ổi… ngày 2 cử…
Thì thì…=>>Oooo>>>… coi chừng… đi đái sớm!
Còn… ông cố nào… láu cá…=>>>… cho… hổ nhập lâm…=>>>
=>>>> nhè… chơi dại, nhậu “cồn pha nước giếng” đều đều… để “lấy le”…
…..=>>>>…. Cho… .tửu nhập tâm…=>>>…
Thì thì… bộ đồ lòng phèo phổi… bị banh tè le…
Vậy… muốn sống lai rai để… nói dóc, thì phải… bỏ - gụ, chê bia…
Còn nếu… nếu, muốn sống… dai… để “ba đía”…

… .hehehe… thì phải uống… cô ca dài dài là… trúng khía…(?!)

... Kẹt nỗi, ăn hột vịt lộn mà uống cô ca có ngày... tào tháo... rượt chạy hỏng kịp... (??!!!)

 

* Tên Giống Lúa
                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341