Chuyện Lặt Vặt

 

  Mùa Nắng

Chuyện LẶT VẶT   -   Cốc Chủ
 
Mùa Nắng là mùa… trời chỉ nắng, chớ hiếm khi có mưa!
Nhưng trời… một khi vô mùa nắng…
Ông trời cũng “báo hiệu” cho dân gian biết, chớ ổng hỏng có… im ru, rồi nắng!
Khi đồng ruộng cắt hết lúa và dọn rơm sạch đồng, đồng ruộng trống trơn.
Thì trời cũng báo cho… nhân loại biết rằng “mùa nắng tới nè” như vầy:
…>>>… Không biết do đâu và ở đâu, lại “tại sao vậy”…>>>… Đó là…
Ngủ một đêm, thức dậy…
Bà con ngó xuống đồng ruộng hay dòm trên hàng tre trong xóm, thấy“tàn lan” bay trắng đồng và nó còn dính đầy bụi tre và nằm trắng đồng trắng xá…
Tàn Lan là 1 hiện tượng kỳ bí của thiên nhiên, mà hỏng thấy ai nghiên cứu gì hết!!!
Khi bà con… thấy cái gì trắng trắng từng sợi, từng dề nhỏ, dính xà nùi, có dây có nhợ…bay đầy trời vào khoảng tháng 11 ta, cuối mưa…khi ấy, bà con biết rằng:
Khi “tàn lan bay” là “y như rằng” trời “dứt mưa hẳn”, quả đúng như vậy!
Vì “nó” bay đầy trời, bay-tàn-lan như vậy, nên gọi là Tàn Lan Bay.
Ở đây, bài viết nầy…((@))…đón-chừng cho vui, chớ hỏng có nghiên-cú…gì ráo!
Là bởi hồi xưa, đã thấy ông bà nói vậy thì biết vậy, nên bây giờ đón-mò…coi chơi.
Thằng con nít nào ở thôn quê…
Cũng biết về chuyện Tàn-Lan-Bay…
Đặt biệt và luôn luôn, nó bay từ hướng…mặt trời lặn bay tới…
Đùng một cái, sáng thức dậy, thấy mặt ruộng…có cái gì trắng trắng, nằm trắng đồng.
Còn hàng tre dính đầy tàn lan, nó chơi nó dính trên hàng tre cả một xóm, thế mới ngộ!
Tụi nó tò mò đi ra rứt thử một nắm tàn lan, kêu mấy thằng…khó tánh tới coi.
 -   Tao thấy nó…rích rích, giống Tơ Nhện…nè mầy…
 -    Phải nó hôn…má…?!
 -   Tơ nhện ở đâu mà nhiều dử thần ôn vậy bây, tao đố mầy…?!
-    Ai biết đâu nà…
 -   Ờ ờ…nó trắng mịn, còn dai dai, dính dính, dẻo dẻo…hơi chắc chắc…
 -   Tao đố tụi bây…nó ở đâu bay tới xóm mình…hehehe…
 -   Ờ thì thì…nó có chổ, nó mới bay…chớ ụa
 -   Chổ là chổ nào đó con…hé hé…
 -   …((((o)))+((((o)))….(bít tù lù)
Làm sao tụi con nít…hồi đó, biết được mà trả lời cho thông chớ???
Bởi, với “số lượng tơ nhện” bay trắng trời cở đó, thì tơ nhện, dỉ nhiên phải nhiều thật nhiều, nhiều tới độ…hỏng biết bao nhiêu mà kể…
Nó đã nhiều, rồi tại sao nó bị…sút hay đứt rời “chổ ở” để bay…???
Không phải 1 năm, mà năm nào cũng bay…là tại làm sao???...((((ooo(?)ooo)))…???
Cho tới tận bây giò: Câu hỏi Tàn Lan ở đâu bay tới…vẩn còn bỏ ngỏ!!! Hì hì…
Còn nếu lấy phi trường Tân Sơn Nhứt là gốc, thì hướng tây phi trường là vùng Đồng Tháp Mười (?) hay chổ nào đó…Vậy, tợ nhện ở đâu, tỉnh nào, sao nó lại phát thinh bay vào cuối mưa như thế…???<><>???
Hỏi vậy thôi, chớ có biết ai biết, để mà hỏi, mà có hỏi…cũng hỏng biết hỏi ai!!!
Và rồi khi thấy Tàn Lan Bay là bà con biết là trời dứt mưa…
Vậy là Mùa Nắng bắt đầu.
Khi cắt lúa xong, ruộng còn ướt, đất mềm, bà con…lật đật lo cày đất để trồng tỉa liền.
Ai trồng thuốc lá thì trồng, ai trồng cà tây, bắp, bầu, bí…thì mạnh ai nấy lo.
Nhưng không có chuyện “thấy có ăn mùa trước, rồi giờ bắt chước làm theo” là thấy người ta trồng cái gì “trong…năm rồi bán có giá”…thì “năm nay làm theo”.
Vì bắt chước như vậy, khi dội chợ…là tanh banh cả xóm!!!
Có một chuyện như vầy…
Nếu chổ nào trồng trọt loại nào thì trồng cả xóm.
Ví dụ như trồng Thuốc Cái (thuốc gò, thuốc rê) thì cả đồng ruộng đều trồng một thứ, vì như vậy cho dể chuyện làm ăn, bởi =>>> Buôn có bạn, bán có phường.
Ví dụ như vùng Thới Hòa-Vỉnh Lộc, đồng ruộng nầy trồng toàn là cà tây(cà chua).
Vùng Bà Điểm có chổ trồng toàn là Củ Cải Trắng và khi nhổ củ đem bán thì gom lại tại ngả ba đường, để Bạn Hàng tới mua cho dể.
Do đó, cái chổ ngả ba nầy gọi là Ngả Ba Củ Cải.
Ở Trung Mỷ Tây-Hốc Môn có chổ chuyên trồng Bầu và chổ ngả ba để bà con đem Bầu tới bán gọi là Ngả Ba Bầu…vv…
Đặt biệt, hỏng hiểu sao, những địa danh bên trên đều nằm ở Ngả Ba…(<><>?!)
Trong mùa nắng, từ sáng sớm, khi gà gáy Canh Năm, bà con lo dậy sớm, nấu cơm ăn sáng để ra đồng…
Trong xóm, ai cũng có “công ăn chuyện làm” ở ngoài đồng, nên không thấy cảnh tụ tập nhậu nhẹt la ó sóc trong xóm…
Lúc nầy, bấy giờ, thằng “đực” nào chưa vợ mà nhậu nhẹt hoài…coi chừng ế vợ!!!
Bởi không ai gả con gái mình cho “cái ngử” ăn nhậu tùm lum, hư thân!
Trong xóm cũng có một số bà con “làm sở làm sùng” hay “làm hảng làm xưởng”.
Tới giờ thì đi làm, nhưng ngày nghỉ cũng có chuyện làm, là…bửa củi phụ gia đình…
Thời đó, ai muốn có chiếc Xe Đạp cũng…hỏng khó (lúc nầy chưa có nhập Xe Gắn Máy).
Là, ruộng vừa cắt lúa xong, cho cày đất và trồng Bắp để bán Tết…là có tiền mua xe!
Cứ trồng 1 thiên Bắp (1000 bụi)…tưới nước tà tà…2 tháng rưởi, Tết bán là có tiền mua xe, rồi đạp đi lòng vòng…để lấy le chơi…!?
Bắp trồng cở hơn 2 tháng là bán được, đó là Bắp Nếp, hột toàn trắng, luột ăn rất ngọt hay Bắp Điểm, hột có lộn màu tím, ăn cũng ngon!
Lúc nầy, đi ngoài đường lộ ngang qua đồng ruộng, khách bộ hành sẻ thấy đồng ruộng…giăng giăng cây Cần Vọt…chỉa ngọn lên trời như rừng tre.
Chiều chiều gió thổi, đấu cần giọt kêu vi vu…đó là âm thanh đồng quê…thời đó!
Cần Vọt làm bằng tre Gai già, có Trụ chôn nơi Cồn Giếng, trên trụ là cây tre già, cuối đầu cần là Cây Lau thòng xuống tới đất.
Cuối Cây Lau có Cái Móc, để móc vô Khoen Gàu, để thòng gàu xuống giếng, để Xách Nước (kéo gàu) từ giếng lên, để…rồi để…tưới hoa màu trên ruộng.
Hồi xưa…nửa, Cây Lau của cần vọt làm bằng (dây) Mây…
Sau đó…hỏng biết tại sao, Mây…bị ít, nên bà con dùng Cây Trúc thay Dây Mây…
Cây Lau bằng trúc dầm mưa dải nắng lâu ngày, khi hơi củ-củ là coi chừng…có con Ong Bầy khoét lổ trên đầu lau để làm ổ…
Nếu hỏng để ý “cái lổ trên cây lau” thì khi xách nước, sẻ bị con ong bầu…chơi 1 kim vô ngón tay, sưng vù lên…hỏng mấy hồi, nhưng ong bầu chích…cũng “nên thuốc” đó!
Có nơi, như Thới Hòa, do mặt nước cạn, nên bà con không làm Cần Vọt mà xách nước bằng Dây, gọi là Tưới Dây…
Trong Mùa Nắng, trong “giờ làm việc” trong xóm vắng hoe…
Là bởi người lớn ai cũng ở ngoài đồng lo chuyện Rẩy Bái…
Úi chà…trong chử Rẩy Bái, thì chử Rẩy…biết rồi…
Còn chử Bái…là sao, mà lại đi theo sau chử Rẩy…đây chời…>?>?>?>???...
Hì hì…đang viết bài, mà…bài đặt, đặt ra câu hỏi, ý là kiếm cớ nói dóc đó đa…
Nói dóc nè…
Chử Bái là chử mà ông Thầy Chùa đọc, khi tụng kinh trong đám ma…Nhị Bái Tam Bái…mà ai cũng biết là Lạy 2 ba lạy, cho nên…hỏng nói…hehehe…
Còn Bái Sư, Bái Thầy…thì ai cũng biết là “nể sợ”…sao rồi…
Quả là chử Bái nầy…ngặc thiệt tình…nhưng mà hỏng lẻ “nó nằm” trong câu:
Bái Xái Bài Xai…???
Câu bái xái bài xai…rất khó giải nghĩa!!!
Vậy nên…cho ví dụ để Đọc Giả…giải dùm, thí dụ:
Ông đó…có vợ bé, bị vợ lớn bắt tại trận và vì vợ bé đã con với ổng, nên đi kiện cáo tùm lum, lúc nầy, ông cố đó mới lo Bái Xái Bài Xai…
Lo vậy…là lo mần sao???///Hì hì…///&*&*…Ai biết đâu nà!!!
Vậy thì “lo chuyện rẩy bái”…lo, lo quá xá cở đó, lo…như ông cố gì đó lo đa…(?!)
Ngẫm lại, ông bà xưa xài chử nghĩa quả là thâm thúy…(thúy…y dài…hì hì)
…Lịt-xịt…lo mần rẩy bái…thì Tết cũng tới nơi…Thế là Lo Tết!!!
Ăn tết xong, lo “cày” tiếp, cày…cho hết Mùa Nắng.
Bà con hồi xưa, vì chưa có Điện Khí Hóa Nông Thôn nên “làm rẩy” cực lắm…
Vì phải tưới nước bằng Cần Vọt, cho nên “xách nước chai tay”.
Tay bị chai nên lòng bàn tay cứng ngắt, có khi bị nức tét tới chảy máu…
Nhưng không thấy ai than trách gì, vì…cái sự đời…nó là vậy!
Rồi tới lúc bán cà bí bầu, đậu que, đậu búng…nghĩa là tiền bắt đầu vô túi…như sau:
Trời chiều vừa tắt nắng, đồng ruộng xôn xao…hẳn!!!
Đó là bà con…ùa ra đồng, để lo cắt bầu bí, rau dưa…vv…để bán cho bạn hàng.
Thí dụ ở Ngả Ba Củ Cái, vì cả xóm trồng củ cải cho nên, chiều đến là phải nhổ liếp cải nào “tới lứa” để rửa sạch đất, để củ cải sạch sẻ trắng tinh, rửa xong, người nhà phải gánh hay cho xe bò xe ngựa kéo tới ngả ba, để “bán đồ hàng bông”…
Tại đây có sẳng “bạn hàng sỉ” (mua sỉ) mua hết ráo, để sau đó chở thẳng ra chợ Cầu Muối hay chợ Cầu Ông Lảnh để bỏ mối…
Vì…hể tới mùa rẩy, thì ngày nào cũng thế, tháng nào cũng vậy, năm nầy cho chí năm sau…cứ bán 1 thứ như vậy…
Cho nên ngả ba đó thành Danh Từ Riêng: Ngả Ba Củ Cải, Ngả Ba Bầu…là vậy.
Lúc ấy, khi đó, bà con chỉ bán “đồ tới lứa” chớ không ai bàn “đồ non”, cho nên đi chợ gặp bà nào bán “đồ non” (bầu non, bí non…) thì đích thị “đó là đồ ăn trộm”…
Là bởi đồ tới lứa, bà con cắt bán hết từ hồi chiều rồi…còn đâu nửa, chỉ còn đồ non!
Đồ Non thường ăn hỏng ngon bằng đồ tới lứa (đúng lứa), ví dụ bầu non, luột ăn…nghe
“hôi bầu”, nghĩa là…hôi rình, bí non…ăn nghe nhảo nhẹt, chán phèo luôn.
Nè…mấy ông thợ nhậu cóc ổi, mấy ông hái “ổi non” nhậu coi…mắt ớn phải hôn?
Có chổ như Thới Hòa–Vỉnh Lộc-Bà Điểm…có chổ trồng “tòn-là” cà tây không hà!!!
Mấy chổ nầy, vào giờ chiều là vui vẻ ồn ào nhứt hạng:
Là do trồng cà tây (cà chua) cả đồng ruộng…mà cà tây trái nhỏ cở cườm tay, cây nào cũng cho trái nhiều…phát ngộp, nên phải cần nhiều người hái mới kịp…
Cho nên, chiều nào cũng…rậm đám con nít thả diều, còn chủ nhà thì…đếm tiền bỏ túi!
Bởi vậy…hỏng vui…là sao nè…>?>?>?...!!!
Lúc nầy đồng ruộng…đông vui lắm, còn nhậu thì…hỏng có nhe, bởi mấy ổng lo bán đồ muốn…phát mệt, còn hơi sức đâu nửa mà nhậu nè…
Nhưng khi về tới nhà rồi…thì biết…/*/*/*///…nhen…
Còn khi quởn quởn, bà con tới chơi ngoài ruộng coi “đám đồ” của ông nầy tốt xấu ra sao…để còn có cách chỉ vẻ, mách nước, để làm sao cho tốt hơn…
Bởi thế, do đó, trong dân gian xưa có câu: Thằng đó là dân mần-ăn.
Nghĩa là tay đó, chỉ lo làm ăn chớ hỏng có đi…đánh lói, chơi bời lêu lỏng…
Tình làng nghĩa xóm cũng là đây, tối lửa tắt đèn có nhau, cũng là đây…
Nhất gia hữu sự bá gia ưu…
Nhà nào “có đám” (đám cưới, đám ma) thì bà con tới phụ nhau rần rần…
…nói gì thì nói…
Xoay qua xoay lại…thì hết mùa nắng…
Rồi thì trời mưa, nghĩa là vô Mùa Mưa.(là…quay lại bài viết trước…hì hì)

 

NĂM MỚI CHÚC QUÍ ĐỘC GIẢ ĐƯỢC NHIỀU TAM AN

AN CƯ - AN LỘC - AN LẠC


                                   
Chàng Hiu 374 

     

TRANG CHÍNH

Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Ngoc341