HOME             Hồi Kư Thơ Nhạc          Lao Tù và Vượt Biển       Hành Tŕnh T́m Tự Do

 

 

      LAO TÙ và VƯỢT NGỤC.                                                                                               

MX Trần Văn Khỏe

Khoá 4/71 SQTB-TĐ ra trường vào lúc mùa Hè đỏ lửa năm 1972, sau 10 ngày huấn luyện leo lưới, đổ bộ. TĐ5/TQLC được phân phối 10 SQ. Nhóm tôi có 4 người về trinh diện ĐĐ3/TĐ5/TQLC, lúc bấy giờ ĐĐT là Tr/Úy Trần Thanh Tùng tại ngă ba Long Hưng - tên địa danh của một ngă rẽ đi vào Cổ thành Quảng Trị -. Những tháng ngày của đạn pháo mưa bom, và cũng là nơi 2 bạn tôi là Ch/Úy Tô Ngọc Khanh và Ch/Úy Nguyẽn Văn B́nh đă hy sinh hai tuần sau khi nhận đơn vị. Ḷng tôi không sao tránh khỏi sự bùi ngùi, xúc động mỗi khi nhớ đến 2 bạn thân của ḿnh đă không may bị gục ngă, và hy sinh để bảo vệ phần đất tự do, cho đất nước, cho quê hương miền Nam Việt Nam. Giờ đây sau 40 năm nh́n lại chỉ c̣n là những kỷ niệm, là qúa khứ của một thời chinh chiến.

 

Sau ngày quốc hận 30-4-1975. Hầu như tất cả Sĩ Quan QLVNCH đều bị lừa bịp bằng danh từ “cải tạo tư tưởng” trong thời gian nhất định. Thế rồi, như một đàn trẻ mới lớn, từng đoàn người lũ lượt kéo nhau ra tŕnh diện để được vào trại cải tạo tập trung. Trong số đó có chúng tôi, Mai Xuân Cương, Diệp Phi Hùng và Trần Văn Khỏe  cũng kéo nhau vào tù một lượt. Sau gần 3 năm năm vất vả trong cảnh lao tù cộng sản, ngày ra tù gần như tuyệt vọng...

ooOoo

 

             Đầu năm 1978 nhóm chúng tôi gồm 6 ngưới có ư định trốn trại trại tù, kế hoạch qua khu trại tù Bùi Gia Mập rồi xuyên ranh giới Cambodia, vượt sông Mekong qua vùng Bát Tam Bang đến Thái Lan bằng đường bộ. Đây là viêc làm rất quan trọng đến sự sống c̣n, nên trong nhóm không ai khác ngoài 4 chữ TQLC, trong đó có 3 trung đội trưởng của ĐĐ3/TĐ5  là Th/úyTrần Văn Khỏe, Th/úy Diệp Phi Hùng, Th/úy Mai Xuân Cương. Ba  thằng bạn rất thân với nhau cho dù bất cứ hoàn cảnh nào.

 Khoảng cuối mùa thu 1978, một người bạn sau cùng trong số 4 đứa ra trường đă bị gục ngă trong hoàn cảnh khốn cùng của traị tù Bù Gia Phúc, tỉnh Phước Long, nằm cách ranh giới Cambodia độ trên 10 cây số, đó là Mai Xuân Cương

 Trại được bao quanh bởi 3 hàng rào xây dựng bằng tre "lồ-ô" và kẽm gai của QLVNCH để lại, mỗi hàng cách nhau khoảng 5 tới 10 thước, do chính những tù nhân Công Binh QLVNCH thực hiện, “phe ta làm hàng rào kiên cố nhốt phe ḿnh”. Bên ngoài hàng rào thứ 3 là những vọng gác cao khoảng 10 mét và có vệ binh canh gác hàng đêm.

Nguyên nhân đưa đến cái chết Th/úy Mai Xuân Cương.

Tổ chúng tôi âm thầm chống đối, hầu hết trong tổ toàn dân tác chiến, nhiều lần chúng tôi bị kiểm điểm là tổ có “khả năng” lao động sản xuất thấp nhất trong đội, nên cả đội 4 tổ phải chịu h́nh phạt chung, ngồi mổ xẻ hằng đêm, nhưng rồi v́ sự công b́nh toàn đội, nên cả tổ chúng tôi bắt đầu làm việc trở lại.

Một hôm, không nhớ rơ ngày tháng, vào năm 1976 trại tù Trảng Lớn L3/T4, theo chỉ tiêu 5kg rau mỗi người trong tháng, nên mọi người cố gắng đắp thêm và́ luống rau muống trên mặt đường trải đá. Tôi Hùng, Cương, Sơn, Lâm… cả tổ đều chia nhau đi t́m đất mềm để làm thêm luống rau.Tôi lấy đất gần b́a hàng rào; Hùng, Sơn, Cương thay phiên xuống hầm ếch lấy đất cho lẹ. Gọi hầm ếch, v́ như cái hang không chân khổng lồ, nh́n rất nguy hiểm, đất có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. V́ mọi người ai cũng muốn lấy đất mới, nên đă tạo thành cái hố lớn không chân. Tôi cũng xuống hố lấy vài ky đất và linh cảm cho tôi biết có điều ǵ không ổn nên tôi leo lên đi t́m để cào một nơi khác. Hôm đó, Cương đào đất, Sơn kéo, Hùng đổ vào những luống rau. Được khoảng độ 10 ky th́ tôi nghe tiếng rú lên của Sơn: - “Đất sụp, đất sụp”. Một khối đất khổng lồ đè lên người Cương, không  nh́n thấy bạn ḿnh đâu hết, chúng tôi ùa ra, móc đất t́m bạn kéo lên. Đống đất dầy cộm, cả đám tay móc, chân cào, đâu độ năm, ba phút, thấy được cái chân Cương. Chúng tôi mừng rỡ - “Nó đây rồi, nó đây rồi”. Sơn, Hùng và tôi kéo Cương ra khỏi hầm ếch, rồi đưa lên mặt đường.

Lúc bấy giờ tôi nh́n thây hai mắt Cương trợn trắng, sùi bọt mép ra, thân h́nh cong như con tôm, chúng tôi phụ nhau keó thẳng thân người ra, khi phát hiện cột xương sống bị găy, bấy giờ mỗi thằng một tay, khiêng bạn chạy thẳng vào bịnh xá của tiểu đoàn cách đó độ vài trăm thước.

Trời đă sụp tối, bệnh xá chỉ có vài tên vệ binh được bổ làm y tá, thấy chúng tôi sôn xao tên vệ binh hỏi - “Thế anh kia bi ǵ thế mà đưa vào đây?” Chúng tôi trả lời - “Báo cáo anh, bị đất sụp, đè găy xương sống nhờ anh xem dùm”. Tên vệ binh bảo - “Bỏ anh đó xuông rồi các anh trở về trại đi”. Chúng tôi nài nỉ xin họ chích thuốc giảm đau cho bạn ḿnh, v́ thấy Cương quằn quại quá đau.

Tôi không để ư ǵ đến khung cảnh chung quanh mà chỉ chú tâm vào Cương th́ giật ḿnh nghe bên kia nhà có tiếng hét la đau đớn. Quay sang nh́n th́ thấy xe Honda chiếu ngọn đèn pha  thẳng vào trong cái mùng xanh màu nhà binh. Bấy giờ tôi trố mắt nh́n kỹ xem việc ǵ, th́ ra một tên bộ đội y tá cầm cây cưa sắt đang cưa cáí chân cuả một bạn tù, đi lao động cuốc trúng một đầu đạn M79 khi sáng. Cả đám nh́n nhau lắc đầu, lúc đó tên bộ đội chĩa súng vào chúng tôi quát lớn bắt chúng tôi phải trở về pḥng ngay! Biết làm sao bây giờ, đành lủi thủi ra về, bỏ lại bạn ḿnh nằm quằn quại ngoài hiên không một liều thuốc trị.

Vài tuần sau khi Cương trở về, đi đứng như thằng Gù Nhà Thơ Đức Bà và kể lại:

- Đ.m, tụi nó đâu có thuốc ǵ mà chích, mà cho… Biết cái đéo ǵ mà trị. Mỗi khi tao bị lên cơn sốt th́ thuốc “kư ninh” và khi đau quá kêu la th́ tụi nó cho liều thuốc “KHẮC PHỤC”, ráng chịu “đau rồi sẽ qua”.

Vừa kể, Cương vừa vấn điếu thuốc rê, nói thuốc rê cho sang chứ thực sự toàn là râu bắp nhúng nước thuốc lào, đem sấy khô hút cho đỡ thèm. Cương hỏi tôi:

- Khỏe, mày c̣n nhớ mấy sĩ quan Vơ Bị khóa 29 hay 30 ǵ đó không? Họ tốt nghiệp trên đường di tản, về TQLC rồi đi theo thực tập với mày không? Thằng Hải, cái đêm mà tụi mày khiêng tao lên bệnh xá, th́ nó đang bị cưa cái chân trong mùng. Nghe tụi ḿnh gọi tên nhau nó nhớ tên mày và hỏi tao mới biết ra phe ta, cùng là Mũ Xanh. Tội nghiệp nó bị cụt một chân, đui một con mắt v́ cuốc trúng vào đầu trái M79.

Sau này, v́ Cương bị sốt rét, đi tiểu bị té nứt khớp xương sống, tủy sống chảy ra, đó là nguyên nhân đưa tới cái chết của ngườ́ đồng đội, đồng tù: Th/Úy Mai Xuân Cương .

Nhiều lúc ngồi một ḿnh, suy nghĩ vu vơ, nhớ chuyện này rồi sang chuyện khác. Đôi lúc tôi nghĩ số tôi lận đận nhưng gặp nhiều may mắn. Ngày đó, nếu Cương không chết và ba người bạn vẫn quyết định trốn tù theo dự tính lúc ban đầu th́ số phần chúng tôi chưa biết sẽ như thế nào? Có lẽ bỏ thây trong rừng sâu, một nơi nào đó trên đất Cambuchia, hay bị chặt đầu v́ đám quân Pôn Pót. Sau khi Cương chết, tôi nghĩ đến hướng khác, đổi hướng “tiến về Saigon”.

 

*****

 

Tôi bí mật viết thư gởi về gia đ́nh làm giây tờ giả. Tội nghiệp má tôi khi nhận được thư, nghe tôi có ư định trốn trại, bà rất lo lắng vô cùng nhưng cũng ch́ều tôi. Bà nói ra cho em trai tôi biết, thằng em cũng đồng ư, v́ đă 4 năm rồi mà vẫn chưa có ngày về. Bà hỏi tiền đâu mua giấy tờ giả trong lúc không có cơm ăn? Thằng em lanh lẹ trả lời:

- “Thẻ công nhân của con, gỡ h́nh ra dán h́nh ảnh vô, rồi vô hăng chôm giấy phép, chuyện nhỏ. C̣n chuyện lớn là ảnh trốn có được an toàn hay không thôi”.

Vài ngày sau, nó t́m đâu ra tấm h́nh thẻ học sinh của tôi dán vào thẻ công nhân của nó, rồi đưa cho má tôi kèm theo tấm giấy phép để trống.

Lúc bấy giờ, t́nh h́nh thay đổi, chuyển trại giải giao tù về Hàm Tân, Suối Máu, Chí Ḥa cho bộ Công An quản lư, tù nhân trốn trại bắt được xử bắn tại chỗ.

Mới cách đây một hai tuần, trại kế bên đă bắn làm gương một bạn tù trốn trại, treo hàng rào để tới thối mới được chôn.

Nhớ lúc c̣n làm anh nuôi, đem cháo vào nuôi 2 bạn trốn tù không may bị bắt lại, trước thời gian 3 năm. Bị đánh đập đến nỗi một thằng th́ con mắt ḷi ra đày máu, c̣n một đứa th́ găy cánh be sườn chỉa ra ngoài một khúc. Hai chân bị cùm trên đôi thanh gỗ, thoi thóp trong cái cḥi tôn nhỏ xíu. Tiếng nói thều thào của Thời c̣n văng vẵng bên tai “đợt cháo tới cho xin chút đường”. Thấy bạn nằm thiếp tôi nhận lời sẽ cố gắng, trong khi được lệnh một lon chao trắng cho cả 2 thằng.

Quá thương bạn, hôm sau tôi làm liều một chuyến, bỏ thẻ đường dưới đáy lon Guigoz rồi đổ lên đầy lớp cháo.

Như đă đoán được việc làm của tôi tên vệ binh chận lại hỏi:

- ” Thế, anh đem ǵ cho chúng nó hôm nay.”

            Tôi đáp lại: -  “báo cáo anh đem cháo trắng cho hai anh ấy”

            Vệ binh - “ĐM.. mấy thằng phản động mà gọi bằng anh, tớ đập bỏ mẹ bây giờ”

Rồi hắn đi thẳng ra ngoài sân nhà, bẻ nhánh cây khô thọt vào lon Guigoz cháo tôi đang cầm quậy lên, thấy cục đường vàng khè dưới đáy quét văng ra ngoài, rồi lấy khẩu AK50 quay báng súng định đập vào mặt tôi. Nhưng rồi không hiểu hắn nghĩ sao, bỏ súng xuống. Nếu không chắc giờ đây miệng tôi toàn răng giả.

Việc thăm nuôi trở nên khó khăn hơn trước. Thân nhân thăm nuôi bị khám sét rất kỹ lưỡng, đám vệ binh lợi dụng việc này tha hồ khám sét ṃ dưới…, bóp trên, vợ hay em gái tù nhân lên thăm. Má tôi phải can đảm và vất vả lắm mới đem được giấy tờ cho tôi. Tôi hỏi má tôi có bị tụi vệ binh ṃ không? Bà trả lời tao già nó chê, chỉ ṃ mấy đứa nhỏ thôi, tụi nhỏ nó la, khóc um trời.

Mẹ con nói với nhau qua loa vai câu chuyện, trời đă tối, tôi trở về trai, đổ lon Guigoz mắm ruốc ra. Tôi ứa nước mắt khi nh́n cuộn giấy được bao thật kỹ trong bịch nylon, cũng may là tụi vệ binh không bắt đổ ra khám xét. Phần tôi đă xong, tôi hỏi Niên người bạn “Ḱnh Ngư, Phạm Bá Niên” anh trả lời xong xuôi một ngày cơm vắt. Thế là dự trù 6 người lúc ban đầu th́ 1 chết (Cương), lạnh cẳng 3, chỉ c̣n 2 là tôi và Niên.

Kế hoạch vẫn thực hiện, nhưng chưa quyết định ngày giờ xuất phát. Lúc này c̣n lại tôi và Niên hằng đêm bí mật bàn thảo kế hoạch.Đêm th́ thầm cuối cùng là đêm 18-6-1979. Hai thằng nh́n nhau nắm chặt tay trong quyết đ́nh cuối cùng. Có thể, trong đêm mai ngày 19-6-1979 ngày thành lập Quân Lực VNCH cũng là ngày giỗ của 2 thằng! Dẫu sao ngày này gia đ́nh chúng tôi cũng dể nhớ! Ngày hôm sau tôi chuẩn bị những đồ cần thiết để rời tuyến xuất phát đúng 9 giờ đêm, sau khi tiếng kẻng vang lên tới giờ đi ngủ.

Theo kế hoạch, khi kẻng 9 giờ đêm, tôi dậm chân tại chỗ. Niên sẽ đến bắt tay để rời tuyến xuất phát.  Như cảm giác của giây phút đầu mỗi lần trước khi đụng trận trong mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tim tôi đập mạnh, người lạnh run, trong khoảng 5, 10 giây. Năm phút hồi họp chờ đợi đă qua, Niên vẫn chưa đến tôi suy nghĩ có lẽ hắn lại đổi ư rồi. Tôi tiếp tục xem đồng hồ, khi tiếng ồn ào trong láng bắt đầu lắng dịu th́ Ḱnh Ngư xuất hiện kéo gị Hắc Long. Tôi vội kéo tấm mền giầy cộm làm bằng bao cát phủ lên chiếc gối dài, rồi chui ra khỏi láng, thấy Niên đang núp chờ tôi ngoài cửa cḥi.

Giây phút định mệnh đă đến, giây phút hồi hộp chờ đợi đă qua, lúc nầy tim tôi gần như đều ḥa trở lại để đương đầu với giây phút thập tử nhất sanh. Hai thằng tôi lần lượt đi ḷn qua từng láng, trong lúc tiếng x́ xào sắp bắt đầu im lặng, cũng là lúc cán bộ cai tù đi kiểm soát.

Qua khỏi láng cuối cùng một khoảng độ vài mươi thước, th́ đụng lớp hàng rào thứ nhất, dễ dàng vạch kẽ hở của hàng tre "lồ ô" chui qua. Kế tới là hàng thứ hai hơi khó, những cánh "lô ô" c̣n chưa siêu vẹo, cuối cùng cũng cố ḷn lách chui qua được. Lúc này ngoài trời tối đen như mực, cả doanh trại dường như hoàn toàn yên lặng khi tôi quay đầu nh́n lại để lắng nghe.

Lớp hàng rào thứ 3 là vấn đề trở ngại lớn, Niên ra dấu hiệu hỏi ư tôi nên đi hướng nào? Theo dự trù th́ hướng phía trước mặt là đường xe chạy th́ dễ dàng hơn, nhưng tôi quyết định đổi hướng, chỉ thẳng vào vọng gác, “nhứt chín nh́ bù”. Theo kinh nghiệm chiến trường, nơi nào khó th́ chỗ đó tương đối an toàn, giờ đó mới quá 9 giờ đêm, vệ binh chắc chưa ra vọng gác. Cả hai đồng ư ḅ thẳng về hướng vọng gác gần tới chân hàng rào, dừng lại nghe ngóng, quan sát. Chúng tôi nh́n thẳng lên vọng gác đâu chừng 5 phút xem có động tĩnh ǵ trên đó không. Quả như điều tôi đoán, chưa thấy tên vệ binh nào ra gác giờ này. Tới chân hàng rào thứ ba, cao độ chừng 3 mét bên trên là 3 lớp kẽm gai "công xẹc ti na" chồng lên như h́nh tam giác, dưới chân th́ dầy đặc kẽm gai, không cách nào chui qua lọt được. Vừa suy nghĩ t́m cách đối phó, vừa lầm thầm chửi thề.. Quân ta làm hàng rào nhốt quân bạn kỹ quá, giá ngày xưa… rào kỹ như vầy th́ đỡ biết mấy.

Niên và tôi mỗi thằng cố t́m cách bám viu để leo lên đỉnh hàng rào, tránh động tĩnh tối đa, không thằng nào lên được. Cuối cùng, tôi quyết định ngồi xuống để đưa Niên lên bằng hai vai của ḿnh, khi bám được ṿng kẽm gai trên cùng, Niên từ từ t́m kẽ hở chui qua, đeo lủng lẳng trên 3 ṿng kẽm gai, độ vài phút sau tôi thấy Niên xuống tới chân bên kia hàng rào. Qua được một thằng rồi, c̣n tôi làm sao tôi trèo qua đây? Th́ bên kia Niên cố gắng banh kẽm gai chui vào đưa 2 cánh tay chịu trên kẽm như một nấc thang cho tôi bước lên. Không cách nào khác tôi đành đạp lên tay Niên cố gắng hết sức ḿnh để đu lên ṿng kẽm, cũng may tôi nắm được ṿng đầu rồi đu lên. Lúc này tôi nhớ đến leo lưới trong quân trường lần đầu tiên có cơ hội thực tập và cũng là lần cuối của đời tôi, đu ṭn teng như nhện. Khi ḷn qua gần hết kẽm tôi vội vàng buông tay nhảy xuống, ṿng ng̣ai cho lẹ. Nhưng lưng quần tôi c̣n vướng móc kẽm gai kéo tôi ngược lại lơ lửng giữa chừng. Tiếng "lồ-ô" đổ găy kêu răng-rắc. Niên vội vàng chạy tới đỡ tôi bước xuống.

Thật may mắn cho 2 thằng tôi, giả sử có vệ binh canh gác đêm đó th́ 2 thằng tôi đă ra người thiên cổ. Ngồi xuống lấy lại b́nh tĩnh, định lại vị trí rồi bắt đầu t́m lối ra. Gai mắc cở chằng chịt mọc trộn lẩn trong đám tranh khô, mỗi bước đi chúng tôi tạo nên từng tiếng kêu xào xạc. Bọn vê binh thường hay bắn “la fan” vào nơi có tiếng động ban đêm may ra chết được heo rừng. Tôi nhớ có lần tôi làm “anh nuôi” cùng một thằng bạn qua khu vê binh ăn trộm mướp, dưa leo v́ quen đường đi lối về nên an toàn trở lại. Nửa giờ sau, tiếng AK nổ vang rền, tiếng vệ binh la inh ỏi heo rừng, heo rừng lọt vào giếng cạn. Tên vệ binh chĩa đèn pin xuống giếng định bắn th́ nghe tiếng la đừng bắn tôi… tôi không phải heo rừng. Th́ ra là thằng tù đói như tôi cũng đi ăn trộm nhưng không thuộc đường nên bị băt và đánh bầm dập cả đêm, nhưng thoát chết.

Kinh nghiệm đó, Niên và tôi lần ṃ từng bước một, có lúc phải ḅ thật chậm hay lom khom bước đi từng chặng một. Mất khoảng gần 2 tiếng đồng hồ để vượt khỏi đám tranh dài chừng 200m. Ra tới mặt đường xe chạy, theo kế hoạch dự trù là đi qua đường tiến thẳng vào rừng độ chừng 20m, quẹo trái. Cập dọc theo lề đường đi độ chừng hơn cây số, qua khỏi bộ chỉ huy Trung Đoàn, mới ra đường lộ. Lúc này chúng tôi làm theo kế hoach vạch sẵn, qua đường lần theo con đường nhỏ mà đi. Hai thằng yên lặng lần ṃ đi được hơn nửa giờ, tôi có linh cảm dường như bị lạc, nếu đúng đường th́ có lẽ đă qua khỏi vọng gác Trung Đoàn, nhưng con đường ṃn này dẫn xuống chân đồi, ẩm ướt và sương mù.

Tôi bảo Niên tụi ḿnh bị lạc rồi, bẻ góc 90 độ, đi lên. Hai thằng đồng ư chuyển hương đi, trời tối đen, bàn tay đưa ra không thấy ngón, đi được khoảng 20 phút, tôi thấy đàng xa dường như có ánh đèn dầu. Kéo Niên ngồi xuống định lại hướng, th́ ra ngọn đèn dầu thấp sáng loe lóe trong căn nhà thăm nuôi, bên cạnh vọng gác của Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn. Nếu không nhờ ngọn đèn dầu của căn nhà thăm nuôi đêm đó, th́ hai thằng tôi  đi vào ngay họng súng của vệ binh trước cửa cổng Trung Đoàn.

Định được điểm đứng trọng yếu, không dám tiến sâu vào rừng nữa, chỉ lùi vào một chút rồi tiép tục hướng Ngă Ba Đường 10 mà đi. Được một đoạn hơi xa Trung Đoàn, rồi lần ṃ trở ra đường xe chạy. Tới được “Ngă Ba Đường 10” khoảng 12 giờ đêm. Đă 3 giờ đồng hồ mà đi chỉ được hơn 3 cây số, chúng tôi bằng mọi cách phải đi tới cầu Sông Bé đúng 6 giờ sáng. Khi vệ binh gác cầu rời vọng gác vào tập thể dục, lợi dụng cơ hội này để qua cầu. Đoạn đương này độ vài mươi cây số. Niên và tôi bắt đâu bám đuôi nhau, đi như chạy khoảng 10km, đứng lại nghỉ mệt, Niên đề nghị:

-  Nếu hai thằng bám đuôi nhau thế nầy th́ nguy hiểm, bây giờ một thằng đi trước, thằng sau độ 10 mét, nếu có bị bắn hy vọng có thằng chạy được v́ ban đêm bọn nó không biết ḿnh đi mấy người.

Chúng tôi “oẳn tù t́”, ai thua đi trước và Niên đă thua, Niên bảo nếu có ǵ nghi ngờ th́ Niên sẽ đưa tay ra sau xoay tṛn. Mật hiệu đă xong, Niên vội vàng lên đi trước. Lầm lũi đi trong bóng đêm, được thêm vài giờ nữa, ra tới quán “BA CÔ” lúc này tôi độ chừng 4 giờ sáng, trời bắt đầu bớt tối dần, khoảng cách chúng tôi càng xa, chỉ bám nhau theo mật hiệu mà thôi. Đi thêm đoạn nữa, th́ bắt đầu đoạn dốc đồi thật cao, tới đây chúng tôi đă biết được khi đổ dốc là sẽ tới gần cầu “Sông Bé”. Đang miên man nghĩ đến những đều may mắn, trời thương không mưa, không một toán vệ binh gác đường th́ Niên đă lên tới đỉnh đồi cao. Tôi c̣n chưa được nửa đồi, bỗng thấy có dấu hiệu khác thường, tay Niên đưa ra sau lưng xoay tṛn. Tôi giật ḿnh chạy nhanh vào lề đồi núp vào lùm cây, quan sát. Dường như có tiếng đối thoại nhưng không nghe rơ v́ một đoạn quá xa, hơn nữa trời lúc này vẫn hơi tối. Chừng một lúc, tôi thấy Niên đi trở lại b́nh thường rồi biến mất đi khi xuống bên kia dốc đồi.

Tôi đoán chắc là có chướng ngại vật, nhưng không biết là cái ǵ. Phải đành chui ra bước lên. Đă lên lưng cọp rồi phải cố điều khiển nó mà thôi, tôi lấy lại b́nh tỉnh, bước đi lên đồi. Khi tới đỉnh th́ bỗng dưng có tiếng quát to từ phiá bên kia đường:

- “Anh kia làm ǵ, đi đâu sớm thế?”

Một giọng nói gần như quen thuộc hàng ngày của những vệ binh, hay cán bộ cai tù. Tôi giật ḿnh quay sang, thấy tên bộ đội với khẩu AK50 chỉa thẳng vào người tôi. Lúc này, không hiểu sao tôi b́nh tĩnh như chưa bao giờ hết. Tôi trả lời như người một công nhân b́nh thường chẳng sợ sệt ǵ:

-  “Trời đất ơi, anh làm tôi hết hồn. Tôi là công nhân ở thành phố HCM lên thăm ông anh trong trại cải tạo, v́ không nghỉ phép được lâu nên phải đi về sớm ra Phước B́nh đón chuyến xe đầu về thành phố".

Tên bộ đội gằn giọng trả lời:

- “Thế à! Vậy anh đi cẩn thận xuống dốc đồi, kẻo bá vào chiếc xe tôi lật nằm dưới đấy nhé, đi đi ..”

Cũng may tên này không phải là vệ binh gác tù, tôi gần như thoát nạn, trả lời - “Vâng, cám ơn anh báo trước”, rồi tiếp tục xuống đồi, tôi nh́n thấy chiếc xe MotoLova nằm lật ngang bên lề bên phải, th́ ra v́ trận mưa lớn sáng hôm qua.

Tôi nhớ lại, cũng tại chỗ dốc này cách đây 2 năm, khi được chuyển tới khu vực này. Chiếc xe chở đám tù chúng tôi cũng đă nhiều lần muốn lật ngang v́ ngọn dốc quá cao. Thêm vào là đường mưa trơn trợt. Thật hú hồn, nếu một trong 2 thằng trả lời không xuông xẻ, giờ này có lẽ không c̣n có dịp viết lại chuyến trốn trại tù.

Xuống tới chân đồi, trời gần sáng hẳn, đă thấy Niên chờ sẵn bên cạnh b́a rừng. Rồi 2 thằng ṃ xuống con suối nhỏ gần đó để rửa sạch những dấu vết bám đày x́nh, đất đỏ trên quần áo. Tôi thay chiếc áo tay ngắn Kaki vàng cũ kỹ, chiếc áo này tôi lượm nó trong lúc làm vệ sinh dọn dẹp khi vừa chuyển tới trại Trảng Lớn cách đây 4 năm, mặc rất vừa vặn nên tôi giữ kỹ nó như một món đồ quí giá. Rửa tay chân sạch sẽ, chúng tôi trở ra đường, quan sát cái cḥi gác của vệ binh bên này cầu Sông Bé. Hai thằng nh́n thật kỹ, không thấy tên vê binh nào c̣n gác, v́ trời đă sáng.

Đợi Niên đi một đoạn hơi xa độ chừng 200 mét, tôi bắt đầu nối gót theo sau. Khi tôi đến ngay vọng gác, th́ lúc đó Niên đă nửa đoạn cầu. Nh́n xuống đáy cầu sâu thâm thẩm, không cách nào qua được nếu không liều lĩnh bước đi trên cầu. Lúc trời sáng, tôi càng sợ hơn, sợ khi phát giác chúng tôi trốn trại. Trung Đoàn cho vệ binh đuổi theo bằng xe Jeep để chận ngoài bến xe Phước B́nh, hoặc thấy chúng tôi trên đường là bị bắt ngay. Tôi muốn chạy thật nhanh cho qua khỏi đọan cầu dài mấy trăm thước này, cũng ước ǵ nếu có phép th́ tôi sẽ biến ngay cho khỏi chổ này, vừa đi vừa lầm thầm khấn nguyện.

Niên đă qua tới phía đầu bên kia, trong khi tôi mới nửa đoạn cầu, bước nhanh hơn nhưng không để lộ nỗi sợ hăi của ḿnh, cũng may v́ c̣n quá sớm không một chiếc xe nào qua lại lúc này. Qua xong cây cầu Sông Bé, lại đối diện với cái dốc cao, con dốc cong quẹo trước khi đến bến xe Phước B́nh. Niên chui vào b́a rừng bên phải đợi.Tôi lên tới ngồi nghỉ một lát cho tỉnh, v́ quá mệt. Không dám nghỉ lâu, chừng năm ba phút rồi tiếp tục ra đường bước tiếp. Chừng một đoạn không xa, dường như có tiếng xe từ phía cầu chạy lên tôi ra hiệu chạy nhanh vào góc mô bên trái có vài nhánh cây đủ che thân cho 2 thằng. Quả thật là may cho hai thằng, nếu xe này chạy trước nửa giờ, thi chúng tôi không biết phải đố phó ra sao? Trên xe có ba người, hai cán bộ và tài xế, xe chạy lên dốc rồi thẳng hướng Phước B́nh.

Bọn tôi phóng ra đi tiếp, lên khỏi dốc núi th́ con đường trở nên rộng hơn. Đi hướng về bến xe Phước B́nh, mắt nhắm, bụng đói, miệng khác nước, nhưng chân vẫn bước đi như chạy. Tới ngă ba đường đi Bù Đăng, Bù Đốp, cách bến xe Phước B́nh vài trăm mét. Nh́n thấy một đám ḅ vàng (danh từ của đám tù gọi bộ đội và CA) đứng đầy bến xe. Kế hoạch A không thể thực hiện được th́ kế hoạch B thi hành, đoạn đường dài nguy hiểm hơn, qua Bù Đăng, Bù Đốp về Lộc Ninh, xuống B́nh Long, rồi Bến Cát, B́nh Dương, xong tới Saigon”.

Quá khát nước, mệt lả người, chân không ngừng bước, may thay có vài người Thượng vác gùi đi ngược đường, thấy vài khúc mía lau bên trong. Tôi móc túi ra chừng 5, 10$ ǵ đó rồi ra dấu muốn mua. Như thấy tôi mệt lả, một trong số người Thượng đứng lại đưa 2 khúc mia, lấy tiền rồi bỏ đi. Như được cứu tinh, vừa đi hai thằng cắn, xước 2 khúc mía ngon lành gần như tỉnh hẳn lại, đường đi Bù Đốp trên 10Km.

Lang thang trên đường độ vài cây số, có tiếng xe lam từ sau chạy tới, quá mệt, tôi đứng lại đón xe, xin đi Bù Đốp, thấy trên xe lam đă có bốn, năm người. Xe dừng lại, Niên và tôi nhảy lên. Ngồi chưa nóng đít, một tóan du kích chận xe lại trên đường, xét giấy tờ. Hai thằng nh́n nhau tái mặt, nhưng cũng phải b́nh tĩnh.Tên du kích bắt đầu hỏi giấy tờ, Tôi ngồi ngoài bên trái, Niên bên phải. Du Kích hỏi tôi:

- “Anh này cho tôi xem giấy tờ tùy thân”.

Tôi lấy trong túi ra 1 thẻ công nhân của em tôi làm giả và 1 giấy phép được nghỉ 3 ngày. Tên du kích xem thẻ công nhân, rồi qua tới tờ giấy phép. Tôi thấy h́nh như tên này không biết chữ, cứ lật ngược, rồi lật xuôi, lật qua lật lại, rồi hắn nói:

- “Thế giấy phép của anh hết hạn rồi, sao giờ này c̣n đây?”

Tôi giật ḿnh, thoáng nghĩ không lẽ ḿnh ghi lộn ngày? Mới vừa điền vào khoảng trống chiều hôm qua trước khi vượt trại. Tôi b́nh tĩnh trả lời:

- “Đâu anh coi kỹ lại xem, giấy phép tới hết ngày mai mà”

Du kích lật giấy qua lại vài lần nữa rồi gật đầu trả giấy lại cho tôi, rồi lần lượt hỏi giấy tới Niên. Khi nghe Niên nói giọng Huế, tôi nghe tên du kích hỏi Niên:

- “Anh từ Huế vào à? Sao giấy đi đường là của quận Phú Nhuận?”

Niên trả lời, tôi không nhớ rơ như thế nào, cuối cùng hai thằng thoát nạn một lần nữa, tới được Bù Đốp. Vào trong chợ Bù Đốp, thấy gánh ḿ mừng quá ngồi xuống gọi 2 tô ḿ lớn, định ăn mỗi thằng một tô cho no nê rồi tính. Đang ngồi chờ ḿ, tôi hỏi bà bán ḿ:

- “Bác! Bác! Có xe nào từ đây tới chiều về Lộc Ninh không? “

Bả chỉ vào chiêc xe như chiếc “Dodge”, người bu như kiến trên đó và nói:

 - “Mỗi ngày chỉ có một chuyến thôi. Nếu không đi được phải chờ tới ngày mai.”

Hai thằng giật ḿnh, vội vàng trả tiền 2 tô ḿ chưa ăn, chạy thẳng ra xe, bon chen, cố bám lấy sườn xe cho được. Giành giựt với nhau một hồi, tôi bám được một chân đứng trên xe, một tay nắm vào cái thanh sắt trên mui xe, c̣n Niên hắn hay thiệt, chen lấn ngồi trên nóc mui xe. Hai thằng nh́n nhau như yên tâm v́  không đứa nào lọt lại nơi này đêm nay.

Xe bắt đầu chạy khoảng hơn 12 giờ trưa. Tới Lộc Ninh hơn một giờ. Không trạm kiểm soát nào. Về tới Lộc Ninh mua tạm bánh ḿ ăn lót bụng. Đi chung quá nguy hiểm, quyết định chia tay từ đây, tại Lộc Ninh tôi hỏi thăm ḍ, th́ biết được từ Lộc Ninh về B́nh Long có một trạm kiểm soát “Ḅ Vàng”. Từ B́nh Long về B́nh Dương có trạm kiểm soát lớn tại Bến Cát. Chia tay nhau mỗi thằng một ngả, hồn ai nấy giữ. Lang thang qua lại bến xe đ̣ mấy lần thăm hỏi, muốn mua vé xe đ̣ lúc này phải có giấy đi đường, tôi chỉ có giấy phép, không giấy đi đường, đành đi xe chuyền từng chặng.

Thế là tiếp tục lội bộ ra đường xe rồi t́m cách quá giang. Vài chiếc xe hàng chạy qua tôi đưa tay xin quá giang, cũng may có một chiếc xe ngừng lại. Tôi thấy trên đó 5, 7 tên bộ đội ǵ đó. Lúc đó không cách nào khác tôi chạy đến trèo lên xe. Mới biết ra là đám bộ đội trẻ rủ nhau trốn đơn vị về B́nh Long chơi, không khác ǵ ḿnh ngày xưa, lúc ngoài chiến trường  Quảng Trị nhảy dù đi Huế.

Tôi bắt đầu tṛ chuyên làm quen, có đôi lúc hỏi ḍ trạm kiểm soát, nhưng không để lộ vẻ sợ hăi v́ tôi là công nhân mà. Tôi làm bộ hỏi tên bộ đội:

-  “Mấy anh qua trạm kiểm soát có phải tŕnh giấy phép không?”

Vài tên trong đám bộ đội nói:

- “ĐM.. sợ đếch ǵ bọn Công An áo vàng này”.

Tôi biết được điểm này có thể dùng được lúc này. Gần tới B́nh Long, đằng trước tất cả xuống xe từng người qua trạm kiểm soát tŕnh giấy tờ. Xe hàng chở đám bộ đội và tôi cũng dừng lại, xuống xe đi bộ qua để tŕnh giấy. Thấy toàn Công An, không có kiểm soát quân sự, cũng như trước đây Cảnh Sát mà không có Quân Cảnh làm sao lính sợ. Nhanh trí tôi vội vàng kéo chiếc áo kaki xanh cất trong bị khoác vào, cộng thêm cái nón bo màu xanh giống như đám bộ đội, rồi chui vào cùng bước chung với đám bộ đội trẻ. Đi tới trạm, bọn bộ đội hiên ngang không vào lối kiểm soát, mà lại ḍm mấy tên Công An cười, cười như thách thức bọn tao đi chơi làm ǵ nhau. Tôi cũng làm y chang như đám bộ đội không tŕnh giấy tờ, cũng cười mà đi. Qua xong trạm này, thật hú hồn như có ơn phước, nhờ gặp phải đám bộ đội nghĩa vụ trẻ này. Về tới Binh Long độ 3 giờ chiều. Tôi xuống xe, ghé vào xe nước mía bên lề. Thấy ly nước mía lạnh, v́ quá khát nước tôi nốc vào quá nhanh, toàn thân xây xẩm, mắt tối đen không đứng vững, tôi té quỵ trên đường. Người bán nước chạy ra đỡ tôi đứng dậy và hỏi - “Cậu có sao không? có sao không?" Tôi trả lời: - “ Dạ cháu không sao, chỉ chóng mặt chút thôi, bác à cháu muốn về Binh Dương, giờ này có xe nào chạy không bác?” Bà ḍn dă trả lời:

- “Quá 3 giờ th́ làm ǵ có xe về B́nh Dương, may ra cậu ra ngă ba B́nh Long đón xe chở hàng”.

Bằng mọi giá phải rời khỏi khu vực này ngay, v́ hơn 4 năm cách ly thế giới bên ngoài thấy ǵ cũng hoài nghi và lo sợ. Tiếp tục cuốc bộ ra ngă ba B́nh Long. Đón xe hàng với nỗi buồn tuyệt vọng, tôi nghĩ hôm nay nếu không đón được xe về B́nh Dương chắc là phải ngủ lại ngoài rừng. Trong túi c̣n 30 đồng, may ra đủ để trang trải tiền xe tới Saigon. Đang lang thang trong nỗi phập pḥng lo sợ, thấy chiếc xe hàng lù lù từ phía xa, tôi vội vàng đưa tay ra đón. Xe từ từ ngừng lại, tôi vội vàng ngỏ lời xin trả tiền quá giang. Thấy trên cabin chỉ có 2 người, cha làm tài xế, thằng con độ khoảng 13 theo phụ. Thằng con hỏi tôi, anh đi đâu? Tôi đáp TP HCM.Thằng nhỏ nói “không được, tôi chở anh tới Binh Dương thôi, 15 đồng “. Tôi cũng đồng ư, khi tới Binh Dương rồi tính tiếp.

Trả tiền xong, nhảy lên phía sau thùng xe, thấy một người đă ngồi trên đó, tuổi chạc ngang tôi, gật đầu chào rồi nh́n nhau yên lặng. Thấy một đống củi khô nằm chồng lên những bành cao su thật lớn. Xe chạy được một đoan khá dài. Thấy thằng con từ cabin chui vào trong thùng xe phía sau. Rồi ́ ạch kéo những bành cao su, thấy em nhỏ làm, tôi hiểu ư, kéo phụ những bành cao su lớn, sắp xếp củi lại bỏ dưới đáy, xong phủ lại lớp cao su. Xong rồi em mở lời:

- “Xe này là xe hàng quốc doanh cao su không được chở bất cứ ǵ khác. Ba em lén mua một số củi lậu về bán kiếm thêm. Dưới Bến Cát có tram kiểm soát lớn phải tim cách dấu đi. Em sẽ nói ba em chở anh về thành phố mà không lấy tiên thêm” .

Nói xong, thằng nhỏ leo trở về phía trước, tôi th́ mừng rỡ. Nhưng khi nghe tới trạm kiểm soát lớn tôi như tái mặt, cũng phải b́nh tỉnh và phó thác cho định mệnh. Xe chạy thêm hơn nửa giờ, bỗng nhiên chậm bớt tốc độ, tôi quay đầu nh́n ra phía trước thấy hơn nửa cây số xe đ̣, xe hàng, nối đuôi chờ qua tram kiểm soát. Xe chở hàng của tôi đang ngồi, khi chạy tới chiếc xe cuối cùng đang nối đuôi chờ đợi, lại không ngừng, mà ra giữa lộ chầm chậm chạy thẳng tới trạm kiểm soát rồi dừng lại.

Thằng nhỏ nhanh gị nhảy xuống xe, mời tên công an lên xét. Th́ ra đây là xe quốc doanh được quyền ưu tiên không phải chờ đợi như  những xe hàng tư nhân. Tên công an trèo lên thùng xe kiểm soát, hắn thấy tôi và người khách lạ trên xe. Hắn nh́n thẳng vào tôi, nhưng không hỏi giấy tờ, phản ứng b́nh tĩnh, tôi mỉm cười lấy lệ. Thấy những bành cao su ngay hàng thẳng lối, không chút khả nghi, hắn bước xuống rồi gọi thằng nhỏ:

- “Mày chở khách lấy tiền phải không?”

Thằng nhỏ liền miệng:

- “Không, không, thấy người đi bộ, cho có giang về nhà, chứ tiên bạc ǵ đâu, không tin chú hỏi đi”

Công An không tin lời thằng nhỏ nói:

- “Tao biết cha con mày chở khách lấy tiền, nhưng tao tha cho lần này đấy nhé, đi đi”

Thằng nhỏ cũng cố căi lại:

- “Đâu có, đâu có”. Rồi nó phóng thẳng lên cabin ra hiệu cho ba nó dọt lẹ.

Trên xe tôi thở phào nhẹ nhơm, thế là số tôi quá lớn, 4 lần đều gặp may thoát chết. Tới Binh Dương, người khách kia xuống xe, c̣n tôi được xe chở thẳng về cầu B́nh Triệu. Tới B́nh Triệu khoảng độ 7 giờ tối, xe cộ, người đi tấp nập. Như chim được sổ lổng, c̣n 15 đồng tôi đi bộ tới lui, không dám vào tiệm, sợ không đủ tiền. Thấy gánh cơm bên lề, tôi gọi một dĩa cơm thịt kho, hột vịt thêm vài miếng cải chua, kèm theo ly trà đá. Hơn bốn năm, chưa bao giờ có được bữa ăn ngon như vậy. Ngồi ăn, nhớ tới Niên, không biết bạn ḿnh ra sao? Làm sao qua khỏi những trạm gác lớn này? Chúng tôi mất liên lạc với nhau từ đó..

Ăn xong, rồi đi về đâu? Nhà không dám về, vợ con đă vượt biên tới Úc. Tôi nghĩ tới bà ngoại bên vợ đang ở cầu G̣ Dưa, lội bộ tiếp cầu G̣ Dưa đoạn đường này là chuyện nhỏ. Liên lạc lén lút với gia đ́nh tôi kể từ đó. Sống lang thang nhà thân nhân, bạn bè mỗi chỗ một, hai tuần; đi sớm, về trễ hàng đêm. Sau vài tháng, quen cách sống b́nh dân, liên lạc được một số bạn bè cũ, biết được Phan Văn Đuông cũng lỳ đ̣n, trốn trại tù như tôi nên t́m nhau để dựa lưng vào nhau. Có t́nh đồng đội th́ dù tiền tuyến hay hậu phương, dù trong ḷng địch th́ chúng tôi vẫn thấy an tâm hơn.

Len lỏi sống qua ngày, Phan Văn Đuông thi bơm hộp quẹt ga ở chợ Sai G̣n. Tôi vá xe đạp khu Hải Quân Công Xưởng. Có lúc giúp em của Đuông ở quán bia hơi, khi bán ế, th́ è nhau 3 thằng cụng ly say, xỉn, rồi mỗi người lại t́m đường sống trong cái chết... Đuông vươt biên th́ tôi vượt biển. Tôi sau 3 lần mới thoát vào cuối tháng 10 năm 1980. Niên và tôi, hai thằng đều may mắn đến được bến bờ Tự Do vào thập niên 80. Sau này khi gặp lại nhau bên Mỹ, tôi hỏi Niên về việc đi qua 2 trạm gác th́ mới biết. Niên phải xuống xe, đi ṿng qua trạm gác, thuê xe đạp xe ôm nên Niên về tới Saigon sau tôi một ngày. Ôi thôi cực khổ gian nguy, sau bao lần thoát chết trong chiến trường lại phải vào tù, từ trong tù t́m cái sống trong cái chết lúc vượt ngục. Thoát ngục nhỏ th́ tới nhà tù lớn nên lại phải t́m cái sống trong cái chết lúc vượt biên. Nhưng nhờ ơn trên thương những thằng lính chiến trẻ người nhưng không non dạ nên chúng tôi được b́nh an, hít thở không khí tự do. Tuy vật lộn với cuộc sống, nhưng chúng tôi vẫn c̣n bên nhau để ôn kỳ niệm “đồng đội cũ, chiến trường xưa”. Và nhắc lại chuyện vượt ngục như một lời chào và hỏi thăm đến các Mũ Xanh, nhất là các HT 4/71-5/71. Cho dù các anh ở bất cứ nơi đâu “Thiên Đàng, Niết Bàn hay Địa Ngục, kể cả địa ngục trần gian XHCN...

Th/úy Phạm Bá Niên hiện sống tại Quebec, Canada

Th/úy Trần Văn Khỏe, căn cứ “Evergreen” thung lũng hoa vàng San Jose, California. - Đồi Gió -

           

Niên và tôi gặp lại nhau tại Hawaii ở Condo nhà tôi, nơi mà vợ chồng tôi dự trù sẽ hưu trí sau này. Ngày, tháng, năm trôi quá nhanh, thấm thoát đă 32 năm kể từ khi chúng tôi thoát khỏi cảnh lao tù cộng sản ngày 19-6-1979.

          :Screen shot 2012-03-17 at 8.18.54 PM.png

    San Jose 15-3-2012

   MX Trần Văn Khỏe

 

 Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Doangoc 341