Chuyện Lặt Vặt

 

  Một Thoáng Thôn Quê

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
 
 

Nói Thôn Quê là “ý nói” chổ ở…ở Nông Thôn.

Nơi đó, có ruộng đồng rẩy bái, có cây xanh bóng mát, không khí trong lành…

Ở Thành Thị đất chật người đông, xe cộ ồn ào lại kín gió…nghe muốn ngộp thở.

Ở Nông Thôn đất rộng minh mông, gió thổi bốn mùa, quanh năm mát mẻ…

Con nít thành thị, khi má cho về quê, tụi nó mừng còn hơn má cho đi coi hát bóng!

Tụi nó khoái “về quê”…là do mấy chuyện “cỏn con” sau đây:

Để tụi nó thả diều, cho khỏi vướng dây đèn đô thị.

Rồi đi bắt dế, khỏi tốn tiền mua, bởi nhiều khi mua, còn phải tranh dành…

Rồi còn chuyện ôm cần đi câu, lại được bắn chim, rồi nướng ăn tại chổ!

Rồi cứ tự do leo cây ăn trăm, ăn đã, rồi xuống sông tắm cho thỏa thích…

Đã vậy, rồi được tha hồ la, la tét bản họng, mà hỏng bị…ai la, mới khoái tỉ!!!

Quá xá cái “rồi” như vậy, con nít…sao lại hỏng ham???

Còn người lớn, có…mê nông thôn vắng vẻ hong đó??? Có nhe, đây nè:

Người xưa, Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm “nói” như vầy:

                Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.

                Người khôn, người đến chốn lao xao…

 Sư Tổ Trần Tế Xương…lại có thơ rằng:

          ….Biết ai là dại biết ai khôn.

               Khôn nghề cờ bạc là khôn dại.

               Dại chốn văn chương ấy dại khôn…

Người nay…bên tây bên tà âu mỹ gì đó:

Mấy “ổng bả” rời thành phố đi cắm trại, nghĩa là đi về miền thôn giả…nông thôn.

Cắm trại, thì cắm nơi đồng quê, chớ ai đi cắm dùi trong thành phố bao giờ nè?

Vô thành phố “cắm trại” là vô “trại nhậu” ngồi cốt, chớ gì nửa…(phải hôn)(?!)

Cắm trại, phải cắm cả ngày, còn mấy ổng nhậu, cũng…nhậu cả ngày đó nhen…

Vì vậy, mới có câu hỏi…lạ: Sao ai cũng ham (về) nông thôn hết á, sao vậy ta?!

Là bởi, nhà ở nông thôn không cất chùm nhum, mà…cất thưa rỉnh, đất ai nấy cất nhà.

Cất nhà trên “đất ông bà” của mình, do vậy, đất vườn mới có ranh là hàng tre, trúc…

Còn ruộng thì có bờ ranh, trong mẫu ruộng lại chia thêm ra nhiều đám ruộng nửa, để giử nước, vì như vậy, nước ruộng mới khỏi bị cảnh…nước ruộng trên chảy hết xuống ruộng dưới, nước chảy vậy, ruộng trên khô…thì làm sao cấy?!

Xác định “ranh đất” ruộng vườn là do, ở mỗi “gốc đất” đều có cây Trụ Đá vuông, cạnh 1 tất, dài cả thước, chôn ngay gốc đất, từ trụ đá nầy tới trụ đá kia là hàng tre nếu là vườn, còn ruộng thì có đường bờ gọi là “bờ ranh”…

Còn nếu bà con nào không ruộng đất, thì xin gia chủ cho cất cái nhà thì…cứ cất, để sống chung cho vui…chớ hỏng có gì to tát.

Như vậy nhà nầy cách nhà kia, xa nhau…cả năm bảy chục thước là vậy.

Ví dụ miếng đất một mẫu, trên đó có vài ba cái nhà của bà con ruột, thì chia ra cất nhà, để nhà nào cũng có đất trống…

Nhà nào cũng có đất trống, cho nên ai cũng nuôi một mớ gà đẻ và thêm con gà trống, gà mái đẻ ra bao nhiêu gia chủ nuôi hết, nuôi vậy, trước là có thịt gà để “giổ quảy” (đám giổ) sau là có thịt gà để…nấu cháo hay chơi món gà xé phay trộn xoài…

Ý là…để mấy chả có cớ “gầy độ”, rồi áp nhau nhậu nhẹt lai rai…tới xế chiều.

Nhà nào cũng nuôi gà trống, cho nên tiếng gà gáy…rền vang từ nửa đêm, gáy dài tới sáng…còn gáy, rồi nó còn gáy lai rai tới chiều…

Viết tới đây…chợt nhớ câu hát ru em có liên quan tới con gà trống, đó là câu:

        Gió mùa thu mẹ ru con ngủ.

        Gió mùa hè thức đủ “năm canh”

Canh là khoảng thời gian được…tách nhỏ ra làm 5, nên gọi Năm Canh.

Đại khái là từ Canh 1 (1 giờ khuya) cho tới Canh 5 (5 giờ sáng)

Hỏng hiểu sao và cũng hỏng biết “lý do” gì mà gà chỉ gáy từ nửa đêm trở đi?!

Nếu… tò mò, rồi thêm tánh… rị mọ nửa, thì sẻ biết gà gáy như sau:

Khoảng 1 giờ sáng, gà trống bắt đầu gáy “hiệp nhứt” =>>> Canh 1

Không phải gáy 1 con ở nhà mình, mà là tất cả gà trống trong xóm, đều gáy rộ lên một lượt, giống như có ai…đi kêu cho gà gáy vậy…

Tụi gà hè nhau gáy ào ào chừng 3 phút là dứt, rồi xóm làng im lìm trở lại.

Hiệp 2 bắt đầu từ 2 giờ sáng, cũng gáy rộ cả xóm…gà hết gáy rồi ngủ tiếp…

Con gà cứ gáy rồi ngủ…như vậy 5 lần một đêm…

Bà con hồi xưa, chia đêm ra làm Năm Canh, là…Canh Me theo tiếng gà gáy.

Gà gáy Canh Ba, Canh Tư là lúc bà con thức dậy lo đi tưới nước dưới ruộng.

Nếu nhà có trồng thuốc cái, bắp, đậu, tưới sớm để sáng còn làm phân, nhổ cỏ…

Gà gáy Canh Năm (5giờ sáng) là trời “tản sáng”, phương đông ửng hồng…

Khi ấy, lo thức dậy quét tước sân vườn…để rồi ra đồng…

Hồi xưa chưa có đồng hồ, bà con “nghe gà gáy”…ấy vậy mà cũng trúng giờ!

Người quen nghe gà gáy, chỉ nghe tiếng gáy là biết nó đang gáy ở “canh mấy”.

Ví dụ Canh 1, gà gáy xong, âm thanh trong cổ nó còn…kéo nhựa mấy giây.

Gáy Canh 2, tiếng gáy “kéo nhựa” ngắn hơn…

Càng về sáng, tiếng gáy càng “dứt khoát rỏ ràng”, lại có thêm tiếng vổ cánh nửa.

Riêng gáy canh Bốn =>>>… nhưng gọi là gáy canh Tư.

Gà Gáy Canh Năm (trời “sắp” sáng) cũng đồng thời với nhà thờ “đổ chuông”.

Và ở chùa, có tiếng “mỏ công phu” của mấy ông trụ trì vang trong đêm vắng.

Nghĩa là trời đã sáng và ngày mới bắt đầu ở Thôn Quê…

Một câu hỏi…xưa như trái đất, mà mấy thằng…rách việc đặt ra:

-  Tại sao gà đêm nào cũng gáy cách đều đúng 5 lần khi qua 12 giờ đêm?!?

Không phải gà gáy tùy hứng, gáy lai rai, mà là áp nhau gáy rần rần một lượt và gáy rất…đúng giờ và hỏng có con gà trống nào…làm biếng, hỏng gáy?!(?????)

Chuyện…quan trọng như vậy mà hỏng thấy ai chịu “nghiên cứu” gì ráo!!!

Thì thì…(>?>@<!<)…đành phải “giở quẻ lăng ông”…đoán mò.

Vì đoán mò, cho nên “trật trúng”…hỏng thành vấn đề…

Mà vấn đề là…nói dóc sao cho trôi…là ăn tiền quẻ được rồi…hì hì…

…Bắt đầu…giở quẻ xạo sự nè…

Ở đời…coi bộ vậy…mà rất “dể ăn”…là bởi:

Hể chuyện gì làm hỏng được, thất bại, bó tay thì…đổ thừa tại ông trời, là xong.

Thí dụ cất nhà bị sập, đổ lổi…là tại “trời mưa đất mềm”…hehehe…

Đào ao cạn ệu nuôi tôm, tôm chết hết ráo, đổ tội “tại trời nắng nóng quá xá”…

Thì ở đây, chuyện gà gáy…cũng đổ cho ông trời luôn…khửa khửa khửa…

Ông trời…hỏng thấy, chỉ thấy Mặt Trời, do đó ”đổ” cho mặt trời…là xong!!!

Cũng “tại”…”bị” mặt trời, cho nên…thế gian mới có ánh sáng…

Mà ánh sáng cũng có thể…cân ký lô như cân vàng vậy…

Nghe nói ánh sáng, sáng là do quang tử, mà quang tử thì nó tung ra từ mặt trời.

Quang tử bay tới trái đất, một ngày đổ xuống trái đất tới…2 ký lô gam quang tử.

Mới 2 ký lô mà nó nóng thấy mồ như vậy, thì mặt trời…nóng thấy ghê thiệt.

Ánh sáng mà con người nhìn thấy nằm trong quang phổ đỏ cam vàng lam chàm tím.

Bên ngoài phía đỏ là hồng ngoại, bên ngoài màu tím là tử ngoại…

Bên ngoài tử ngoại, hồng ngoại còn có nhiều tia nửa, như anpha, bêta, gama…

Nhưng ”chắc là” còn một số tia nửa, chưa ai biết (!?)…hehehe… cho nên…

Vì “có nó”, nên “nó” làm cho gà trống…ngứa cổ gáy chơi…()(#@$)?!

Là bởi chỉ có “tia” của mặt trời mới bung đi một lượt tới…cần cổ tất cả con gà…

Mà “tia” nầy có chu kỳ…nhấp nháy, chớp chớp…sao đó, vậy cho nên…

Cho nên con gà…gáy theo chu kỳ: gáy nghỉ, gáy nghỉ…

Nói vậy…coi bộ hơi êm êm, nhưng, nếu chơi cắc cớ…hỏi ngược:

-   Sao ban ngày, gà hỏng gáy rộ một lượt…gáy nghỉ, gáy nghỉ, mà gáy lai rai?!

Bài đặt đưa ra câu hỏi đố, rồi…giờ đổ nợ, gặp rắc rối to rồi nè…khà khà khà…

Đã lở phóng lao, giờ phải….đi lượm cây lao (?!)…khụ khụ khụ…

Nghĩa là…bị tổ trác, nên nói đại cho trôi:

Cái tia làm “ngứa cổ con gà” là tia…ma, chỉ bay ban đêm, trời tối.(má bù trẻ ơi)

Ban ngày, trời nắng, tia đó bị…đốt cháy, nên cần cổ con gà trống…hỏng ngứa!!!

Trả lời ẩu tả như vậy là dựa vô câu ”điếc hỏng sợ súng”(<><>(((())))…)…hì hì.

Trong xóm trong làng, nghe tiếng gà gáy đã quen…từ lâu lắm.

Nếu và nếu…xóm vắng tiếng gáy, xóm vắng lặng, thì…hỏng biết nói làm sao…

Bà con nuôi gà thả đi tự do, chiều chủ nhà mới kêu vô cho ăn 1 lần rồi gà tự đi ngủ…

Ban ngày, gà mẹ đi bươi để kiếm ăn trong hàng tre, bụi trúc hay ra ngoài vườn, tìm dế cào cào…cho nên con gà nào cũng mập ú na ú nần, mở bụng vàng khè…

Nhắc lại ”một tháng hương xưa”…

Bầu trời Tây Âu có Ó, Đại Bàng cánh dài 2 thước…quầng thảo ở trển…

Bầu trời Saigon có chim Bù Cắt và Diều Hâu…bay trên cao dòm xuống…

Chim Bù Cắt (còn gọi là bù-cắt-cu) lớn cở…nửa ký, lông màu nâu chấm đen giống lông chim se sẻ, hai loại chim nầy chuyên bắt gà con…

Bù Cắt không bay lòng vòng trên trời, mà nó đứng im như Cú trên cây cao để rình mồi, chờ gà mẹ dẩn con đi ăn, là nó bất thần từ trên cây cao…phóng xuống!

Thế là nó bắt gà con bay đi, tiếng gà con còn kêu la trên bầu trời nghe rất nóng ruột…

Diều Hâu lớn hơn Bù Cắt Cu nhưng nhỏ hơn gà mẹ…

Con Diều có thân màu nâu đen, lông bụng trắng đen, cái mỏ dòm rất dử dằng…

Diều bay vòng tròn trên không trung để…(canh) me gà con bên dưới.

Gà con mà Bù Cắt và Diều Hâu khoái nhứt là cở mươi-mười ngày tuổi…

Khi con Diều bay vòng vòng trên cao…thế nào gà mẹ, gà trống hay gà lứa đều thấy…

Thế là gà trống…la “chát” báo động là gà con chạy lại gà mẹ, hay trốn trong bụi rậm tức thì, do đó con Diều…biết lộ, thấy vậy bay luôn, tìm bầy gà khác…

Nếu gặp gà mẹ “bà chằn lửa” như giống Gà Trảng (Trảng Bàng, Tây Ninh) thì con Diều hay con Bù Cắt…nên cẩn trọng…coi chừng tấm thân của mình!

Khi con Diều bất chợt xà xuống bầy con nhỏ, gà mẹ tức tốc bay lên…xáp chiến trên không, cách mặt đất…một thước, lúc đó, con Diều sẻ bị gà mẹ chơi vô bụng một đá…bay chùm lông và diều ta la cái…chát(tiếng la…tả hỏng được) liền vội vả bay xà niểng, oằn oại…cất cánh lên không trung. Vậy là bửa nay gặp…chằn cho lảnh thẹo, đói rồi đây…

Hỏng hiểu sao…(??!!)

Bù Cắt, Diều…là tiếng con người đặt tên cho 2 loài chim dử, thế mà…

Khi nghe bà con la lớn…”diều-diều-bù cắt-diều…”

Tức thì gà con, gà mẹ, gà trống, gà lứa…ùa nhau chạy trốn hết ráo…(??!!)

Hỏng lẻ…gà mà biết “tên chim dử”…??<>o<>??...

Trong khi nó bươi, gia chủ “hùi” rát cuống họng, mà nó hỏng nghe, phải chọi đất?!

…>>>…Lúc đó, con nít dắt lưng dàn thun 24/24 đeo đạn vò quanh lưng quần…

Nếu bị “bù cắt xớt gà con” của nó, thì con Bù Cắt…tàn đời trong gốc kẹt rồi…

Tụi nó bị mất gà con, đã xót dạ, lại còn nghe tiếng gà kêu thảm thiết trên không trung, thì, đám con nít…quyết trả thù cho bằng được, chớ nhứt định hỏng tha…

Khi gà mẹ dắt con ra vườn, mấy thằng ông cố đó, ra ngồi dưới gốc Sò Đo canh me…

Vì tụi nó biết rỏ rằng, con Bù Cắt ưa đứng rình trên cây đó, để bắt trộm gà.

Khỏi nói, ai cũng biết là con Bù Cắt, chắc chắc sẻ bị…bắn sẻ, chạy đâu cho thoát.

Với tài bắn dàn thung bá phát, tụi nó nhứt định…phục kích…

Phục kích độc địa là chơi kiểu…“ở dưới bắn lên”…là hết xẩy con bù cào!

Thì cái ngử đứng trên cao dò la dòm ngó, phải xách gói về chầu diêm vương thôi…

Nhắc lại một thoáng chuyện xưa, bởi còn “hương xưa” vương vấn trong đầu…

…Buổi sáng tinh xương…ngày ngày như mọi ngày…

…Miền quê rộn rả, tiếng…bò rống kêu mở chuồng, chó nhà ngứa miệng sủa bậy, tiếng gà gáy đó đây…cộng thêm nhiều “tiếng động nông thôn”…khó tả khác nửa:

Tiếng đờn ông…dủa cuốc, tiếng đờn bà quét sân, tiếng con nít hú nhau đi học, tiếng gà đẻ sớm la làng…vv…Khi sương sớm còn giăng trắng miền quê cha đất tổ…

Tất cả đã tạo ra âm thanh, khung cảnh, bào-trời thanh bình yên ả của làng quê…

Nước sương đọng trên lá, rơi xuống lá lộp bộp, từ lá, rớt xuống đất, nước sương…soi lổ nhỏ trên mặt cát của đường quê…làm mát cẳng tụi học trò buổi sớm…

Nắng lên, tia nắng rọi sương treo đầu lá, lóng lánh như kim cương treo đầy cành.

Trưa về, gió thổi kẻo kẹt hàng tre lẩn xen tiếng bà ru cháu ù ơ trên vỏng ngoài hè…

Tiếng cu cườm kêu vẳng giữa trời trưa, miền quê chìm trong giấc nghỉ trong lành…

Chiều xuống, có khói trắng loan tỏa nền trời, có cò bay thấp thoáng trong ráng chiều vàng vắt ngang nền trời chói lọi và hoàng hôn sắp buông, tia sáng dần mờ…

Rồi tới trăng lên, trăng treo đầu xóm, trăng lên cao dần, ánh trăng lung linh…

Bà con tụ lại…nói chuyện ma, con nít ngồi nghe, mắc đái…hỏng dám đi…!!!

Tất cả…đó là tất cả những hình ảnh của nông thôn, không lẩn vào đâu được…

…Văng vẳng tiếng radio bài ca “Nắng đẹp miền Nam ”…

…”Đây trời bao la, ánh nắng mai hé đầu cành, vang động tiếng đồng xanh…”

Hay bài…”chiều dần rơi, sau mái đồi, ánh trăng buôn lả lơi, nhịp chài rơi, như tiếng ca thiệt tha cho cuộc đời…(bài Trăng Về Thôn Giả?)

Hoặc bài…Trong đêm trăng, tiếng chài khua, ta hát lên muôn câu hò…(bài Gạo Tráng Trăng Thanh)

Nông thôn Miền Nam một thuở…xa xưa…

Xưa trên phần hai thế kỷ…vẩn còn vang vọng trong tâm khảm của…người già.

Hồi đó, như có “thời khóa biểu” sắp sẳn của thiên nhiên…

Mưa xuống cây lúa, rồi…ở không, đi câu, chờ lúa chín, để cắt lúa…đổ vô bồ.

Qua nắng, xuống ruộng làm mùa, rồi…chờ mưa, để đi câu cá…giải khuây.

Lúc rảnh thì nhâm nhi với bạn bè hay ngồi quán ngồi lều…để nói dóc!

Nếu…rảnh nửa, thì nằm vỏng, làm vài câu vọng cổ…mà hỏng cần ai vổ tay!!!

Còn nếu có Bản Nhạc mới xuất bản giá 5$...thì mua gấp về…

Anh chàng mê ca, ngồi ghế một…thủ thế, rồi tay đờn, miệng ca…véo von…

Cuốc sống cứ thế mà trôi…

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341