I. Độc Cô Cữu Kiếm
I. Độc Cô Cữu Kiếm
Theo tại hạ Kim
Dung tiên sinh đả mượn cái kiếm ý này từ the
Book of Five Rings (五輪書
Go Rin No Sho), của Musashi - Phù Tang
Độc Cô Bất Bại. Musashi đi khắp nước
Nhật tìm đến những tay kiếm sĩ nỗi tiếng để
cầu bại mà không được thõa mãn. Trong kiếm
đạo Nhật một chiêu thôi là đã phân thắng bại.
Người võ sĩ đạo luyện kiếm cả ngàn lần, mất
cả chục năm đễ biết sống hay chết trong vòng
1/10 giây sau một trận đọ kiếm.
"Lệnh Hồ Xung lại đi lặp
lại câu:
- Ðộc cô cầu bại! Ðộc cô
cầu bại!
Trong
lòng hắn tưởng tượng ra một vị tiền bối
chống kiếm vào chốn giang hồ, khắp thiên hạ
không ai địch nổi. Lão muốn tìm một tay đối
thủ bức bách lão quay về thế thủ một chiêu,
chỉ một chiêu thôi cũng không được. Tình
trạng này thật khiến cho người ta phải kinh
hãi và khâm phục hết chỗ nói."
Lúc hai kiếm
sĩ đọ kiếm nhìn tư thế rút kiếm bắt ấn
khuyết của đối phương là họ đã biết được đối
thủ là tay kình địch nguy hiễm hay không rồi.
Thắng bại đã quyết định từ đó. Tại hạ xin
gọi đó là “two finger grip.” Những điều mà
Musashi đã viết ra đây không có gì bí mật
cho những người tập kiếm đạo ngày nay. Nó tự
nhiên như ta cầm cây súng lục, ngón tay trõ
tự động tìm đến cò súng cho dù đứa con nít
lên 3 cũng biết làm một cách dễ dàng.
Đại khái là
kiếm Nhật phải cầm hai tay. Lúc rút kiếm ra
khỏi võ, ngón út rồi thì ngón áp út từ khép
chắc lại đó là “two finger grip,” ngón giữa
không chắc, không lõng. Ngón cái và ngón trõ
như khinh. Còn bàn tay kia thì không quan
trọng. Tuy đánh kiếm bằng hai tay chứ thật
ra điều kiễn bỡi một tay – tay phải. Ngày
xưa tỗ tiên ta không cho phép dùng tay trái
làm chủ. Bởi vì vậy mới gọi là Trái và Phải.
Rút kiếm cũng như đút kiếm chỉ với một động
tác dứt khoát nhanh lẹ không cần phải nhìn
vào bao kiếm hay thanh kiếm.
Hướng
gió, chỗ đứng cao thấp, và hướng ánh sáng
của mặt trời cũng là những yếu tố quyết định
sinh tữ. Bốn mắt nhìn nhau không sợ hải,
không tức giận như một thiền sư đang tham
thiền nhập định. Tia mắt nhìn song song với
mặt đất không cao không thấp. Lưng thẵng khí
dồn xuống đan điền. Nhìn vào mắt đối thủ đễ
đoán biết ý của đối phương sẽ xuất chiêu lúc
nào và tấn công mình ở bộ vị nào. Khi đối
thủ quyết định tấn công thì vai hơi động,
xuống khuỹ tay, tới cỗ tay…rồi thì một nhát
kiếm phóng tới mau hơn cái chớp mắt.
"Lệnh Hồ Xung gật đầu lia
lịa đáp:
- Dạ dạ! Phép "Ðộc cô cửu
kiếm" này phát huy chiêu thứ ba phải chăng
dạy người cách liệu địch để chiếm tiên cơ?
Phong Thanh Dương vỗ tay
đáp:
- Ðúng lắm! đúng lắm
thằng nhỏ này thật dễ dạy đây! Bốn chữ 'liệu
địch tiên cơ" đúng là chỗ tinh yếu của chiêu
kiếm thứ ba đó. Bất luận là ai sắp ra chiêu
nào, nhất định đều có trầm triệu. Ðại khái
gã muốn chém một đao vào vai bên tả ngươi tự
nhiên gã đưa mắt nhìn vào đó. Nếu lúc ấy
thanh đơn đao của gã đang ở phía dưới dĩ
nhiên gã vung đao lên vạch thành hình nửa
vòng tròn để từ trên chém chênh chếch xuống."
Khi thấy đối
thủ nhìn đâu mà vai động thì ta phải xuất
chiêu ngay – "tiên phát chế nhân (la
stratégie proactive)” xuất chiêu sau nhưng
tới trước. Nếu địch thủ nhìn vào cỗ mình mà
vai chưa động thì không nên xuất chiêu trước
vì nó cũng chờ như mình, và có thễ đổi ý tìm
chổ sơ hỡ khác trước khi tấn công. Cao thủ
cảm được cái ý của địch thủ, đễ biết nó
Dualism hay là Emptiness. Nếu nó dualism -
thân một nơi, hồn một nẽo. Chưa thèm chém mà
nó đã nhị phân rồi thì hỗng đáng sợ mấy vì
nó sẽ dương đông kích tây. Mà nếu nó
Emptiness thì số mình là con rệp. Vì nó tâm-
khí- thần hợp nhất với lưu hõa thuần thanh.
Con mắt nó nhìn tới đâu là mình cứ như là
trinh nữ bị lõa lồ trước con quỹ già râu
xanh. Tam thập lục kế dĩ đào vi thượng.
Kiếm Nhật
vẫn có kiếm thế. Những thế chính của Kiếm
này đó là chém bay đầu từ bên trái hay phãi,
chém xẽ đôi, thế chém ngang hông phải, nhưng
không chém bên hông trái nơi đối phương đeo
bao kiếm vì nếu chém trúng bao kiếm của đối
phương thì mình đã hui nhị tì, không còn
sống nữa để mà chém cú thứ hai.
Cái thế độc
nhất là thế đâm cỗ vì cái chiêu này không
cần cữ động của vai, khũy tay, và cỗ tay mà
chỉ một bướt tiến tới của chân, đồng lúc với
khũy tay thúc tới 6 inches là thanh quãn bị
một lỗ nhỏ từ từ té xuống trước rồi máu mới
phun ra sau, chết trước khi mình biết là bị
đâm. Không thấy được kiếm, chỉ biết bị một
chấm nhỏ bằng cây nhang đâm ngọt xớt vào cỗ
mình lúc nào không hay. May là thế này chỉ
có đánh gần chứ không đánh xa được. Nhật
không biết chữ “chém vè” chỉ có biết Banzai,
tiến chứ không thoái.
"Phong Thanh Dương nói:
Phép "Ðộc cô cửu
kiếm" chỉ có tiến chứ không có thoái. Dĩ
nhiên chiêu nào cũng nhằm tấn công, bắt buộc
bên địch không thủ không xong. Như vậy thì
dĩ nhiên không cần thủ nữa. Người sáng chế
ra kiếm pháp này là Ðộc cô cầu bại tiền bối!
Cứ một cái tên "Cầu bại " cũng đủ thấy lão
nhân gia suốt đời muốn cầu lấy một lần thua
mà không sao được. Kiếm pháp này ra đời đã
thành thiên hạ vô địch thì còn thủ gì nữa?
Giả tỷ có ai đánh lão nhân gia phải xoay
kiếm về thế thủ thì lão nhân gia không biết
sung sướng đến thế nào? "
Tự mình suy nghĩ hoài mà
không nghĩ ra thế phá này vì nếu bước xéo
qua chém vào vai trái hay cổ tay nó như lối
đánh trên tiễu thuyết xúi dại của Kim Dung
thì với chừng đó động tác sẽ không còn kịp
thời gian tính nữa. Cái chiêu đâm thẵng đó
nó tới trước khi mình kịp phản công đường
vòng.
Dĩ nhiên, Độc Cô Cửu Kiếm cũng như bất cứ kiếm pháp nào
cũng phải có ưu và khuyết điểm ít hay nhiều
mà thôi. Nếu đêm tối không thấy đường gặp
mấy thằng võ giang hồ đâm chém loạn xạ không
chiêu thức thì rất nguy cho mình cũng như
lúc Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh bị hãm
trong động sám hối tối đen như mực ở Hoa Sơn.
Võ công cao cở nào cũng vô dụng mà thôi chỉ
trừ “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” may ra mới
sống nổi.
|

(kiếm nào cũng thua M16
của hình trên)
Phong Thanh Dương, "Một người thường chưa học võ công bao giờ cầm
kiếm vung loạn lên thì kiến văn người có
rộng đến đâu cũng chẳng thể đoán được nhát
kiếm của họ đâm chỗ nào, chém vào đâu."
Hai lỗ tai của Hiệp Sĩ mù như là tai chó nó có thễ cữ động đễ nghe
được siêu âm thanh ngữi được cái ý (mind)
của đối phương. Ông ta đã đạt được Giác Ngộ,
khai thông thiên nhãn (the third eye) thấy
được quang (ánh sáng và multiple dimensions)
và âm (âm thanh của higher frequencies)
không cần đến nhục nhãn của mình nữa. Cái
nhìn của tuệ nhãn là cái nhìn của chánh pháp
(the truth), cái nhìn của mắt trần là cái
nhìn sai lạc (sân si, mê muội). Đó là giác
ngộ! Nếu Mussashi tái sinh và đọ kiếm với
Hiệp Sĩ Mù thì ông ta có lẻ không cô độc cầu
bại nữa mà cầu thắng cũng không thắng nỗi.
Vậy mà lúc chúng ta ở VN trước 1975, xem
phim Hiệp Sĩ Mù Đại Chiến Độc Thũ Đại Hiệp (Zatoichi
and the One-Armed Swordsman,) hai đại tài tữ
của Nhật và Tàu đánh nhau thì Vương Vũ (đai
nâu Karate, chưa học đánh kiếm ở ngoài đời)
hơn Takeshi Kitano (Đệ Tứ Đẵng Kiếm Đạo
chính tông) một tí. Hình như phim này có 2
versions, phim chiếu cho Nhật thì Hiệp Sĩ Mù
hơn một tí. Sự thật đã chứng minh, kiếm Tàu
cũng như võ Tàu chỉ múa may thì đẹp nhưng
không mấy võ sư nào biết sử dụng hữu hiệu
như Lý Tiễu Long.
Kiếm Nhật được tinh chế rất công phu mất nhiều năm trời. Kiếm
được làm bằng tay từ một cục thép bằng 1/3
viên gạch đập dài, cuộn lại nhiều lớp cho
đến khi trỡ thành một cây trường kiếm, rồi
thì phải toi luyện nhiều lần trong lữa cao
độ... Đa số kiếm cỗ đều đã nếm qua máu người.
Đối với Samurai, "kiếm còn, người còn." Cây
kiếm được coi như là một lá bùa hộ mạng và
được kính trọng tuyệt đối. Không bước qua
thanh kiếm đễ dưới đất, cầm kiếm tay phải
khi tới nhà bạn đễ tỏ cho biết mình không ở
thế tấn công. Lúc gát kiếm - mũi kiếm hướng
vào trong nhà, cán hướng ra đường...Người
bạn muốn xin coi kiếm mình phải cùng quỳ đối
diện. Đưa kiếm mình cho người khác là điều
tối kỵ trừ khi là tin tưỡng vào người đó.
Người nhận cũng phải đỡ 2 tay cung kính đưa
lên trán và lúc rút kiếm ra khõi vỏ đễ xem
cũng phải rút ra từ từ, lưỡi bén hướng về
phía mình chứ không được hướng về phía chũ
kiếm... Đại khái là như vậy, tất cả những
nghi thức đó bây giờ vẫn không thay đỗi. Lúc
chùi kiếm, nhìn từng cái vân của thanh kiếm
rồi từ từ sẽ thấy cái linh khí của kiếm
truyền vào mình; kiếm với mình từ Dualism sẽ
trỡ thành Non-Dualism - kiếm với người là
một. Đó là quốc khí và dân khí của Nhật.
Một người Mỹ bạn nói, "Tao thà rớt mất vài ngón tay đễ chụp
cây kiếm hơn là đễ cây kiếm của tao rớt
xuống đất." Đó là dân khí của Mỹ. Học tới
nơi tới chốn. Học với mục đích để truyền lại
cho đời. Dạy giỏi hơn thầy.
Tại hạ cũng nghĩ như nó. Nhưng đến lúc đó, không biết là mình
có chịu làm "độc thũ đại hiệp" hay nói vậy
chứ không phải vậy? Đó là Nhị Nguyên
(Dualism.)
Kiếm Nhật tuy là kiếm chứ thật xữ dụng như đao của Tàu chém
nhiều hơn đâm. Ai học kiếm đạo của Nhật cũng
biết nguyên lý vô chiêu thắng hữu chiêu, tập
luyện ý, thức và thế hàng ngày tại dojos từ
xưa cho đến bây giờ; chả có gì bí mật cả.
Chú Thích:
Bạn chỉ mới xem được phần đầu của Quỳnh Hoa
Bão Điễn. Cái phần hai dưới đây của Bão Điễn
Quỳnh Hoa là Tịch Tà Kiếm Phỗ. Các bạn muốn
học thì phải tự thiến trước mới được đọc
kinh điễn này.
Lúc tại hạ cướp được cuốn Tịch Tà Kiếm Phỗ của Lâm Bình Chi.
Mỡ ra trang đầu thấy, "Võ Lâm Chí Tôn Dục
Đao Tự Cung" thì quá "hãi" (sợ qúa) không
muốn luyện nên tìm một thằng bạn cho nó thữ
trước. Đó là thằng Đông Phương Bất Bại. Mới
điên thoại nó đễ đòi lại kiếm phỗ thì nó cho
biết, "Lúc tao mỡ ra trang đầu thấy viết,
muốn thành võ lâm chí tôn thì phải cắt cái
nợ đời đó đi. Tao không ngần ngại cắt bõ một
cái xoẹt chãy máu đầm đìa nhưng cũng không
sao. Đến khi lật trang thứ nhì, nó viết [Mà
không thiến cũng không sao.] tao quá tức
giận thãy cuốn Tịch Tà Kiếm Phỗ đó vào lữa.
Lúc nó cháy đến trang cuối cùng thì lữa tắc.
Tao thấy ở trang cuối viết, [Sau khi luyện
xong nó sẽ mọc lại dài ra hơn.] Bây giờ kinh
mất, tật mang! Tao bắt đền mày đó."
|
II.
Tịch Tà Kiếm Phỗ
"Phong
Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung: - Ðáng tiếc là
bọn họ không hiểu rõ chiêu số là phần "tĩnh",
người phát chiêu mới là phần "động". Chiêu
số "tĩnh" phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi
gặp chiêu số "động" liền chịu bó tay thì chỉ
còn đường để mặc người ta chu lục. Vậy ngươi
phải nghĩ luôn luôn đến chữ "động". Học và
xử đều cần hướng đến chiêu số "động" nếu cứ
ỳ ra như cục đất không biết biến hóa thì dù
có thuộc hàng nghìn hàng vạn chiêu số "tĩnh"
mà gặp phải tay cao thủ chân chính là bị họ
phá giải sạch sành sanh.
Phong
Thanh Dương nói tiếp: - Luyện võ và xử chiêu
linh động, mới chỉ là bước đầu. Luyện đến
chỗ ra tay không còn chiêu thức mới tiến vào
trình độ tuyệt luân. Theo người thì những
chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào
phá giải được. Ý nghĩ đó chỉ đúng có một
điểm là chiêu thức dù có cao đến đâu mà để
đối phương tìm thấy đường lối là có thể nhận
kẽ hở phá mình ngay. Còn như đã không có
chiêu thức thì địch nhân phá vào đâu?
Lệnh Hồ
Xung trống ngực đập loạn xạ. Miệng lẩm bẩm:
- Ðã không
chiêu thức thì phá vào đâu? Ðã không chiêu
thức thì phá vào đâu?"
"The real
mark of a champion’s skills is
flexibility of actions while maintaining
a cool head and having an instinctive
understanding of his opponent’s potential
actions and responses. All of which comes
about through dedicated training and
practice not just in the physicality of
fencing itself but also learning from by
observing an opponent. This observation
is not just on the basis of their respective
skills but also through developing an idea
of the opponent’s personality type. Numerous
studies have been done on athlete
personality types and they are well worth
more than a cursory look. Such an
understanding allows a fencer not only to
understand others but also to have an
appreciation of himself with regard to
personal strengths and weaknesses."
Essentials of Fencing Technique, by
Richard Howard.
Những lời
trên chỉ cần tóm tắc trong 4 chữ chính -
quyền biến (vô chiêu, tùy cơ ứng biến)
và quan sát (tri ý - đọc được ý nghĩ
của đối thủ). Kiếm thuật của Tàu vẫn câu nệ
trong chiêu thức. Một bài kiếm có cả trăm
thế hỡ hang và không biết ứng biến
(flexibility of actions.) Một thế bị phá thì
không thễ dùng được các thế kế tiếp được vì
không biết quyền biến tự nhiên.
"Phong
Thanh Dương dạy:
- Nhất
thiết ngươi nên thuận theo tự nhiên, chỗ nào
không làm được thì đừng làm, chỗ nào thôi
thì phải thôi ngay. Nếu không thể cho dính
lại liền thành một xâu cũng bỏ quách. Tóm
lại đừng có chút nào miễn cưỡng."
Khoái đao
của Điền Bá Quang chính là lối đánh của Hiệp
Sĩ Nhật Bản. Tại hạ chưa thấy một ông thầy
dạy kiếm Tàu nào có trình độ và kiến thức về
kiếm ý như Kim Dung. Tiên sinh không biết
một chút võ công chỉ dùng cây bút quèn mà
làm say mê hàng triệu độc gĩa vì tiên sinh
đã ngộ cái lý thuyết cao siêu của võ học và
nhân sinh quan - Không (vô chiêu,
emptiness)!
Một đòn
tấn công kèm theo tiếng Kiai của cao thủ
Nhật thì cở Lệnh Hồ Xung sẻ không còn cái
đầu đễ mà uống rượu, không kịp thì giờ đễ mà
vãi đái trong quần. Điều này đã được chứng
minh khi Nhật xâm chiếm Tàu. Một thằng Nhật
với một cây súng và lưỡi lê có thể giết cả
trăm thằng Tàu. Vì chúng nó quá hèn và sợ
không dám chống lại; thà chết còn hơn chống
lại quân xâm lăng. Không biết chúng nó sợ
cái gì hơn là cái chết? Lúc quân Tàu phù ghẽ
lở và đói rách của Tướng Lư Hán theo chân
Ăng Lê từ Trung Hoa qua tước khí giới của
Nhật ở ViệtNam sau khi Nhật đầu hàng Đồng
Minh vô điều kiện. Quân Nhật xếp hàng hô
giải giới theo nghi lễ quân cách, vậy mà
quân Tàu (phe thắng trận) sợ quá bỏ chạy. Từ
cái mặc cảm tự ty đó nên mới có cái phim tự
tôn - Tinh Võ Môn của Lý Tiễu Long. Nhìn
người mà ngẫm đến ta!
Trên lý
thuyết, cái ông võ sĩ Nhật nầy chưa kịp há
mồm dùng thần công sư tữ hống thì đã ăn một
kiếm của Tây vào cỗ rồi. Kim Dung phải la
lên, "Tịch Tà Kiếm Phỗ! Tịch Tà Kiếm
Phỗ!" Kiếm Tây nhanh gấp 10 lần kiếm
Nhật hơn một 20 lần kiếm Tàu. Mắt ta không
thấy kịp, một phần vì thân kiếm thon nhõ và
nhẹ hơn kiếm Nhật và Tàu. Trong lúc tranh
tài các đấu thủ phải mang áo điện, chấm điễm
bằng máy điện tữ, con mắt nhà nghề của trọng
tài không cách gì mà thấy được ai touché
trước.
Ngược lại
với cách grip của kiếm Nhật. Kiếm Tây cũng
"two finger grip" nhưng mà grip ngón tay trỏ
và ngón tay cái. Ngón giữa, áp út và ngón út
khép lại nhẹ nhàng không trọng không khinh.
Cầm kiếm gentle cứ như là cầm cây kim thiêu
mong manh sợ nó gãy. Nếu cầm đúng cách thì
khi cây kiếm khác gõ nhẹ vào kiếm mình, mình
phải văng (rớt) kiếm.
Lý của
kiếm Tây là "siêu vô thức" vì khi hai đối
thủ so kiếm mình chỉ thấy được cái đầu kiếm
nhỏ như đầu mũi nhang chiếu vào giữa mi tâm
của mình. Cái tuyệt diệu của thế kiếm Tây là
nó không bắt đầu từ vai, khũy tay, cỗ tay
như các loại kiếm khác mà ngược lại một cái
rung nhẹ ở ngón cái và ngón trõ được che dấu
sau cái guard là kiếm đã phóng ra như điện
xẹt không thấy được các phần khác rung động.
Một chiêu bao gồm cả công thũ, liên miên bất
tuyệt trong một thế có cả mấy chục thế "quyền
biến" kế tiếp trong vòng sát na. Cổ tay,
khủy tay, vai, ngay cả toàn thân kiếm sĩ lao
tới như một viên đạn ra khỏi nòng súng nhanh
hơn Đông Phương Bất Bại và d'Artagnan trong
Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thũ (Les Trois
Mousquetaires) ngày xưa nhiều. Lùi cũng
như tiến điều như nhau nhưng "thối tấn" lui
theo thứ tự ngược. Tất cả các động tác đó
như là một, xảy ra trong sát na. Chỉ có quay
ngược video với tộc độ chậm mới thấy được
từng động tác công thủ, tiến thoát của kiếm
sĩ.
Động tác của các fencers này linh ão như
không gian gió thỗi đầy vườn vắng, thoáng
dáng tiên nga nhẹ gót đào, đẹp như Hằng Nga
múa trên nguyệt điện, lẹ như tia chớp, và
công thủ rất kín đáo mới thoáng thấy là đả
mất liền.
Kiếm Tây là kiếm của gentlement
dành cho người quý tộc - apres vous! (xin
mời ngài ra chiêu trước!) cho nên thế đánh
phải thanh nhã và mã thượng như đùa như dỡn.
Nếu đối thũ, tức giận sẽ phạm vào
điều tối kỵ của kiếm pháp. Lệnh Hồ Xung,
Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên, cùng Doanh
Doanh vây đánh không lại Đông Phương Bất Bại.
Tất cả suýt chết vì Đông Phương Bất Bại lúc
nào cũng dịu dàng như con gái, vừa nhu mì
với Dương Liên Đình, vừa ân tình với bạn rồi
bất thần ra tay như điện chớp. Hạ thũ nơi
nào, khi nào không lường trước được. Cho đến
khi Đông Phương Hoành thương tích đầy mình
nhưng vẫn dịu dàng xin tha cho Dương Liên
Đình không được, nỗi giận thí mạng
phạm vào điều tối kỵ cũa kiếm ý nên bị giết
chết. Tuy chết nhưng chữ "Bất Bại" không
chết.
 |

Sau
khi mặt bộ đồ fencing vào, đeo mặt nạ lưới
sắc, từ từ hạ kiếm (foil) chào nhau như
trong film Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thũ. Các
fencers này đã lột xác trở thành hiệp sĩ
thật sự trong giây phút đó. Toàn thân họ
relax từ sợi tóc cho đến ngón chân tưỡng như
là có một luồng chân khí đi từ đầu cho đến
ngón chân, từ vai tới khũy tay, cổ tay rồi
thì tụ lại ngay đầu mũi kiếm. Ngón trõ và
ngón cái nhẹ vô lực, ngón giữa, áp út và
ngón út từ từ khép lại ôm lấy cán kiếm. Mắt
nhìn xuyên thấu mặt đối thủ "with no mind,"
quan sát cá tính đối phương để biết đối thủ
chuyên công hay thủ mà tấn công trước hay
chờ phản công. Kiếm thức chỉ nội trong cái
vòng lớn cở đường kính của trái banh tennis,
cho nên nó rất kín đáo và khó phá được.
Kim Dung đã mượn cái ý đó khi tả Lệnh Hồ
Xung đấu với Xung Hư Đạo Trưởngng của Võ
Đang. Tất cả fencers đều đánh nhau trong cái
vòng nhỏ đó từ trước đến nay chả có gì bí
mật cả.
Chúng ta chưa bao giờ học kiếm Tây nên bị
Kim Dung xạo ke. Tập
đánh kiếm phải mang áo giáp, găng tay. Vì
nón che mặt nên không thấy được mắt đối thủ
làm mất đi một phần tinh túy của “kiếm thức”
nhưng bù lại “chiêu thế” được rèn luyện tinh
vi hơn ngày xưa. Kiếm thuật ngày nay, không
còn là một môn võ nguy hiễm chết người mà đã
trỡ thành một môn thể thao đễ rèn luyện thân,tâm, trí.
"Phong
Thanh Dương lại nói:
- Một
người thường chưa học võ công bao giờ cầm
kiếm vung loạn lên thì kiến văn người có
rộng đến đâu cũng chẳng thể đoán được nhát
kiếm của họ đâm chỗ nào, chém vào đâu. Dù là
tay kiếm thuật tinh thâm rất mực cũng không
phá nổi chiêu thức của họ, vì họ chẳng có
chiêu thức chi hết. Hai chữ "phá chiêu"
thành ra vô nghĩa. Có điều kẻ không học võ
công mà không hiểu chiêu thức tất bị người
ta đánh ngã một cách dễ dàng. Còn những tay
kiếm thuật chân chính vào thượng thặng mà
không chiêu số thì kiềm chế được người mà
không để cho ai kiềm chế mình.
Lão lượm
một khúc xương đùi người chết lên cầm một
đầu giơ ra trước mặt Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Bây giờ
ngươi phá chiêu này bằng cách nào?
Lệnh Hồ
Xung không biết đó là chiêu thức gì, ngơ
ngác đáp:
- Ðây
không phải là chiêu thức nên đồ tôn không
phá giải được.
Phong
Thanh Dương tủm tỉm cười nói:
- Chính là
thế đó. Nếu địch nhân sử binh khí hay động
quyền cước thành chiêu thức, thì ngươi chỉ
cần biết cách phá giải là ra tay phá chiêu
thắng địch được ngay.
Lệnh Hồ
Xung hỏi:
- Nếu địch
nhân không có chiêu thức thì sao?
Phong
Thanh Dương đáp:
- Ấy đó!
Ta muốn nói: Ðối phương cũng là tay cao thủ
hạng nhất. Cả hai bên tùy ý muốn đánh cách
nào cũng được, chưa nhất định ai hơn ai kém..."
Bruce Lee
(Lý Tiễu Long) học cái tấn và movements của
fencing mà ra. Bruce Lee còn học cái dance
của Mohamed Ali vì anh ta biết có một ngày
anh ta sẽ đấu với Ali. Bruce thường coi phim
Ali's fights và danced theo bướt chân của
Ali. Tuy nhiên không biết Lý Tiễu Long có
biết cái đấm của Boxing là cái đấm của Tịch
Tà Kiếm Phổ không? Người nào bị nếm thử rồi
mới biết nó nựng dễ thương tới cỡ nào. Cái
jab cũa boxing nó nhanh hơn chớp mắt. Nó là
tỗng hợp của vô chiêu, Độc Cô Cữu Kiếm và
Tịch Tà Kiếm Phỗ - kiếm là quyền, quyền
là kiếm. Nội lực (energy) được tiết kiệm
tối đa và xuất phát tùy tâm. Đánh Boxing mà
không mang găng tay thì mình gãy tay vì nắm
tay hờ hững, không nắm chặc lại như Không
Thủ Đạo. Tuy vậy cái thằng ăn đấm cũng bễ
não vì nó là "cách sơn đã ngưu." Mục tiêu
của cái đấm đó sau target 9 inches, dùng bắp
thịt sau lưng (punching muscles.) Trúng rồi
thì quả đấm chặc lại đồng thời nội kình mới
nhã ra liên miên bất tuyệt. Chưa trúng mục
tiêu thì nhanh như điện nhưng không có nội
lực. Trúng rồi thì nó bám theo mình như mãn
hoa thiên vũ cho đến khi mình KO. Boxing
trained by seconds but in minutes. Võ sĩ
đánh boxing như là Samurai chỉ có gục chứ
không chạy. Họ không sợ đau vì đả ăn đòn
quen rồi trong lúc tập.
Chỉ có "borned
fighter" mới lên đài được còn ba cái thứ
studio arts như Karate, Tae Kwon Do,Võ Tàu...thì
vứt đi. Tập đễ lên đài như Muay Thai (Võ
Thái Lan), Boxing, Đô Vật, UFC...nó không lè
phè như tập mấy cái Martial Arts con nít
khác. Không thể dạy con gà nuốt dây thun,
hay con vịt đẹt thành con cọp. Nó phãi là
con cọp mạnh nhất trong rừng được rèn luyện
kỹ càng mới thượng đài được. Võ đài là nơi
long tranh hỗ đấu.
"Vị thái
sư thúc tổ này hồi còn ít tuổi chắc cũng
giống tính mình, chẳng biết sợ trời đất là
gì, muốn thế nào là làm thế. Lúc lão gia dậy
mình kiếm pháp đã bảo: "Ngươi xử kiếm
pháp chứ không phải kiếm pháp xử người"
tức là con người sống động mà kiếm pháp là
phần tĩnh. Người sống động chẳng thể để cho
kiếm pháp tử tĩnh ràng buộc. Lý thuyết này
thật đúng quá! Vậy mà sư phụ không nói thế
bao giờ?" Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung.
Tóm lại,
tất cả chúng ta đang dùng kiếm ý
(tĩnh, động) trong cuộc sống hàng
ngày nhưng vì bị cái ma tâm, khỗ
nghiệp (karma, suffering)
ràng buộc (bị tâm viên ý mã và
ngũ uẩn xử dụng và chi phối) nên "chưa
ngộ" được cái Không
(emptiness, vô chiêu) đó mà thôi.
"Sắc tất thị không, không tất thị sắc"(vô
chiêu, hữu chiêu.)
Phật dạy,
"Đừng vội tin những gì ta nói!"
hay là "Thấy
vậy chứ không phãi vậy!" (Le
huy Tru)
Note:
Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung hơn 5000
chữ của Độc Cô Cữu Kiếm bài viết này cũng
ngẫu nghiên viết trên 5000 chữ.
References:
Zatoichi
and the One-Armed Swordsman,
also known as Zatoichi Meets the
One-Armed Swordsman, is a
1971
Hong Kong
and
Japanese
wuxia/chambara
crossover
film directed by Chinese film director
Hsu Tseng Hung
and Japanese film director
Kimiyoshi Yasuda.
The film stars
Jimmy Wang Yu
as the "One-Armed
Swordsman" Wang Gang and
Shintaro Katsu
as the blind masseur
Zatoichi.
This film is a crossover of the One-Armed
Swordsman and Zatoichi film
series.
http://en.wikipedia.org/wiki/Takeshi_Kitano
Essentials
of Fencing Technique,
Richard Howard.
Tiếu Ngạo
Giang Hồ, Kim Dung
|