HOME             Hồi Kư Thơ Nhạc    Những Khu Rừng Cao Su     Vỏ Quưt Tơ Hồng 

Anh em Khóa 4/71 Thủ Đức của chúng tôi thường có tổ chức cuộc Hội Ngộ hàng năm vào cuối tháng 3. Ngày 18-3-2017  là lần thứ 9 được tổ chức ở Atlanta, năm ngoái tôi có tham dự ở San José, lần này th́ không, thấy cũng nhớ bạn bè đồng môn, đồng khóa. Mấy hôm nay mọi người nhăc nhở lại chuyện ngắn chuyện dài qua thời gian ở chung với nhau tại đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức, cũng đă 46 năm trôi qua. "Lối cũ ta về" là tên gọi cho lần hội ngộ này.
Thủ Đức địa danh quá quen thuộc với người dân Saigon, nhất là đối với những thanh niên sống một thời hào hùng, xếp bút nghiên theo tiếng gọi chiến chinh. Cũng chính từ nơi này đă mang chúng tôi vào một tṛ chơi sinh tử,  miệt mài nơi chiến địa để bảo vệ biên cương, là  nơi đă hun đúc cho chúng tôi có một thời hào sảng, luyện cho chúng tôi có được những kiêu hănh kiên cường
Nh́n vào bức ảnh - Quỳ xuống các tân khóa sinh - Đứng dậy các sinh viên sĩ quan - Dấu hiệu Alfa được gắn lên hai vai đồng nghĩa với tổ quốc đặt trên hai vai người sinh viên sĩ quan một bên danh dự, một bên trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

Là một vùng nửa quê nửa tỉnh, Thủ Đức trước kia là 1 quận của tỉnh Gia Định, không quá xa Saigon nên cũng là điểm du ngoạn cho những người dân Sàigon. Từ Saigon hướng về Biên Ḥa đến ngă tư xa lộ. nơi

này nếu quẹo trái gặp những địa danh như suối Lồ Ồ, suối Xuân Trường, quán "Con Gà Quay" những địa danh này một số người cường điệu c̣n nói là "dân chơi mà không biết ăn nem Thủ Đức, không biết tắm suối Xuân Trường th́ không đáng mặt anh hào". Lại nữa c̣n có làng đại học... quẹo phải, đi về hướng chợ Nhỏ là Tăng Nhơn Phú. Trường SQTB Thủ Đức (Trường Bộ Binh) nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú cách thủ đô Sàig̣n 18 cây số. Diện tích Thủ Đức chỉ  khoảng 200 km² với những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những khu vườn cây ăn trái xum xuê, vườn cao su xanh ngắt, lại có thêm một trung tâm giải trí lớn nữa vào cuối thập niên 60 là khu Đường Sơn Quán. Bên xa lộ Đại Hàn với sân trượt patin, chắc chủ quán này thuộc loại ái mộ Lư Tiểu Long trong phim "Đường Sơn Đại Huynh" nên mới lấy tên cho trung tâm giải trí là Đường Sơn Quán. Khu rừng cao su này cũng không xa lạ lắm với các sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi, trong những buổi hành quân dă trại, hoặc trong những bài học chiến thuật tác chiến trong rừng, đều có lấy nơi đây làm địa điểm thực tập.


Bén duyên với những khu rừng cao su hay sao mà trong cuộc đời thanh niên tôi đến đâu cũng gặp toàn là rừng cao su, mỗi khu rừng cao su lại gợi cho tôi kỷ niệm của những lần qua lại chốn này. Đi dạy học th́ lên tận Phước Long Bà Rá, ăn ngủ hít thở đều có hơi hướm mùi rừng cao su cũng ở nơi đây tôi hiểu biết về những sinh hoạt của công nhân làm việc trong rừng, công việc thường xuyên của họ là rút những chất tinh túy từ thân cây công nghiệp này gọi là "cạo mủ cao su", không ai gọi là cạo nhựa cả mặc dù chữ nhựa nghe nhẹ nhàng êm ái hơn. Học sinh của tôi ở vào tuổi 15,16 là đă tập tành công việc này để làm phụ giúp gia đ́nh, phần
đông các gia đ́nh nơi đây sống bằng nghề cạo mủ, nh́n các học sinh của ḿnh thực tập trên thân cây đu đủ, cây điều thấy chua sót, phải học từng thế đứng trước cây cao su, học cách chuyển dịch thân ḿnh cách cầm dao cạo và quan trọng là đặt dao cạo vừa đúng độ sâu, để vừa bảo vệ cây cao su vừa được nhiều mủ. Khi đă thành thạo là xin với những cai đồn điền và nhập vào cuộc sống gian nan này, mỗi người được giao cho 1 lô khoảng 300 cây, sáng sớm là xe chở vào rừng đến nhá nhem tối mới về, cạo hết, hứng đúng số mủ quy định mỗi ngày họ nhận được 300$ tiền VNCH vào năm 73. Đâu phải ngày nào cũng cạo được đâu, những hôm vào đến rừng gặp mưa phải trở về, ngày đó xem như chẳng được ǵ. Phần đông dân cạo mủ là các thiếu nữ, nhiều tên cai đồn điền khốn nạn c̣n gọi là những tên cạp rằn (caporal) gian ác hăm hiếp. Con trai ở tuổi này không dám vào rừng, là v́ sống giữa hai lằn ranh, cảnh sát, an ninh hay hỏi thăm t́nh h́nh, bằng không lâu lâu có một vụ bị VC bắt cóc, những người này trở thành bộ đội cộng sản, hoặc là dân công chiến trường. Khu rừng cao su ở Phước Long thuộc đồn điền Cexo, ngay cạnh đồn điền là nhà máy chế biến từ mủ thành từng bành, rồi chuyên chở về Saigon


Cứ vào độ cuối tháng chạp đến giữa xuân, các khu rừng cao su lại bắt đầu vào mùa thay lá. Lá cây từ xanh chuyển sang vàng, cam, đỏ rồi rụng dần, đây là lúc khu rừng đẹp nhất. Sau đó, cao su lại mọc lá non, ra hoa khởi đầu một chu kỳ sinh trưởng và phát triển mới. Khu rừng cao su ở Thủ Đức chỉ là những khu rừng nhỏ so
với những cánh rừng cao su bạt ngàn vùng miền đông Nam Việt. Nơi đây có hàng ngàn hectare đồn điền cao su của các đồn điền của Pháp, có Michelin, Cexo, Terre Rouge. Phía Đồng Xoài có đồn điền Thuận Lợi, đồn điền Suối Đạm, những khu đồn điền này nối tiếp nhau, kéo dài đến Bù Đốp, Đa Kia, Lộc Ninh rồi lại nối tiếp đến An Lộc.

Vào quân đội, tốt nghiệp Khóa 4/71 sĩ quan trừ bị Thủ Đức lúc chiến trận vào thời điểm khốc liệt, đơn vị Biệt động quân của tôi là tiểu đoàn 73 được đưa ra An Lộc nơi các căn cứ Bàu Bàn, Tân Khai, Suối Tàu Ô. Làm ǵ  có th́ giờ mà mơ mộng thi vị với những mùa cao su thay lá. Cũng chẳng biết hoa cao su màu trắng hay vàng chỉ biết đón nhận hàng trăm quả đạn pháo mỗi ngày, ăn trong hầm, ngủ trong hầm, chiến đấu dưới gốc những cây cao su già bị bom đạn cắt trơ ngọn. Đâu có hứng thú mà nh́n những hàng cao su trồng theo hàng lối đẹp mắt đâu, mà mắt đau đáu theo dơi về phía cuối hàng cây thẳng tắp hàng lối  mà địch quân đă chọn làm chiến trường đợi chờ chúng tôi nhập trận. Họ có lợi thế, đợi chúng tôi vừa bước chân vào b́a rừng là đạn trong rừng bắn văi ra khiến chúng tôi phải nhanh chóng mỗi người chiếm một vị trí bên gốc cao su, rồi từ từ phản công, lấn chiếm lại từng thước đất ,từng gốc cao su. Lúc đó tôi thuộc chiến đoàn "Sông Bé", được bao gồm 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân là 65, 73 và 84 và một thiết đoàn thiết giáp .

Rời An Lộc về Tây Ninh cũng chui vào các khu rừng cao su vùng  Trảng Sụp lại giữ từng mảnh đất, rừng cao su cũng quá quen thuộc trong tuổi thanh niên của tôi. Tôi không có nhiều thời gian nơi đơn vị, chỉ vài tháng sau là có quyết định biệt phái của Bộ Tổng Tham Mưu trả tôi về bộ giáo dục gần cuối năm 72. Tuy thời gian ngắn ngủi đi theo đơn vị tác chiến, cũng chưa có được nhũng kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng cho tôi biết được những cam khổ của người lính tác chiến. Tuy vậy nhưng lúc nào cũng chan ḥa t́nh đồng đội, nghĩa anh em. Ánh mắt vừa rực lửa căm hận, bàn tay mănh liệt chiến đấu bỗng chốc chùng xuống lo lắng d́u người bạn đường bị thương vào nơi an toàn. Tuổi trẻ Việt Nam thời bấy giờ là vậy, đa số đu bị cuốn vào những cơn lốc dữ của cuộc chiến, nhiều khi c̣n khốc liệt hơn chiến tranh Nam Bắc Mỹ mà Margaret Mitchell miêu tả trong Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind). Đây là thời gian tôi sống nhiều và hiểu nhiều về t́nh đời, t́nh người là thời điểm nhiều kỷ niệm nhất đời tôi. Cũng bởi như vậy mà cuộc đời lại đưa tôi vào nhũng ngóc ngách gian khổ khác, đó là những năm tháng sống trong những trại tù khắc nghiệt của bắc quân. Từ những ngày tháng với bộ quân phục đă đưa cuộc đời của tôi qua nhiều thăng trầm khác, h́nh như trời già muốn cho hưởng, cho biết chút nhọc nhằn để biết làm người. Nhưng cái ǵ cũng chỉ là "nửa chừng xuân", cái ǵ cũng thưởng thức qua nhưng chỉ ở vào cung bậc của "từng đầu địa ngục", chưa đến được những nốt cao ở "9 tầng" như những người bạn tù khác. Nhờ có sống chung tôi được diễm phúc là có được nhiều bằng hữu. Này nhé bạn học, bạn nhà giáo, bạn lính, bạn tù. Tôi đă gặp cả trăm người bạn khi tôi ghé Cali hồi tháng 3-2016, được bạn bè thương mến. Đến đâu cũng rộn ràng tiếng gọi Ara, chỉ cần một cái vỗ vai, xiết chặt bàn tay, thử hỏi xem c̣n hạnh phúc nào hơn.

Nhà thơ Libanese Kahlil Gibran đă viết:
"Wake at dawn with winged heart and give thanks for another day of loving"
Được một nhà thơ dịch là

"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta được thêm ngày nữa để yêu thương”
Cảm xúc với hai câu ngắn ngủi trên, nên Ara mượn tứ thêm lời 
Cám ơn đời cho ta nhiều bằng hữu. Để sáng chiều  chia xẻ buồn vui.

Thông điệp cho nhau dù chỉ tiếng "bonjour", Hay là tiếng "chửi th"; ừ nghe cũng "đă"

Cuộc đời tuy không được như ư hướng của ḿnh, nhưng thử nghĩ xem tất cả có ǵ hiện hữu vĩnh cửu đâu. Mọi việc đều vô thường ngay đến t́nh yêu cũng c̣n vô thường nũa là. Vui sống với những điều ḿnh có được là quá hạnh phúc. Nếu cuộc đời lúc nào cũng như ư của ḿnh liệu cuộc sống có chắc là thú vị chưa.

Nếu cuộc đời không có những ngày mưa 
Th́ nắng ấm sẽ trở thành nắng gắt
(Nguyễn chí Thiện)
Lư lẽ cuộc sống đơn giản như vậy, thôi cứ sống an nhiên tự tại ngay cả trong nếp nghĩ sẽ có những hồi báo tốt.

Cái lần nh́n ra vẻ đẹp của khu rừng cao su là lần vào tháng 3-75 đi chung với các thầy cô du ngoạn Thủ Đức. Cũng trở lại khu rừng cao su nhỏ bé mà một thời thực tập quân sự. Ngồi dựa gốc cao su nh́n lá bắt đầu chuyển màu, những vết cạo trên thân cao su như những vết tích của cuộc chiến, cùng khung cảnh nhưng hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược với các khu rừng cao su  đă bước chân qua.


Đường Sơn Quán tháng 02-1975
Ara Phát ngồi ở dưới đất bên trái;
sinh viên luật đứng hàng sau, b́a bên phải

Ngọc Lệ đứng giữa (mặc áo ngắn tay phồng), kế bên phải là thầy Khoát.

H́nh chụp cùng ngày.
(Photo by Ara Phat)


Lần đó chúng tôi có ghé vào lăng Ông Tích, có vào một ngôi chùa được kiến trúc như chùa một cột. Tôi làm tài xế cho cô sinh viên luật, chiếc xe hôm đó embreya trở chứng, cứ giật như ngựa chứng, mỗi lần départ hay ngừng. Vậy mà cả hai vẫn vui cười hỉ hả chẳng bận tâm, mục
đích của lần đi chơi là để cho các anh các chị có dịp t́m hiểu lẫn nhau, làm dáng chụp ảnh bên những bờ tre bụi cây, những lạch nước giả suối chẳng thông gịng. Các anh chị lo tâm sự với nhau, chỉ riêng Ara làm chủ những cây vú sữa trong khu vườn của một người bạn, leo trèo giỏi mà, chỉ nháy mắt là đă ngồi trên một nhánh cây oằn trái. Cái thú vị là t́m một quả chín cây, nắn cho mềm nẫu, giựt cái nhánh ra khỏi vỏ, đưa lên miệng mút đánh "chụt" một cái, bao nhiêu tinh hoa trời ban cho vú sữa trôi tuột vào miệng, tuyệt vời. Hái thẩy xuống cho cô bạn, thử theo lối ăn như thế này, không nhớ là có hái cho những người khác hay không. Lần đó cũng có một anh tên Khoát dạy học chung với tôi ở Phước Long đổi về dạy ở trường trung học Lư Thường Kiệt, Hốc Môn, bám sát không rời cô giáo Ngọc Lệ đến nửa bước. Lúc nào chụp ảnh cũng mon men đứng bên cạnh. Nếu không có cái ngày oan nghiệt cuối tháng tư, biết đâu cô giáo Ngọc Lệ trở thành madame Khoát, và biết đâu lúc đó tôi cũng vui vẻ đi dự tiêc cưới như những người bạn khác... Là biết đâu thôi, v́ ông tơ bà nguyệt đă dùng tơ hồng cột chân tôi với cô giáo, cô giáo chạy không thoát đâu, để gă Ara này bỏ bớt tính hoang đàng như "cỏ dại mọc rừng hoang". Ghê nhỉ, đă là cỏ dại mà lại chui vào rừng hoang mọc, th́ nó hoang dại cỡ nào, ai mà giữ chân uốn nắn hắn được đây. Vậy mà mưa dầm ngấm sâu, qua tay cô giáo lâu dần cỏ cũng mất đi tính hoang dại ít nhiều, phải là tính t́nh trái ngược như cực nam cực bắc của thỏi nam châm th́ mới t́m nhau mà hít chặt, c̣n như cùng cực th́ chưa chắc hít chặt được như vậy. Ông tơ bà nguyệt thật là chí lídạy chung vói nhau trên Phước Long hai người là hai thái cực. Anh Khoát đạo mạo, đứng đắn, nghiêm trang dạy dỗ cẩn thận, giống như tính nết của cô giáo Ngọc Lệ, sống một cuộc sống dân sự thuần túy, không  một chút xíu nào hoang đàng, bụi bặm, thích màu sắc như gă Ara. Gă này ngoài giờ dạy học hết ngồi cà phê cà pháo lại chuyển qua nghệ thuật  chơi billard, nghề chơi cũng lắm công phu mà, ban đêm hay đi gơ cửa quán rượu tán tỉnh cô hàng rượu.

Cô ơi ly rượu nhỏ
Rượu nhỏ một ly thôi
Nhà giáo đă kham rồi
Một ly cho đỏ mặt
Cho lên hương cuộc đời

Ara Phat lúc dự tiệc đầu năm 75, điếu thuốc lúc nào cũng như bóng với h́nh.
Vậy đó mà trời già lại cay nghiệt không trao cho thầy Khoát, để đến bây giờ 42 năm trôi qua cũng không biết tông tích của nhau chắc thầy Khoát cũng ngậm ngùi mà ngâm nga "giai nhân nan tái đắc".

Ngày ra khỏi trại tù trở về gặp lại bạn cũ, thăm hỏi ai c̣n ai mất, gặp lại cô Ngọc Lệ hàn huyên tṛ chuyện, thấy tuy được thoát ra khỏi gông cùm nhưng cuộc sống chung quanh cũng ngột ngạt không khác trong nhà tù. Người bạn ngồi bên cạnh cũng vậy như đang ngơ ngác sống trong một ngục tù bao la, thấy cảm thương nhiều, em như đang mịt mù ở cuối một chân mây nào đó, như một con thú ngoan, hiền, ngây thơ không nhập được đàn mà đang lạc đàn lần lần tách xa bầy. Tôi nghĩ phải lôi kéo em trở lại cuộc sống bầy đàn, cho dù bầy đàn đó chỉ có một cặp.

Cám ơn em đă cùng nhập đàn chung với tôi, dù rằng tôi chẳng có bằng cấp cao, công danh lớn, sự nghiệp lẫy lừng. Em đă dám theo tôi khắp nơi trên địa cầu này, cùng với tôi một cảm nghĩ trong cuộc sống vô vàn khó khăn vào lúc đó. Cái đói, cái khát, thiếu cơm, gạo tôi không sợ. Nhưng đói tự do, thiếu quyền làm người mới là điều khủng khiếp.

Ừ nhỉ, ông bà ḿnh có bảo là "Ghét của nào trời trao của đó", có giỏi trời trao th́ đừng nhận xem sao! Cô giáo Lệ và tôi không ưa nhau ra mặt, vậy mà được trời trao cả hai vui vẻ nhận; thế mới biết trời đâu có trao lầm, người đâu có nhận lẫn nên tới giờ vẫn c̣n tíu tít bên nhau. Tuy có đôi lúc bực ḿnh v́ tính cà chớn của Ara Phát, mà xét cho cùng đó là cái cà chớn có duyên mà là duyên lành, nên tối tối vẫn c̣n hít hà nhau trước khi đi vào giấc ngủ cùng Ara.
Vừa chợt thấy một nickname nghe vui tai, có dịp tôi sẽ lấy nickname này "LEPHATARA", nghe như tên tây ấy phải không. Nếu có 1 công ty lấy tên này nghe cũng kêu lắm là Lệ Phat Ara mà viết dính liền lại là LEPHATARA.

Hà hà 21/3 là ngày sinh nhật thứ 68 của vợ, Ara làm quà tặng cho vợ.

 

 

"Anh Đưa Nàng Về Dinh"

 ngày 22 tháng 04 năm 1979
 

Ḍm mặt hắn cười cười coi mọi chuyện đều là chuyện nhỏ.
Tuy bàn tay hắn nổi gân, chai xạm, xấu xí nhưng chắc chắn bảo bọc cho em đi hết cuộc đời.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ trên cao những nóc nhà
Có con chim hót gọi là ái ân
Từ nay anh đă có người
Có em đi đứng suốt đời bên nhau
 38 năm sau, tay Ara bận ôm vợ nên đă quăng  điếu thuốc  (25/3/2017)

 

 Copyright by anloc471.com 2009. All Rights Reserved. Design Doangoc 341